Viêm gan B không có tác nhân Delta là gì?

09:09 29/09/2020

Khá nhiều người bệnh viêm gan B được chẩn đoán viêm gan B mãn tính không có tác nhân Delta, nhưng không hiểu là gì và không biết rằng bệnh có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Vậy mọi người cần hiểu viêm gan B mạn tính không có tác nhân Delta là gì? Cách phòng ngừa và điều trị ra sao? Đừng bỏ qua những chia sẻ trong nội dung dưới đây.

Hiểu về bệnh viêm gan virus B không có tác nhân Delta

Trước tiên, để hiểu về bệnh viêm gan B mạn tính không có tác nhân Delta, người bệnh cần phải biết bệnh Viêm gan Delta là gì?

bác sĩ Điềm Viêm gan Delta hay còn gọi là viêm gan D, bệnh do Hepatitis D virus (HDV) gây ra. Một điều khá đặc biệt là HDV luôn đồng nhiễm với HBV (Hepatitis B virus) hoặc bội nhiễm trên bệnh nhân có HBsAg (+). Điều này cho thấy, người bệnh hoàn toàn có thể bị nhiễm viêm gan siêu vi B và D cùng một lúc.

TTND Lê Văn Điềm

Cũng tương tự như cách lây truyền của viêm gan B, viêm gan D lây truyền từ người này sang người khác thông qua sự tiếp xúc với máu, các chế phẩm từ máu và quan hệ tình dục không an toàn.

hepatitis d virus

Hepatitis D virus (HDV) là nguyên nhân gây bệnh viêm gan D

Viêm gan B mạn tính không có tác nhân Delta là gì?

Viêm gan B mạn không có tác nhân Delta là bệnh viêm gan B mạn tính ở mức đơn thuần, không đồng nhiễm với virus viêm gan D. Điều này có nghĩa mức độ nguy hiểm của bệnh cũng thấp hơn, khả năng phục hồi cao hơn so với những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B mạn tính có tác nhân Delta.

Tuy nhiên, khi bệnh đã ở giai đoạn mạn tính, chức năng gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng theo thời gian, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà cần điều trị tích cực. Đồng thời có biện pháp phòng ngừa biến chứng, tránh mắc thêm virus viêm gan D và lây bệnh cho cộng đồng.

viêm gan d

Xơ gan – một trong những biến chứng nguy hiểm do viêm gan B mạn tính gây ra

Biểu hiện của bệnh viêm gan B mạn tính không có tác nhân Delta

Viêm gan B mạn tính không có tác nhân Delta là khi virus viêm gan đã tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng. Giai đoạn của viêm gan B mạn tính tiềm ẩn thường kéo dài rất lâu, triệu chứng của bệnh cũng rất ít nên thường khó nhận biết, đa số phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, hiến máu, khám thai kỳ… Nhưng nếu người bệnh chú ý sức khỏe sẽ thấy những thay đổi, biểu hiện bệnh như:

  • Sốt nhẹ, thường vào buổi chiều.
  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng khó tiêu.
  • Cơ thể mệt mỏi, kém tập trung.
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Khi tình trạng suy tế bào gan chức năng gan suy giảm, sắc tố bilirubin không được chuyển hóa mà bị tích tụ dưới da gây vàng da. Bệnh càng nặng màu sắc của da càng chuyển vàng hơn, thậm chí vàng mắt, vàng móng.

viêm gan mạn tính không có delta

Chẩn đoán viêm gan B không có tác nhân Delta

Để chẩn đoán viêm gan B mạn tính không có tác nhân Delta một cách chính xác không chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà cần phải thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra viêm gan B và viêm gan D. Do đó, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chỉ định xét nghiệm, kiểm tra phù hợp.

Cách điều trị bệnh viêm gan B mạn tính không có tác nhân Delta

Theo báo Sức Khỏe & Đời Sống, có đến 90% những người bị nhiễm virus viêm gan có thể tự khỏi sau 6 tháng, 5% nhiễm virus viêm gan B ở thể không hoạt động và 5% còn lại chuyển sang bệnh viêm gan B mạn tính.

Việc điều trị viêm gan B mạn tính nói chung, viêm gan B mạn không có tác nhân Delta đến nay chủ yếu là dùng thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B đường uống và thuốc tiêm interferon có tác dụng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt virus và các tế bào bị virus xâm nhập.

Điều trị viêm gan B mạn tính là một quá trình điều trị lâu dài, có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng và cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần phải tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc, không tự ý bỏ ngang để tránh tạo ra các chủng virus kháng thuốc.

