Giảm thèm ăn mệt mỏi có thể là biểu hiện của bệnh gan

Sau đây là 6 biểu hiện của bệnh gan, được chia theo thứ tự từ khó đến dễ nhận diện. Mục đích nhằm giúp người đọc đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của các bệnh về gan. Trong đó bao gồm cả các dấu hiệu thường gặp như như mệt mỏi hay chán ăn. 


Với bệnh gan, hầu hết các triệu chứng chỉ thường lộ rõ khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng.

3 Biểu hiện bệnh gan nhìn là biết

a.  Tăng sắc tố trên mặt

dau hieu cua benh gan

 Sắc tố nâu trên mặt có thể xảy ra ở những người đang mắc các bệnh về gan do lá gan không hoạt động như bình thường.

 

Khi gan không hoạt động tốt các chức năng của mình, estrogen trong cơ thể tăng lên. Điều này làm cho một chất có tên tyrosinase, một loại enzyme có chứa đồng tạo ra nhiều melanin (sắc tố da) và khiến da mặt hoặc toàn bộ cơ thể trở nên tối màu.

 

b. Sưng chân, chướng bụng

Một dấu hiệu cảnh báo bệnh gan phổ biến khác là tình trạng sưng ở chân và mắt cá chân. Ngoại trừ một số phụ nữ mang thai, người già thì đa phần, triệu chứng tích tụ nước ở bàn chân chỉ xuất hiện khi bị mắc bệnh gan. Nếu bạn bị phù chân và không rõ tại sao, thì gặp  bác sĩ chuyên khoa là việc làm cần thiết để đảm bảo không có gì nghiêm trọng xảy ra. 

 

  

Triệu chứng sưng chân và mắt cá chân cũng thường đi kèm với chứng chướng bụng từ nhẹ đến nặng. Đó còn được gọi là cổ trướng, xảy ra do sự tích tụ dịch ở bụng. Tương tự như triệu chứng sưng chân, biểu hiện bệnh gan này được đánh giá là nghiêm trọng, chỉ xảy ra ở các loại bệnh nặng như xơ gan, suy gan...

 

 

c.  Mạng nhện trên da

dau hieu benh gan

 Những mao mạch nhỏ giống như nhện, có thể nhìn thấy dưới da của những người bị các bệnh về gan. Chúng xuất hiện bởi mức độ estrogen cao hơn.

Chúng thường xuất hiện ở những nơi có nhiều tiểu động mạch như trên nửa ngực, tay chân, cổ và mặt, đó có thể là biểu hiện của bệnh gan, cho thấy gan không hoạt động đúng về chuyển hóa hormone.

3  Biểu hiện bệnh gan nhìn cũng chưa chắc biết

d.   Mệt mỏi, ủ rũ

Bạn luôn cảm thấy thực sự mệt mỏi, bất kể đang làm gì? Tình trạng này có thể không phải chỉ là sự mệt mỏi thông thường mà còn phức tạp hơn thế nữa.

Lúc đầu, mệt mỏi thường chỉ vào buổi sáng, việc rời khỏi giường nặng nề như bị tra tấn. Những lần khác, tình trạng này diễn biến kéo dài suốt ngày, và lặp lại từ ngày này qua ngày khác. Các bệnh về gan có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi không rõ nguyên nhân này.

Bài tiết mật không tốt và gan hoạt động kém đi có thể dẫn đến một triệu chứng cực kỳ phổ biến là suy nhược mãn tính. Triệu chứng này làm thay đổi dẫn truyền thần kinh trong não, dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống.

 

 e.  Hôi miệng

bieu hien benh gan

Hơi thở có vấn đề có thể chỉ ra nhiều vấn đề sức khỏe. Viêm xoang hoặc bệnh nướu răng những ví dụ điển hình. Đây cũng có thể là biểu hiện nhận biết các bệnh về gan.

