Chào chuyên gia, chồng tôi năm nay 37 tuổi, ba và các anh em trong nhà thường có thói quen uống rượu trong mỗi bữa cơm. Vài năm gần đây tôi thấy chồng tôi có vẻ nghiện rượu, ngày nào không có rượu thì thấy rất khó chịu. Một ngày uống 2 xị (gần nửa lít). Chồng tôi có đi khám thì chuyên gia nói bị gan nhiễm mỡ độ 2. Cho tôi hỏi cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 nên uống thuốc gì và ăn uống như thể nào để bệnh mau khỏi ạ.

(Thanh Đào, 34 tuổi, Đồng Nai)

Chào chuyên gia, chồng tôi năm nay 37 tuổi, ba và các anh em trong nhà thường có thói quen uống rượu trong mỗi bữa cơm. Vài năm gần đây tôi thấy chồng tôi có vẻ nghiện rượu, ngày nào không có rượu thì thấy rất khó chịu. Một ngày uống 2 xị (gần nửa lít). Chồng tôi có đi khám thì chuyên gia nói bị gan nhiễm mỡ độ 2. Cho tôi hỏi cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 nên uống thuốc gì và ăn uống như thể nào để bệnh mau khỏi ạ.

(Thanh Đào, 34 tuổi, Đồng Nai)

Trung Tâm Tư Vấn Y Khoa :
Chào chị Thanh Đào,
 
Theo như chị nói, chồng chị hiện có dấu hiệu nghiện rượu nặng. Một ngày uống gần 500 ml rượu là rất nhiều. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IRAC), không nên uống quá 2 đơn vị cồn một ngày. Một đơn vị cồn của Tổ chức Y tế Thế giới bằng một ly rượu vang 100ml, hoặc một chén rượu mạnh 30ml.
 
Chất cồn trong rượu bia một mặt hại khiến tế bào Kupffer làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, gây mỡ hóa tế bào gan. Mặt khác, do chất cồn  thúc đẩy  độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan làm tế bào Kupffer lại bị kích hoạt quá mức sản xuất các chất gây viêm, gây hoại tử tế bào gan. Chị có nói chồng chị có thể bị gan nhiễm mỡ độ 2 nhưng để biết chính xác tình trạng gan và mức độ tổn thương gan hiện nay, cần phải đến bệnh viện để làm xét nghiệm, siêu âm từ đó tìm ra cách cải thiện hợp lý. Nếu chậm trễ, tình trạng gan nhiễm mỡ do rượu bia có thể diễn tiến rất nhanh sang các giai đoạn khác như xơ gan, ung thư gan.
 
Đối với việc cải thiện gan nhiễm mỡ do rượu, phương pháp đầu tiên là cần cai rượu để tránh khả năng bệnh tiến triển đến xơ gan và ung thư gan. Tuy nhiên, việc cai rượu ở bệnh nhân nghiện rượu cần theo dõi kỹ vì hội chứng cai nghiện rượu có thể gây cảm giác bồn chồn, lo lắng, run giật, đổ mồ hôi, mất ngủ, và trong vài trường hợp có ảo thị, tăng nhịp mạch và huyết áp.
 
Hiện nay, chưa có thuốc cải thiện gan nhiễm mỡ. Vì vậy, bên cạnh cai rượu, chồng chị cũng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất và chia nhỏ bữa ăn để tránh tạo gánh nặng cho gan.
Nhìn chung, gan nhiễm mỡ ở bệnh nhân nghiện rượu thường là một bệnh có thể hồi phục và chậm tiến triển nếu ngưng uống rượu có chế độ dinh dưỡng tốt và có thể sử dụng sản phẩm bảo vệ gan, tăng cường giải độc, chủ động chống độc để kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả. 
 
 
Trung tâm Tư vấn Y khoa - Công ty CPDP ECO
Để được tư vấn sức khỏe và đặt hàng, vui lòng liên hệ hotline 1800 556 889 (miễn cước).
 

Ý kiến bạn đọc



Gửi câu hỏi


hewel popup 2023