Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Trung tâm Tư vấn Y khoa,
Nổi mề đay khi mang thai và sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Một số trường hợp có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, không ít các trường hợp nổi mề đay do bệnh da liễu hoặc do chức năng gan suy yếu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nổi mề đay và
sẩn ngứa là tình trạng trên da xuất hiện những nốt sần nhỏ, phát ban có màu hồng hoặc đỏ, những nốt sần này tập hợp lại như mề đay và chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt là vùng rốn, có thể lan tới các khu vực khác như đùi, tay, chân… Đối với các trường hợp bệnh nặng và phức tạp có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như phù mạch, nhiễm trùng da, khó thở, đau họng sốc phản vệ, sinh non hoặc sảy thai.
Mề đay khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thai nhi chậm phát triển, dễ bị dị tật như hở hàm ếch, dị tật ở mắt, hệ thần kinh… mề đay còn có tính di truyền nên khả năng em bé sau này sẽ bị nổi mề đay cao hơn những đứa trẻ khác.
Nổi mề đay ở phụ nữ mang thai có thể do một số nguyên nhân như:
- Thay đổi nội tiết tố: Trong quá trình mang thai, sự sản xuất và kích thích của nội tiết tố nhau thai có thể làm tăng nồng độ estrogen, progesterone trong huyết tương. Điều này làm thay đổi hệ thống lông, tóc, móng làm tăng kích thích tế bào hắc tố, giai tăng sản xuất proopiomelanocortin và dễ gây nổi mề đay, mẩn ngứa da.
-
Sử dụng thực phẩm chức năng hoặc dùng thuốc điều trị bệnh: Việc tăng cường bổ sung sắt, canxi, thuốc bổ, tiêm vắc xin hoặc dùng thuốc trong thời gian mang thai có thể gây tác dụng phụ
nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy. Do đó, các mẹ bầu lưu ý dùng thực phẩm chức năng hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Đây là nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai thường gặp, do đó phụ nữ mang thai cần chú ý giữ ấm hoặc làm mát cơ thể khi thời tiết thay đổi.
- Tiếp xúc với các dị nguyên: Phụ nữ mang thai tiếp xúc với bụi phấn, khói bụi, lông động vật, hóa chất dễ gây kích ứng, nổi mề đay trên da.
- Dị ứng với thực phẩm: Mẹ bầu ăn các loại hải sản như tôm, cua, mực… hoặc các thực phẩm như lạc, hạnh nhân… cũng có thể gây nổi mề đay.
Ngoài ra, một số phụ nữ mang thai bị suy giảm chức năng gan khiến độc tố không được đào thải ra ngoài cơ thể, tích tụ dưới da và có thể gây ra triệu chứng khó chịu như mề đay, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, đau tức hạ sườn phải, cơ thể thường xuyên mệt mỏi…
Nổi mề đay khi mang thai và sinh con ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sức khỏe của người mẹ.
Nổi mề đay sau sinh do đâu và có nguy hiểm không?
Nổi mề đay sau sinh là do hệ thống miễn dịch của cơ thể xuất hiện những phản ứng “thái quá” với những dị nguyên làm cơ thể sinh ra chất histamin và gây ra tình trạng mề đay, mẩn ngứa. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay sau sinh:
- Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng tới hệ miễn dịch làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây dị ứng và gây nổi mề đay.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Sau sinh, nhiều người ăn uống kiêng khem kết hợp với việc thường xuyên thức khuya chăm trẻ khiến người mẹ bị mất cân bằng dinh dưỡng và dễ dẫn đến hiện tượng mẩn ngứa, mề đay.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, huyết thanh có thể gây nổi mề đay.
- Ăn một số thực phẩm gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng…
- Thay đổi thời tiết cũng khiến da bị dị ứng và nổi nhiều mề đay.
Cũng giống với nổi mề đay khi mang thai, sau sinh nếu chức năng gan người mẹ suy yếu, khiến độc tố tích tụ ở gan và trên cơ thể cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay và mẩn ngứa.
Mề đay sau sinh kéo dài dai dẳng, gây ngứa nhiều dẫn tới mất ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Hiếm hơn, mề đay nói chung có thể biến chứng thành phù mạch, suy hô hấp, khó thở, co thắt thanh quản nếu không xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
Do đó, khi mang thai hoặc sau sinh chị gặp phải hiện tượng nổi mề đay kéo dài nên đến các sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn.
Các bác sĩ chuyên khoa còn đưa ra lời khuyên, thai phụ và sản phụ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc thoa hoặc thuốc uống để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, không tự ý thực hiện các phương pháp theo kinh nghiệm dân gian tại nhà vì chưa được khoa học kiểm chứng về tính hiệu quả và độ an toàn.
Ngoài ra, để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của tình trạng nổi mề đay khi mang thai và sau sinh chị cần tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, mỹ phẩm), giữ vệ sinh cá nhân và tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, lựa chọn quần áo vải cotton mềm mại, dễ chịu…
Nếu kết quả đi khám cho thấy tình trạng nổi mề đay của chị có liên quan đến gan mật thì sau khi ngưng cho con bú, chị có thể sử dụng sản phẩm tăng cường chống độc, bảo vệ gan với thành phần được kiểm chứng về hiệu quả và an toàn để cải thiện tận gốc tình trạng da nổi mề đay. Hewel với sự kết hợp của Wasabia và S.Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan, giúp giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe.
Ý kiến bạn đọc