Cách phòng chống viêm gan B mạn tính không có tác nhân Delta

Viêm gan B mạn tính là một trong những căn bệnh mà chúng ta không thể chủ quan, bởi bệnh có thể tiến triển thành xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị kịp thời. Nhưng rất may cho chúng ta là có thể phòng ngừa viêm gan B bằng vaccine. Không chỉ vậy, tiêm ngừa viêm gan B có thể đồng thời phòng được nguy cơ lây nhiễm viêm gan D, bởi đặc điểm của virus viêm gan Delta có vỏ bọc là HBsAg.

tiêm phòng tại vnvc

Tiêm chủng vaccine viêm gan B là cách phòng bệnh hữu hiệu (Ảnh cung cấp: Hệ thống tiêm chủng VNVC)

Chế độ dinh dưỡng đủ chất, đa dạng các nhóm thực phẩm như: rau, củ, quả, ngũ cốc, thịt, cá và trứng,… sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, vận động ít nhất 30 phút/ngày giúp nâng cao sức khỏe tổng trạng, tăng sức đề kháng cũng là cách phòng ngừa bệnh tật trong đó có các bệnh về gan.

Ngoài ra, để bảo vệ gan bạn nên hạn chế sử dụng muối (mỗi ngày không dùng quá 5g), hạn chế các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, bia rượu (một ngày không nên vượt quá 2 đơn vị cồn với nam giới, 1 đơn vị cồn đối với nữ giới. 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 lon bia 330ml (5%), 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%)).

Kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức giúp bảo vệ gan tối ưu, giảm nguy cơ viêm gan

Song song với việc tiêm chủng vaccine, chăm sóc sức khỏe, để bảo vệ gan tốt hơn mỗi chúng ta cần chủ động tăng cường khả năng chống độc cho gan, bổ sung các dưỡng chất giúp kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức, giữ cho gan luôn được sự khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm gan.

tăng cường chống độc hewel

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện 2 tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên (có trong HEWEL) có khả năng kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer, giúp tăng khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (vi sinh vật, hóa chất, thuốc điều trị…),…

Hiệu quả của Wasabia và S. Marianum đã được kiểm chứng bằng nhiều công trình nghiên cứu tại các trường Đại học Tsukuba (Nhật), Pavia (Ý) và Bệnh viện Đại học Regensburg (Đức). Kết quả cho thấy, hai tinh chất này giúp kiểm soát tế bào Kupffer, chỉ sau 6 tuần đã giảm trên 50% các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin…, nhờ đó giảm quá trình viêm và tổn thương gan, giảm sản xuất các thành phần mô sợi gây xơ hóa gan.

Bên cạnh đó, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần Nrf2 – protein chỉ sau 6 giờ, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư tổn, hỗ trợ phòng tránh tăng men gan viêm gan từ gốc.

Qua những thông tin chia sẻ ở trên, hy vọng mọi người có thể phần nào hiểu hơn về bệnh bệnh viêm gan B không có tác nhân Delta để chủ động phòng tránh bệnh sớm, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Hoài Ân

 

Đánh giá bài viết
08:45 18/09/2023
Tác Giả: Đội Ngũ Hewel - Eco Pharma

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không? [Bật mí sự thật]

Virus viêm gan C (HCV) có thể gây ra tình trạng viêm gan cấp tính và mãn tính, làm tổn thương tế bào gan và dẫn đến sự hình thành các mảng xơ ở mô gan. Vậy viêm gan C có lây qua đường nước bọt không và có những...
Chi tiết

10 biến chứng viêm gan phổ biến – Bệnh có nguy hiểm không?

Biến chứng viêm gan không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì thế, phát hiện và điều trị sớm viêm gan là việc hết sức cần thiết. Bệnh viêm gan có nguy hiểm không? Viêm gan là tình trạng các...
Chi tiết

Người mắc bệnh viêm gan B có nên uống nước cam không?

Nước cam rất giàu vitamin và dưỡng chất, có công dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa, giải độc cơ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào uống nước cam cũng tốt và không phải ai cũng phù hợp để thưởng thức nước cam. Vậy...
Chi tiết

Viêm gan tự miễn: Triệu chứng, nguyên nhân và chẩn đoán

Viêm gan tự miễn là bệnh viêm gan tính mãn tính, chưa xác định được nguyên nhân. Đáng lo ngại hơn, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến xơ gan và suy gan. Vì vậy, hiểu rõ các vấn đề liên quan đến bệnh để thăm...
Chi tiết

Bị bệnh viêm gan B nên uống nước gì để tình trạng tiến triển tốt?

Đối với người bệnh viêm gan siêu vi B, chế độ sinh hoạt và ăn uống giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Hơn hết, việc điều trị viêm gan B thường kéo dài cả đời nên người bệnh cần chăm sóc gan đúng cách để...
Chi tiết

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết