Gan - nhà máy kỳ diệu của cơ thể

 
Gan được ví như “nhà máy kỳ diệu” trong cơ thể bởi không có một thiết bị nhân tạo hay cơ quan nào khác có thể đảm trách được toàn bộ vai trò vô cùng phức tạp của gan.


Là cơ quan nội tạng đơn lớn nhất trong cơ thể, gan nằm ở góc phần tư trên - bên phải vùng bụng, có hình dáng như nửa quả dưa hấu cắt chếch từ trái sang phải, nặng khoảng 1,4 kg ở người trưởng thành, được bao bọc xung quanh bởi các mô xơ liên kết. 
 
gan
 
Gan được cấu tạo bởi 60% là tế bào gan, phần còn lại là tế bào nội mô, tế bào hình sao... Giữa các dãy tế bào gan là các mao mạch kiểu xoang gọi là xoang gan. Trong xoang gan có các TẾ BÀO KUPFFER - loại tế bào tham gia vào cơ chế sinh bệnh của hầu hết các bệnh lý về gan.
 
Nếu ví gan như một nhà máy thì nhà máy này vô cùng kỳ diệu, khi vừa có chức năng dự trữ, lại vừa hoạt động sản xuất và xử lý các chất độc hại. Mỗi chức năng này của gan lại liên quan chặt chẽ đến nhiều nhiệm vụ quan trọng khác trong cơ thể, mà nếu không có gan thì chắc chắn cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
 
Gan có sức làm việc bền bỉ vì hoạt động liên tục 24/24 giờ mỗi ngày. Cứ mỗi 2 phút toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan một lần, từ 2 nguồn chính là động mạch gan lấy máu từ tim và tĩnh mạch gan lấy máu từ hệ thống mạch máu ruột. Chính lượng lớn máu này từng phút từng giây mang các chất dinh dưỡng cũng như các chất độc hại trực tiếp đến gan để gan phân loại, xử lý. 
 
Trong hơn 500 vai trò khác nhau của gan, có một số vai trò được xem là nổi bật nhất. Đầu tiên là vai trò chống độc. Hàng ngày, cơ thể có thể bị tấn công bởi nhiều yếu tố độc hại từ các nguồn như: rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, thuốc uống… Khi những yếu tố độc hại này theo máu đến gan, gan sẽ xử lý, chuyển hóa, biến chúng thành chất không độc hoặc ít độc hơn rồi thải ra ngoài qua phân và nước tiểu. 
 
 
Gan cũng đảm nhiệm vai trò quan trọng là sản xuất mật để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Ước tính mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật, số mật này được dự trữ ở túi mật và khi cần sẽ được tiết vào ruột non để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Ngược lại, mọi thức ăn sau khi được tiêu hoá ở ruột sẽ được đưa tới gan để chế biến lại rồi mới đi vào máu nuôi cơ thể. Khi tiếp nhận lượng máu lớn từ hệ tiêu hóa, gan còn đảm nhiệm vai trò chuyển hóa những chất dinh dưỡng thiết yếu như chất bột đường (glucid), chất béo (lipid) và chất đạm (protein) để tạo năng lượng cho hoạt động sống và nuôi dưỡng cơ thể.
 
Với vai trò dự trữ, không chỉ thường xuyên tiếp nhận máu “chạy” qua để xử lý các chất dinh dưỡng cũng như độc hại, gan còn đảm nhiệm dự trữ máu với lượng lớn khoảng 1 lít. Lượng máu này sẽ được gan co lại đẩy vào hệ tuần hoàn khi cơ thể cần. Gan cũng là cơ quan giúp dự trữ glucose (dưới dạng glycogen), các vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, B12, folate, sắt và đồng cho cơ thể. Ngoài ra, gan còn giữ vai trò quan trọng trong điều hòa miễn dịch và bảo vệ cơ thể khi cứ mỗi 2 phút toàn bộ máu trong cơ thể lại qua gan một lần để được gan làm sạch. 
 
Một số vai trò quan trọng khác của gan bao gồm: giúp cơ thể hấp thu những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K; sinh tổng hợp albumin, tạo áp lực keo của huyết tương giúp ổn định tuần hoàn máu; sản xuất các yếu tố đông cầm máu như prothrombin, fibrinogen…
 
Chính vì gan đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng như vậy và nằm ở vị trí cửa ngõ thường xuyên “đón nhận”
những chất độc hại, vi khuẩn… nên rất dễ bị nhiễm độc, suy yếu sớm và nhanh. Do đó, việc chủ động chống độc để bảo vệ gan, làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý gan thường gặp như tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan là vô cùng cần thiết. 
 

Cách nhận biết triệu chứng bệnh gan
Gan đảm nhận thực hiện khoảng 500 chức năng quan trọng. Trong đó có 3 chức năng đáng chú ý nhất đó là: Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn; thanh lọc độc tố cho máu đi nuôi cơ thể; dự...
Chi tiết
Ngứa là một triệu chứng của bệnh gan
SKĐS - Ngứa là một triệu chứng thường gặp của bệnh gan. Dưới đây là những giải thích về mặt khoa học nguyên nhân tại sao ngứa có liên quan đến bệnh gan.
Chi tiết
4 loại thực phẩm gây bệnh gan
Các thực phẩm đóng hộp chứa rất nhiều chất bảo quản thực phẩm. Những chất này nếu tích tụ nhiều có thể sẽ làm giảm hoạt động của gan và thận.
Chi tiết
10 Dấu hiệu bệnh gan bạn thường gặp
Chế độ ăn nhiều hóa chất, phẩm màu, thực phẩm nhiễm nấm mốc là những nguyên nhân góp phần làm gia tăng các bệnh gan. Nhận biết các dấu hiệu bệnh gan sớm sẽ làm giảm nguy cơ gan tổn thương...
Chi tiết
Hỗ trợ phòng bệnh gan nhiễm mỡ bắt đầu từ chế độ ăn
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ bên trong và bao quanh gan lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể tế bào gan. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở...
Chi tiết


hewel popup 2023