Nhịn ăn sáng - thói quen làm hại dạ dày và gây suy gan nghiêm trọng

Thói quen bỏ bữa sáng của nhiều người không chỉ là nguyên nhân gây đau dạ dày, não mất tập trung, lão hoá nhanh, táo bón… mà còn gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khoẻ lá gan của bạn.


Gan cần năng lượng để khử độc và chuyển hóa các chất độc hại thành những chất “lành tính" - không độc hoặc ít độc hơn để bảo vệ cơ thể.  Nếu nhịn ăn sáng, đặc biệt là khi bạn nhịn ăn sáng thường xuyên, gan sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện các vai trò của mình khi cơ thể thức dậy bắt đầu ngày mới, các chất độc sẽ gây hại cho gan, dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh gan rất cao.

Nhịn ăn sáng - gan bị bỏ đói là cực kỳ nguy hiểm

Lọc máu là một trong những vai trò quan trọng của gan. Cứ mỗi 2 phút toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan một lần, từ 2 nguồn chính là động mạch gan lấy máu từ tim và tĩnh mạch gan lấy máu từ hệ thống mạch máu ruột. Chính lượng lớn máu này từng phút từng giây mang các chất dinh dưỡng cũng như các chất độc hại trực tiếp đến gan để gan phân loại, xử lý.
 
Sau một đêm dài, lượng thức ăn tối hôm trước đã được tiêu hóa hết, bạn thức dậy với một chiếc bụng trống rỗng. Nếu còn nhịn ăn sáng, sẽ khiến tế bào gan không đủ năng lượng hoạt động, làm giảm tần suất thanh lọc máu, làm cho các độc chất tích tụ ở gan ngày càng nhiều. Các độc chất sẽ làm tế bào gan tăng hoạt động để thực hiện vai trò giải độc, từ đó sản sinh các chất trung gian kích hoạt quá mức tế bào Kupffer (một loại đại thực bào nằm ở xoang gan chuyên ăn virus, vi khuẩn, hồng cầu chết...), từ đó phóng thích ra các chất gây viêm, làm tổn thương, hủy hoại các tế bào gan, khiến gan bị hư hại, dễ gây bệnh viêm gan, xơ gan, suy gan.
 
Gan bị hư tổn sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác, khả năng tiết mật để tiêu hóa chất béo giảm, gây thừa cân, béo phì; làm tăng lượng cholesterol gây cao huyết áp, gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
 
Tên
 
Thói quen nhịn ăn có thể gây tổn thương gan, tăng nguy cơ xơ gan.
 

15 phút ăn sáng có thể cứu nguy cho sức khoẻ của gan 

Theo khuyến cáo của trường ĐH Columbia (Mỹ), mỗi người cần cung cấp từ 350-500 Kcal vào bữa sáng. Nếu bạn ăn ít hơn 350 Kcal, gan nói riêng và cơ thể nói chung sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện tốt các hoạt động, ngược lại, ăn nhiều hơn 500 Kcal có thể gây dư thừa năng lượng, tăng tích lũy mỡ dưới da và tại gan. Viện Y học (Mỹ) cho biết thêm, trong 350-500 Kcal cho buổi ăn sáng sẽ bao gồm 150 Kcal từ protein (thịt, cá, trứng, sữa..), 250 Kcal từ Carbohydrates (trái cây, rau, củ, các loại hạt) và 100 Kcal từ chất béo (các loại thịt có mỡ, nước lèo béo,…).
 
Tên
 
Buổi ăn sáng cần cung cấp đủ 350-500 kcal.
 
Theo đó, các món điểm tâm sáng bạn có thể ăn nhưng đảm bảo số calories nằm trong giới hạn cho phép là: bánh canh cua, thịt, giò heo (322-483 kcal); bún riêu cua (414 kcal); bún măng (480 kcal); cháo lòng (412 kcal); hủ tíu thịt heo, nam vang, mì (361-410 kcal); các món phở bò tái, bò viên, gà (431-483 kcal); nui thịt heo (414 kcal)…
 
Một bữa ăn sáng nghiêm túc, đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cần thiết giúp gan thực hiện tốt vai trò của mình, giữ cho cơ thể khỏe mạnh và hạn chế được nhiều bệnh lý về gan, dạ dày, não, cũng như nâng cao chất lượng và tinh thần làm việc. Đồng thời, bên cạnh việc ăn sáng đủ chất, trong cuộc sống hằng ngày, bạn cũng nên từ bỏ một số thói quen khác gây hại cho gan như lạm dụng bia rượu, tự ý dùng thuốc, hút thuốc lá…  
 
Mai Anh
 
Hiệp hội Nghiên cứu các Bệnh lý Gan (AASLD – Mỹ) cảnh báo, Kupffer – một loại tế bào ở gan – khi bị kích hoạt quá mức sẽ trở thành nguyên nhân gây bệnh gan nguy hiểm. Theo đó kiểm soát tế bào Kuppfer được đánh giá là chìa khóa vàng trong phòng và hỗ trợ cải thiện bệnh lý về gan. Nghiên cứu tại Nhật và Đức đã chứng minh, tế bào Kupffer được kiểm soát tốt khi sử dụng tinh chất Wasabia và S. Marianum. Cụ thể, tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp làm giảm trên 50% các chất gây viêm do tế bào Kupffer phóng thích ra như TNF-α, TGF-β, Interleukin… chỉ sau 24 giờ. Nhờ đó, hạn chế được quá trình viêm và tổn thương gan, hỗ trợ ngăn chặn hình thành các mô sợi gây xơ gan. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần loại protein bảo vệ cơ thể là Nrf2 chỉ sau 6 giờ, kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường khả năng khử độc, chủ động chống độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại.

Những lưu ý trong khắc phục bệnh viêm gan C
Những người mắc bệnh viêm gan C (viêm gan siêu vi C) cần được chữa sớm, do tỷ lệ chuyển sang xơ gan, ung thư gan cao. Tuy nhiên, để hiệu quả cải thiện viêm gan C cao, rút ngắn thời gian và...
Chi tiết
Thảo dược mát gan có cải thiện được viêm gan B?
Hiện nay, nhiều người truyền tai nhau về khả năng làm mát gan, tiêu độc, hạ men gan hay thậm chí là tiêu diệt virus viêm gan B của một số loại thảo dược. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một...
Chi tiết
Giải độc gan sai cách là hại gan
Ngày nay, khái niệm về giải độc, thải độc, hay còn gọi là detox cơ thể, detox cho gan xuất hiện khá nhiều trên mạng xã hội. Người người thải độc, nhà nhà thải độc, có vẻ như việc thải...
Chi tiết
Thải độc cơ thể (detox) có phải giúp giải độc gan?
Khám bệnh định kỳ để phát hiện các bất thường ở gan qua các triệu chứng vàng da, nổi mụn nhọt, chán ăn, mệt mỏi kéo dài… để kịp thời hỗ trợ cải thiện là cách bảo vệ gan...
Chi tiết
Gan nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? 14 Thực phẩm tốt cho gan
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Trong đó có 25% trường hợp gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Bệnh...
Chi tiết


hewel popup 2023