Trong những năm gần đây, Việt Nam có hơn 10.000 ca mắc bệnh gan mới mỗi năm. Bệnh gan tiến triển âm thầm nên đa phần các bệnh nhân đều phát hiện bệnh trong giai đoạn trễ.
I. Các bệnh về gan thường gặp
- Gan nhiễm mỡ: Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo trong gan vượt quá 5%. Nếu không cải thiện đúng cách, ¼ trong số đó sẽ chuyển sang viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Bệnh về gan nhiễm mỡ chia làm 2 loại: gan nhiễm mỡ do bia rượu và gan nhiễm mỡ không do bia rượu (do lối sống lười vận động, ăn nhiều chất béo, béo phì…).
Bệnh gan nhiễm mỡ khá phổ biến, do bia rượu và thói quen ăn uống.
- Viêm gan: Có nhiều nguyên nhân gây viêm gan từ đó sinh ra nhiều loại bệnh viêm gan khác nhau. Các loại bệnh thường gặp nhất: Viêm gan do virus (A, B, C, D, E, G…); viêm gan do bia rượu; viêm gan do thuốc (thuốc cải thiện lao, thuốc giảm đau kháng viêm…); viêm gan tự miễn (do hệ miễn dịch tấn công và hủy hoại tế bào gan). Ngoài các loại trên, còn có viêm gan do thực phẩm nhiễm độc, viêm gan do ký sinh trùng…
- Xơ gan: Xơ gan là loại bệnh gan không thể phục hồi. Tổn thương gan (do viêm gan, gan nhiễm mỡ…) tạo nên những nốt chai sần bất thường lan tỏa mãn tính bao phủ hết toàn bộ gan. Đến một giới hạn nhất định, phần gan chưa bị xơ hóa không còn đủ sức “gánh” nhiệm vụ của các nốt chai sần thì người bệnh có nhiều nguy cơ đối mặt với “án tử”. Với xơ gan, chỉ có thể kéo dài thời gian sống, không thể cải thiện khỏi hoàn toàn, trừ khi người bệnh được ghép gan.
- Ung thư gan: Đây là Bệnh gan có tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh ung thư trên thế giới. Ung thư biểu mô tế bào gan (hay còn gọi là carcinom tế bào gan - HCC) là ung thư gan nguyên phát thường gặp nhất. HCC trên nền xơ gan chiếm tỉ lệ 80% trường hợp. Ung thư gan có tỉ lệ tử vong cao, 50% - 70% trong 5 năm đầu.
-
Tăng men gan: Đây không phải là một trong các bệnh về gan. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cho thấy tế bào gan đang bị tổn thương, hủy hoại khiến men gan phóng thích vào máu. Các tổn thương gan có thể có nguồn gốc từ các bệnh: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, khi thấy men gan trong máu tăng cao, người bệnh cần hết sức lưu ý vì đây có thể là “báo động”
bệnh gan đang diễn tiến âm thầm bên trong cơ thể.
Ung thư gan là bệnh gan có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư.
II. Triệu chứng chung của các bệnh về gan
- Buồn nôn và chán ăn: Người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, chán ăn hoặc mất cảm giác ngon miệng khi gặp sự cố về gan.
- Mệt mỏi: Mệt mỏi và kiệt sức thường được cho là dấu hiệu liên quan đến bệnh gan. Khi gan không khỏe, việc loại bỏ các độc tố trong máu diễn ra không hiệu quả, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Khi gan loại bỏ độc tố không tốt do bệnh, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, khi thấy mệt mỏi kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra gan.
- Nước tiểu đậm màu hơn: Nước tiểu sẫm màu có thể do sử dụng thuốc cải thiện hoặc uống không đủ lượng nước hàng ngày. Nhưng khi đột nhiên thấy màu nước tiểu đậm hơn nhiều so với bình thường, phân có màu trắng, thì có thể gan đang cố báo động về một tổn thương nào đó.
- Vàng da: Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh gan. Do gan không chuyển hóa và thanh thải được sắc tố mật có tên là bilirubin.
- Sự bất thường ở vùng bụng: Các vấn đề ở gan có thể khiến bạn bị đau hoặc co thắt ở vùng bụng dưới, gây chứng đầy hơi.
