Chào Mai Anh! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Trung tâm Tư vấn Y khoa - CTCP Dược phẩm ECO. Về thắc mắc của bạn cũng như những bạn đọc có mối bận tâm chung liên quan đến vấn đề viêm gan B khi mang thai, những câu hỏi liên quan đến viêm gan B trong thai kì được giải đáp như sau:
Mẹ bị viêm gan B có truyền sang cho thai nhi không?
Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus HBV gây ra, với phụ nữ mang thai khả năng lây truyền từ mẹ sang con là rất cao. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì tỉ lệ lây nhiễm virus viêm gan siêu vi B từ mẹ sang thai nhi phụ thuộc vào tình trạng
nhiễm siêu vi viêm gan B của người bệnh. Nếu virus đang hoạt động mạnh, tỉ lệ lây sang em bé là từ trên 50% đến 90%. Nếu virus phát triển và sinh sản kém thì tỉ lệ lây không cao, khoảng 30%. Trong trường hợp virus ở dạng không hoạt động thì tỉ lệ lây nhiễm thấp đi rất nhiều, có thể dưới 10%.
Viêm gan B khi mang thai là nỗi lo lắng của nhiều người
Ngoài ra, tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con cũng tùy thời điểm người mẹ bị mắc bệnh. Cụ thể, nếu mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%, nếu mắc trong ba tháng giữa thai kỳ là 10% và rơi vào ba tháng cuối thai kỳ là 60-70%.
Vì vậy, mẹ bầu khi đi khám thai phát hiện viêm gan B nên đi xét nghiệm để đánh giá chính xác tình trạng bệnh, mức độ tổn thương gan và tải lượng virus viêm gan B (HBV-DNA) để có hướng hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả. Nếu có cách hỗ trợ phòng ngừa, em bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.
Viêm gan B ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi là điều bận tâm của hầu hết chị em không may nhiễm virus viêm gan B trong thai kì. Tuy nhiên, mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến con trong trường hợp mẹ nhiễm virus HBV trước khi mang thai nhưng không biết, không có biện pháp ngăn ngừa lây truyền trong và sau khi sinh, trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh lên đến khoảng 90%. Và trong số này khi trưởng thành sẽ có khoảng 50% diễn tiến thành suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Virus viêm gan B sống chủ yếu trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu, không truyền qua nhau thai, nên không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi như virus rubella hay thuỷ đậu. Chỉ khi nào tình trạng người mẹ nhiễm virus viêm gan B với tải lượng virus cao trong máu, diễn tiến bệnh cấp tính vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh non, chuyển dạ sớm, xuất huyết trước sinh.
Virus HBV không gây dị tật ở thai nhi
Mẹ bị viêm gan B có nên sinh con?
Nhiều chị em đang mang thai hoặc có kế hoạch sinh con thường hoang mang, lo lắng bệnh viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hoặc Bị bệnh viêm gan B có nên sinh con? Câu trả lời từ các chuyên gia là phụ nữ viêm gan B hoàn toàn có thể mang thai, sinh con bình thường.
Mặc dù viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, mẹ nhiễm viêm gan B mang thai có thể lây nhiễm cho con nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì vẫn an toàn, không lây truyền sang con. Trong trường hợp, bạn có dự định mang thai nhưng mắc viêm gan B hãy tham vấn với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và hướng dẫn cụ thể.
Những điều mẹ viêm gan B khi mang thai cần lưu ý
Để bảo vệ tốt nhất cho bản thân và thai nhi, mẹ bầu dù nhiễm viêm gan B trước hay trong thai kì cũng cần báo với bác sĩ chuyên khoa đầy đủ thông tin: lịch sử nhiễm bệnh, quá trình điều trị, thời gian uống thuốc, tiền sử gia đình có ai mắc bệnh gan không... để được theo dõi, đồng thời đưa những biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.
Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ là điều mẹ bầu bị viêm gan B cần thực hiện để có một thai kỳ khỏe mạnh
Khi mang thai cơ thể sẽ yếu hơn lúc bình thường, nhất là mẹ nhiễm viêm gan B mang thai sẽ càng yếu hơn nên thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng, giữ tinh thần thoải mái. Đồng thời, cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, không nên quá kiêng cữ quá mức.
Nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực tiết mật cùng một lúc trong thời gian dài cho gan. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng cường vitamin cho cơ thể (>400g/ngày).
Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, rượu bia, cà phê… những thực phẩm này khi đưa vào cơ thể sẽ làm cho gan làm việc vất vả hơn, càng trở nên mệt mỏi, suy yếu thêm.
Nên tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sau sinh trong vòng một giờ
Với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus viêm gan B, trong vòng một giờ sau sinh buộc phải tiêm liều
vaccine viêm gan B đầu tiên và một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Trong vòng 6 tháng kế tiếp sẽ tiêm 2 liều tiếp theo của vaccine. Sau khi hoàn thành loạt chủng ngừa sẽ được xét nghiệm kiểm tra virus viêm gan B.
Có thể thấy,
tác hại của viêm gan B đối với phụ nữ đang mang thai là không nhỏ. Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn, phụ nữ trước khi mang thai hãy chủ động tiêm chủng vaccine viêm gan B và chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng đảm nhận thiên chức làm mẹ.
Xem thêm:
Ý kiến bạn đọc