Phát hiện bất ngờ của S. Marianum trong khắc phục bệnh gan

Từ hơn 2000 năm trước, hạt của cây Kế sữa (có tên khoa học là Silybum Marianum) đã được biết đến với công dụng tốt cho gan mật. Vào thế kỷ thứ 16, S. Marianum đã trở thành một loại thuốc được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện các bệnh về gan. Đến năm 1694, một nhà văn người Anh gọi loại cây này là “người bạn của gan”.


Cây Kế sữa và tác dụng trong cải thiện bệnh gan
 
S. Marianum có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và Đông Âu, là cây thân thảo thuộc họ Asteraceae, vị rất đắng, được sử dụng hơn 2.000 năm trước từ thời La Mã trong việc duy trì sức khỏe gan, mật.
 
Vào khoảng những năm 1968, các nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc xác định các thành phần sinh học chính đáng chú ý nhất trong cây Kế sữa gọi tên chung là silymarin (bao gồm các loại  Silibinin, Isosilibinin, Silichristin, Silidianin). Các hoạt chất này được nghiên cứu là có tác dụng ổn định màng tế bào gan, tăng tổng hợp protein ở tế bào gan hỗ trợ hoạt động giải độc cho gan, thúc đẩy sự phục hồi các tế bào gan đã bị hủy hoại, kích thích sự phát triển của các tế bào gan mới thay thế các tế bào gan đã bị hủy hoại.
 
Hiện nay, khi nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học phát hiện S. Marianum có tác dụng kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer - một loại tế bào miễn dịch nằm ở xoang gan. Đây là cơ chế chính giải thích vì sao S. Marianum với hoạt chất Silibinin lại có thể đem lại lợi ích bảo vệ gan đến như vậy.
 
Trong hội nghị quốc tế thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu các bệnh về gan Hoa Kỳ (AASLD) tổ chức tại Mỹ, tế bào Kupffer được các nhà khoa học đánh giá đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của hầu hết các bệnh lý về gan. Các kết quả phân tích cho thấy họ phát hiện về việc tế bào Kupffer khi bị kích hoạt quá mức sẽ phóng thích ra các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại, xơ hóa.
 
TTND Lê Văn Điềm - Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh giải thích cụ thể về vai trò của tế bào Kupffer: tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức một mặt là do sự xâm nhập của các loại virus viêm gan, ký sinh trùng, độc chất từ thực phẩm kém an toàn, môi trường ô nhiễm, thuốc lá, bia rượu, thuốc điều trị… vào cơ thể. Mặt khác, các chất độc hại cũng khiến tế bào gan làm việc quá sức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer, gây chết tế bào gan nhiều hơn, làm mầm mống của các bệnh về gan nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
 
Do đó, theo các nghiên cứu, Silibinin có trong S. Marianum có hiệu quả kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, làm ức chế tổng hợp 50% các hóa chất gây viêm nhờ đó hạn chế quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn chặn hình thành các mô sợi gây xơ gan.
 
Trần Trung 
 

5 tư thế yoga hỗ trợ cải thiện bệnh gan
Tập yoga mỗi ngày có tác dụng nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Một số bài tập yoga đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng tốt phục hồi hiệu...
Chi tiết
Vẫn uống rượu nhưng giảm được nguy cơ ung thư gan
Từ bỏ bia, rượu là việc làm đầu tiên nếu bạn muốn có lá gan khỏe mạnh. Nhưng nếu vì tính chất công việc khiến bạn CHƯA thể từ bỏ nó HẲN, thì hãy áp dụng thêm những cách sau đây để...
Chi tiết
Viêm gan C nên và không nên ăn thực phẩm gì?
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 4-5 triệu người mắc bệnh viêm gan C. Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến việc ăn uống và ngược lại, dinh dưỡng không đúng cách có thể khiến bệnh nặng hơn. Vì...
Chi tiết
Cách chọn dùng thuốc hỗ trợ cải thiện viêm gan C
Khi bị viêm gan C mãn tính, cơ thể hiếm khi tự thanh thải virus ra ngoài trừ khi có thay đổi tình trạng miễn dịch. Do vậy, người bệnh nhất thiết phải dùng thuốc hỗ trợ cải thiện viêm gan C để...
Chi tiết
3 Lưu ý khi tiêm phòng vaccine ngừa viêm gan B
20% Trường hợp viêm gan siêu vi B mãn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và 2,5% số bệnh nhân xơ gan mỗi năm có nguy cơ bị ung thư gan. Thực tế cho thấy, khi đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính,...
Chi tiết


hewel popup 2023