Foetor Hepaticus là tên gọi của chứng hôi miệng trong suy gan. Lúc đó, một mùi xạ hương, mùi trái cây sẽ xuất hiện trong hơi thở. Nguyên nhân là do nồng độ dimethyl sulphide cao, xuất hiện trong máu của người bệnh khi bị xơ gan.

f.  Giảm sự thèm ăn và sụt cân

Bạn đã từng ăn rất nhiều, và bây giờ không lúc nào cảm thấy đói? Cơn đói không tồn tại hoặc ngán mọi thứ khiến bạn trở nên mệt mỏi. Stress, trầm cảm, lớn tuổi, chứng biếng ăn tự nhiên… có thể là nguyên nhân gây giảm cảm giác thèm ăn. Nhưng chán ăn cũng là biểu hiện bệnh gan phổ biến đầu tiên.

Những bệnh nhân bệnh gan thường đi kèm với sụt cân khoảng 10% trọng lượng trở lên. Hiện tượng này cũng có thể được kết nối tới chứng trướng bụng thường gặp ở bệnh nhân 


 
Các biểu hiện bệnh gan kể trên gây khó nhận biết vì chúng chỉ xuất hiện khi bệnh đã nặng như viêm gan do virus hoặc viêm gan do bia rượu mạn tính, xơ gan, suy gan hay ung thư gan. Thỉnh thoảng, mệt mỏi, chán trên cũng xuất hiện ở những bệnh nhân có vấn đề nhẹ ở gan như tăng men gan hay gan nhiễm mỡ…
 
Nhưng đa số các biểu hiện đều không rõ ràng. Chỉ khi lá gan đã hư hỏng nặng, các triệu chứng cổ trướng, tăng sắc tố, vàng da, vàng mắt, mạng nhện… mới “rục rịch” lộ diện và rõ dần theo thời gian. Đa số những trường hợp này, cơ hội cứu chữa đã bị thu hẹp lại. Các điều trị chỉ nhằm mục đích trì hoãn, kéo dài thời gian hoạt động của lá gan.
 
Do đó, để bảo vệ chính mình, phòng các bệnh về gan bạn nên chủ động tiêm phòng viêm gan virus B. Ăn uống lành lạnh, dùng bia rượu trong ngưỡng giới hạn mỗi ngày (khoảng 14g cồn, tương đương với 1 lon bia, 150ml rượu vang hoặc 44 ml rượu mạnh). Và đừng bỏ qua các buổi khám định kỳ hằng năm.
 
Hải Phượng
 

Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không?
Nhiều người khi nghe nói đến viêm gan A đều xua tay, phớt lờ cho răng căn bệnh này không nguy hiểm. Trên thực tế, căn bệnh này có lành tính 100% hay không? Tham khảo tất tần tật...
Chi tiết
Bệnh viêm gan: Nguyên nhân và phòng ngừa
Gan là bộ phận “đứng mũi chịu sào” để ngăn cản các loại độc chất đi vào cơ thể, đặc biệt là từ đường tiêu hoá và đường máu, vì vậy gan cần được bảo vệ và quan tâm chăm sóc....
Chi tiết
Điểm danh những thực phẩm tốt cho gan
Trong cơ thể, gan chính là “người lao động cật lực” không ngừng nghỉ để chuyển đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và lưu trữ, cung cấp cho tế bào khi cần. Đồng thời, gan cũng...
Chi tiết
Uống thuốc bổ gan vào thời điểm nào trong ngày là trước hay sau ăn?
Việt Nam nằm trong top các quốc gia có tỷ lệ mắc các bệnh về gan cao nhất thế giới, thế nên nhu cầu sử dụng thuốc bổ gan không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, thực trạng “thật giả lẫn...
Chi tiết
Con đường nào dẫn đến viêm gan C?
Nhìn chung, viêm gan B và viêm gan C đi chung một con đường để lây truyền. Con đường này chia làm 3 “ngã rẽ” chính đó là đường máu, đường tình dục và đường mẹ truyền sang...
Chi tiết


hewel popup 2023