Chưa bao giờ nỗi sợ thực phẩm bẩn lại nóng như thế này ở Việt Nam, các mẹ đi chợ không biết phải mua gì bởi ăn thịt heo thì sợ chất siêu nạc, ăn cá thì nhiễm độc, thịt gia cầm thì hôi thối để đông lạnh, rau thì phun thuốc trừ sâu…. Dù thế, nhưng vẫn phải đi chợ chăm sóc bữa ăn gia đình. Vậy làm sao bảo vệ sức khỏe của gia đình và người thân trước nỗi lo “ăn gì cũng sợ ung thư”?
Gan là cơ quan bị tổn thương nhất khi ăn thực phẩm bẩn
Vấn đề thực phẩm bẩn gây ung thư được chia sẻ rất rộng rãi trên báo chí cũng như mạng xã hội khiến các mẹ rất lo lắng. Nhưng có một vấn đề đáng quan ngại hơn, trước khi bị tế bào ung thư phát triển thì gan lại chính là cơ quan bị tổn hại nặng nề nhất.
Trong hơn 500 vai trò khác nhau của gan, vai trò chống độc được xem là nổi bật nhất. Hàng ngày, cơ thể chịu sự tấn công từ nhiều yếu tố độc hại khác nhau như: rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, thuốc uống… Khi những yếu tố độc hại này theo máu đến gan, gan sẽ xử lý, chuyển hóa, biến chúng thành chất không độc hoặc ít độc hơn rồi thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
Gan là cơ quan chịu tổn thương nặng nề do phải thường xuyên đón nhận những chất độc hại, vi khuẩn, virus... có trong thực phẩm bẩn để chống độc, khử độc cho cơ thể
Đứng trước sự tấn công của các yếu tố độc hại, gan dễ bị hư tổn và mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, đồng thời khi vai trò chống độc của gan suy giảm, sẽ kéo theo hàng loạt bệnh lý đi kèm trên nhiều cơ quan khác:
● Về bệnh lý gan, đó là tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan thậm chí ung thư gan.
● Với các cơ quan khác như thận, lách, dạ dày… cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể gây những cơn đau dạ dày bất thường, gan to chèn ép cơ hoành làm giảm khả năng hô hấp, ảnh hưởng đến tụy gây rối loạn bài tiết insulin (nguyên nhân bệnh tiểu đường)...
Vì thế, để bảo vệ sức khỏe trước vấn nạn thực phẩm bẩn, việc bảo vệ và duy trì vai trò chống độc của gan là vô cùng quan trọng.
Chủ động chống độc, bảo vệ gan như thế nào?
Khi cơ thể dung nạp quá nhiều thực phẩm bẩn, một mặt, các loại nấm mốc, ký sinh trùng, virus, vi khuẩn như ( như vi khuẩn E. coli có trong thịt heo, rau sống; Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) thường có trong thịt nguội, kem tổng hợp,các loại thuỷ sản, thực phẩm đóng hộp), chúng sẽ trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer, làm cho tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm làm tổn thương, hủy hoại tế bào gan.
Ngoài ra, Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) thường có trong thịt nguội, kem tổng hợp,các loại thuỷ sản, thực phẩm đóng hộp. Là một trong những nguyên nhân làm cho Kupffer bị kích hoạt quá mức nếu dùng thực phẩm đóng hợp thường xuyên.
Mặt khác, các yếu tố độc hại như thuốc tăng trọng (thường có trong thịt heo), tồn dư chất bảo vệ thực vật (có trong các loại rau xanh, trái cây), chất bảo quản (có trong thực phẩm đóng hộp)..., chúng sẽ gián tiếp kích hoạt tế bào Kupffer thông qua tấn công và làm chết tế bào gan. Khi tế bào gan chết quá nhiều sẽ kích hoạt tế bào Kupffer quá mức, làm sản sinh các chất gây viêm, tiếp tục phá hủy các tế bào gan lành lặn khiến tế bào gan chết đi.
Hai quá trình trên diễn ra song song khi cơ thể dung nạp thức phẩm bẩn, chúng gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, hư hại. Mặc dù trực tiếp hay gián tiến thì cơ chế gây hại gan của các yếu tố độc hại đều có điểm chung đó là khiến tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức một cách liên tục.
Tế bào Kupffer nằm trong xoang gan là một nhân tố quan trọng, gây ra hầu hết các bệnh lý viêm gan, gan nhiễm mỡ, tăng men gan, xơ gan.... khi cơ thể tiếp xúc với quá nhiều các chất độc hại từ thực phẩm “bẩn”,bia rượu, virus, vi khuẩn...
Tế bào Kupffer vốn là một loại đại thực bào nằm trong xoang gan - nơi dẫn máu ra, vào gan, là tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố, tạo phản ứng miễn dịch. Khi Kupffer bị kích hoạt quá mức bởi các chất độc hại từ thực phẩm, môi trường ô nhiễm, bia rượu, thuốc lá, thuốc hỗ trợ cải thiện sẽ phóng thích ra các chất gây viêm Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại, xơ hóa từ đó gây ra các bệnh lý gan thường gặp như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan.
Trước vấn nạn thực phẩm bẩn, chủ động bảo vệ gan là biện pháp chống độc cho cơ thể hiệu quả
Thông tin từ Hiệp hội Nghiên cứu các Bệnh lý Gan (AASLD - Mỹ) cũng chỉ ra, tế bào Kupffer là “thủ phạm” của nhiều bệnh lý gan nguy hiểm, kể cả xơ gan và ung thư gan khi bị kích hoạt quá mức.
Do đó, kiểm soát tế bào Kupffer để ngăn chặn việc sản sinh các chất gây viêm được các chuyên gia đánh giá là phương pháp chủ động chống độc, bảo vệ gan từ gốc hiệu quả. Khi vai trò chống độc, khử độc của gan hoạt động tốt, gan sẽ giúp chuyển đổi các yếu tố độc hại có trong thực phẩm bẩn thành các chất không độc và ít độc hơn, sau đó thải ra cơ thể bằng đường phân và nước tiểu, giúp cơ thể trở nên nhẹ nhàng, giảm thiểu lượng độc chất có trong người khi dung nạp phải thực phẩm bẩn.
Như Quỳnh