Thịt heo là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày nhưng cuối tháng 3.2016, theo báo Tuổi trẻ đã có 28 triệu con heo có chứa chất tạo nạc đã được tung ra thị trường. Trong khi đó, chất tạo nạc là chất rất độc hại mà Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cấm sử dụng trong nhiều năm nay vì những ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Tăng nguy cơ ung thư gan
Khi người chăn nuôi chủ đích cho chất tạo nạc vào thức ăn nhằm tạo nạc cho heo thì chỉ trong khoảng 1-2 tháng, thậm chí là 15 ngày, đã phải cho heo xuất chuồng, nếu không chúng sẽ chết. Do đó, nếu chúng ta thường xuyên ăn phải thịt heo chứa chất tạo nạc tạo nạc, tức là đã ăn trực tiếp chất tồn dư của chất tạo nạc trong một thời gian dài.
Các chất tồn dư độc hại có trong thịt heo chứa chất tạo nạc làm tăng nguy cơ ung thư gan
Chất tồn dư đó khi đi vào sẽ tác động lên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể như não, tim, gan, tụy, và thận nhưng cơ quan đầu tiên chịu tổn thương nặng nề nhất là gan. Nguyên nhân là do một lượng máu lớn mang theo các vi khuẩn, độc tố,... tuần hoàn trong cơ thể và đi qua gan nên gan phải thường xuyên tiếp nhận và xử lý các độc tố do vậy gan có nguy cơ cao bị hư tổn, suy yếu và mắc bệnh.
Cụ thể, chất tồn dư của chất tạo nạc trong thịt heo siêu nạc khi đến gan, một mặt kích hoạt tế bào Kupffer - một loại tế bào miễn dịch nằm ở xoang gan - phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan. Mặt khác, chúng còn khiến gan phải làm việc liên tục khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer và càng gây tổn thương tế bào gan nhiều hơn, khiến gan càng sớm suy yếu, hư hại. Theo đó, tùy vào mức độ tổn thương của gan dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm như
gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan.
Cần chủ động chống độc cho gan
Thịt heo chứa chất tạo nạc chỉ là một trong những loại thực phẩm bẩn được phát hiện gần đây. Trong danh sách thực phẩm bẩn được cập nhật và công bố bởi VTV 24, Đài truyền hình Việt Nam, phải kể đến cafe chứa hóa chất không rõ nguồn gốc, gia cầm bị sử dụng hóa chất nhổ lông, măng nhuộm chất vàng ô, giấm giả tạo làm từ axit và nước lạnh…
Do đó, trước hiện trạng thực phẩm bẩn bủa vây người tiêu dùng, bên cạnh việc cẩn trọng khi lựa chọn nguồn thực phẩm, cần chú trọng chủ động chống độc, bảo vệ gan để hoạt động sản xuất và xử lý các chất độc hại ra khỏi cơ thể diễn ra trơn tru, thuận lợi. Theo đó, kiểm soát tế bào Kupffer nhằm hạn chế từ gốc các tác hại do thực phẩm bẩn gây ra là giải pháp căn cơ, khoa học được nhiều nhà khoa học trên thế giới khuyến cáo.
Người tiêu dùng cần chú trọng chống độc cho gan trước vấn nạn thực phẩm bẩn
Gần đây nhất, Thông tin từ Hiệp hội Nghiên cứu các Bệnh lý Gan (AASLD - Mỹ) một lần nữa cảnh báo, tế bào Kupffer là “thủ phạm” của nhiều bệnh lý gan nguy hiểm, kể cả xơ gan và ung thư gan khi bị kích hoạt quá mức. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc kiểm soát Kupffer để chủ động chống độc, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý gan nguy hiểm.
Hà An
Các chất tạo nạc cho gia súc, gia cầm thường có nguồn gốc từ nhóm beta-agonist gồm chất tạo nạc, clenbuterol và ractopamine, trong đó phổ biến nhất là chất tạo nạc. Các nước trên thế giới đều đã cấm sử dụng nhóm beta-agonist để làm chất kích thích tăng trọng trong chăn nuôi. Từ năm 2002, Việt Nam cũng đưa các chất thuộc nhóm beta-agonist vào danh sách cấm.