Khi bệnh gan trở nặng, người bệnh có thể bị đau thắt vùng hạ sườn phải.
III. Nguyên nhân gây bệnh gan từ gốc
Trong quá trình nguyên cứu bệnh sinh, các nhà khoa học nhận định, tế bào Kupffer đóng vai trò then chốt trong cơ chế bệnh sinh của hầu hết các bệnh lý tại gan.
Tế bào Kupffer là đại thực bào thường trú ở gan của mọi người, là những tế bào đầu tiên tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố tạo phản ứng miễn dịch và loại bỏ các tế bào gan chết. Tuy nhiên, khi bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố như thực phẩm nhiễm độc, bia rượu, thuốc lá, vi khuẩn, virus, thuốc cải thiện… sẽ phóng thích ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tăng tình trạng chết tự nhiên của các tế bào gan, gây ra nhiều bệnh lý gan nguy hiểm.
Tế bào Kupffer chính là cơ chế bệnh sinh từ gốc của hàng loạt bệnh lý gan nguy hiểm.
IV. Cải thiện bệnh gan
Để cải thiện các bệnh về gan, trước hết cần phải kiểm soát tế bào Kupffer hiệu quả. Không cho tế bào này hoạt động “quá khích”.
Trong nỗ lực hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hiệu quả bệnh gan, người ta phát hiện ra rằng nếu tế bào Kupffer được kiểm soát hoạt động hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cải thiện cao cho người bệnh.
Song song đó, người bệnh cũng cần tuân theo cách cải thiện của chuyên gia. Mỗi loại bệnh gan đều có những phương pháp cải thiện khác nhau. Cụ thể:
Viêm gan do virus B: cần đưa virus về trạng thái ngừng hoạt động. Theo dõi thường xuyên để nắm số lượng, mức độ hoạt động của virus. Không nên bỏ dở liệu trình làm bệnh tái phát nặng hơn.
Viêm gan do rượu: người bệnh cần bỏ rượu, dùng thuốc giảm tổn thương gan để tránh diễn tiến sang xơ gan.
Gan nhiễm mỡ: hiện chưa có thuốc cải thiện đặc hiệu, chủ yếu là kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày. Đồng thời, cần theo dõi men gan thường xuyên, ngăn ngừa bệnh tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan.
Xơ gan: cải thiện triệu chứng, làm chậm xơ hóa. Phần gan bị xơ hóa là không thể phục hồi được như lúc ban đầu. Người bị xơ gan có thể thực hiện ghép gan, tuy nhiên chi phí khá cao và khan hiếm nội tạng.
V. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh gan
Để hỗ trợ
phòng ngừa các bệnh gan, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học, tránh xa các yếu tố gây hạn gan và tìm sản phẩm bảo vệ gan đã được kiểm chứng.
Việc tập thể dục đều đặn 30 phút/ ngày giúp tuần hoàn máu tốt, duy trì cân nặng và thải độc hiệu quả. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá và các loại đậu không chỉ có lợi cho gan mà còn mang lại một làn da hồng hào, dáng người thanh tú, khỏe khoắn.
Ngoài dinh dưỡng, tập luyện, kiểm soát Kupffer luôn là chìa khóa quan trọng nhất giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh gan toàn diện. Khi tế bào Kupffer “ngoan ngoãn”, hoạt động ổn định, gan sẽ đươc bảo vệ và tăng cường giải độc mạnh mẽ trước vòng vây của độc chất bia rượu, thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường…
Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản tại trường đại học Tsukuba đã tìm ra Wasabia (có trong HEWEL) có khả năng kích hoạt Nrf2 tăng gấp 3 lần, kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, tăng cường giải độc hiệu quả.
S. Marianum kết hợp cùng Wasabia Japonica làm hạn chế hình thành các chất gây viêm. Nghiên cứu Bệnh viện Đại học Regensburg (Đức) đã chỉ ra chỉ sau 24h sử dụng S. Marianum, các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… do Kupffer sản sinh giảm đến 50%. Nhờ vậy, cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, giảm viêm gan và hỗ trợ phòng ngừa xơ hóa hiệu quả.
Xuân Tùng