Bạn có biết những dấu hiệu của bệnh viêm gan A?

26-10-2020

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Thói quen ăn uống chung đụng; ăn vỉa hè, hàng quán, không hợp vệ sinh… tưởng chừng vô hại nhưng đây lại là “con đường tắt” lây nhiễm virus viêm gan A. Mặc dù virus viêm gan A khi xâm nhập vào cơ thể có thể bị đào thải ra ngoài nhưng không ít trường hợp bệnh bùng phát gây nguy hiểm đến sức khỏe, do đó không nên làm ngơ trước các dấu hiệu bị viêm gan A.

Bệnh viêm gan A đến từ đâu?

Viêm gan A hay còn gọi là viêm gan siêu vi A, bệnh do virus Hepatitis A gây ra. Virus viêm gan A được tìm thấy nhiều nhất trong phân, ngoài ra còn hiện diện trong nước bọt, nước tiểu của người bệnh. Những người sống cùng một gia đình hoặc một khu vực có thể bị nhiễm virus từ người bệnh nếu việc vệ sinh không được đảm bảo, uống nước nhiễm phân chứa virus,…

Virus viêm gan A sau khi đi vào cơ thể sẽ theo đường máu đến gan, hầu hết người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn và có được miễn dịch với bệnh suốt đời sau khi nhiễm virus viêm gan A. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đặt biệt bệnh bùng phát gây suy gan, đe dọa đến tính mạng.

nước nhiễm virus viêm gan A

Uống nước nhiễm phân chứa virus viêm gan A có thể bị lây nhiễm bệnh

Những đối tượng dễ nhiễm bệnh viêm gan A

Bệnh viêm gan A rất dễ lây truyền thông qua con đường tiếp xúc hằng ngày như ăn thức ăn hoặc uống nước có nhiễm phân có chứa virus. Vì vậy, môi trường, nguồn nước, tình trạng vệ sinh là những yếu tố quan trọng có liên quan đến việc lây truyền bệnh. Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm gan A có thể kể đến như:

  • Người sống trong khu vực có tiêu chuẩn vệ sinh kém, chất lượng môi trường thấp. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 90% trẻ em sống ở các quốc gia có chất lượng vệ sinh kém sẽ mắc bệnh viêm gan A khi 10 tuổi.
  • Trong gia đình có người bị nhiễm virus viêm gan A và có thói quen ăn uống chung, dùng chung chén bát, chai lọ đựng nước, bàn chải đánh răng,… với nhau.
  • Không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng thực phẩm bẩn, nguồn nước kém vệ sinh.
  • Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn với người đang nhiễm virus.

Dấu hiệu bệnh viêm gan A như thế nào?

Các dấu hiệu viêm gan A thường xuất hiện trong khoảng sau 2 – 6 tuần nhiễm virus và không phải người bệnh nào cũng có dấu hiệu viêm gan A. Giống như bệnh viêm gan siêu vi B, C, D, E triệu chứng bệnh viêm gan siêu vi A thường không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về gan khác, nhưng nếu để ý quan sát người bệnh sẽ thấy dấu hiệu bệnh thông những thay đổi của cơ thể như:

dấu hiệu viêm gan A

Thường xuyên sốt nhẹ vào một thời điểm nhất định có thể là dấu hiệu bệnh viêm gan A

  • Toàn thân khó chịu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
  • Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không thấy ngon, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón…
  • Cơ thể thường xuyên sốt nhẹ vào một khoảng thời gian nhất định.
  • Ngứa da, mụn nhọt
  • Vàng da: vàng da là dấu hiệu phổ biến ở hầu hết bệnh liên quan đến gan, tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp người bệnh đều có dấu hiệu này, nhất là với trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Vàng tròng mắt
  • Khi đi tiểu nước có màu sậm
  • Đau bụng bên phải phía dưới xương sườn

Ngoài ra, ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi) khi bị bệnh viêm gan A ở giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh có thể có các biểu hiện như: Da bầm tím, chảy máu tự phát, chức năng gan kém, da mắt vàng nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho người bệnh: Nếu quan sát thấy cơ thể có từ 3 – 4 dấu hiệu trên hãy chủ động đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan sớm, điều trị kịp thời nếu phát hiện bất thường.

Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa viêm gan A hiệu quả

Hiện nay, viêm gan A vẫn chưa có thuốc hỗ trợ cải thiện đặc hiệu nhưng chúng ta có thể phòng tránh được bệnh bằng cách chủ động tiêm chủng vaccine ngừa virus viêm gan siêu vi A và tự làm giảm nguy cơ cho bản thân bằng những biện pháp phòng ngừa cơ bản:

tiêm vắc xin viêm gan A

Tiêm chủng vaccine viêm gan A là cách phòng bệnh hữu hiệu (Ảnh: Hệ thống Tiêm chủng cho Trẻ em & Người lớn VNVC)

  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Chọn mua thực phẩm tại nơi uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ và đừng quên rửa sạch rau quả trước khi ăn.
  • Cần hạn chế ăn các món ăn tái sống, thịt cá chưa được nấu chín.
  • Không nên uống nước lạnh, nước ao, hồ,… nên uống nước đã qua đun sôi.
  • Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người bệnh viêm gan A.
  • Nên tìm hiểu về địa điểm du lịch trước khi đến, nếu quốc gia bạn đến là vùng có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan A hãy tiêm ngừa vaccine phòng viêm gan A 1 tháng trước khi đi.

Ngoài việc tiêm chủng vaccine, giữ vệ sinh ăn uống,… bạn cần chủ động bổ sung thêm các dưỡng chất quý như Wasabia và S. Marianum để tăng cường khả năng chống độc, khử độc của gan, phục hồi và tái tạo các tế bào gan hư hại, gia tăng sức đề kháng cho gan, từ đó hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về gan hiệu quả.

Nguyên Tường

 

Đánh giá bài viết
18-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết

4 cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả và đúng khoa học

Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, khoảng 296 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính, với 1,5 triệu ca nhiễm mới...
Chi tiết

Viêm gan B thể ngủ: Nguyên nhân, xét nghiệm và cách điều trị

Viêm gan B thể ngủ là một thể virus viêm gan B ở dạng ngủ, không hoạt động. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan vì bệnh có thể trỗi dậy bất cứ khi nào khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút. 
Chi tiết

Viêm gan B cấp tính: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B, chúng thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn mãn tính với các triệu chứng nặng như xơ gan, ung thư gan. 
Chi tiết

Bị viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn không và cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống của người viêm gan B là vấn đề quan tâm của rất nhiều người. Trong đó, có thắc mắc viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn hay không và cần lưu ý gì. Những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết...
Chi tiết

7 cách phòng ngừa viêm gan siêu vi hiệu quả, chuẩn an toàn

Viêm gan siêu vi là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng gan và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước...
Chi tiết