Hỏi đáp - Tư vấn

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến sản phẩm Hewel – Tăng cường giải độc, chống độc và bảo vệ gan.
Những triệu chứng diễn tả ở trên có thể cho thấy bạn đã bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn cần đến các cơ sở y tế thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, sau đó mới có giải pháp cải thiện thích hợp.
Thông thường, rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân như thói quen ăn uống không khoa học (thực phẩm nhiễm bẩn, ăn quá nhanh, quá no, tiêu thụ quá nhiều chất béo, tinh bột…), uống nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc kháng sinh…
Ngoài ra, bạn cần lưu ý nếu đã thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn nhưng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa vẫn “ghé thăm” kèm với các triệu chứng khác như da và niêm mạc mắt có màu vàng, nước tiểu sẫm màu, cơ thể thường xuyên mệt mỏi rất có thể bạn đã vấn đề về gan.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, hơi thở có mùi - cẩn thận gan của bạn đang gặp vấn đề.
Cụ thể, gan tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa, giúp hấp thu chất béo bằng cách sản xuất dịch mật và dự trữ trong các túi mật. Khi thức ăn vào cơ thể, dịch mật sẽ theo đường ống mật đi xuống tá tràng để làm nhỏ chất béo để ruột hấp thu dễ dàng. Các chất đường bột và thịt sẽ được men tiêu hóa xử lý. Sau khi thức ăn tiêu hóa ở ruột sẽ được đưa tới gan chế biến lại rồi mới vào máu, đi nuôi cơ thể.
Nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử gần đây cho thấy, khi bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại như thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, rượu bia thuốc men… thì các tế bào Kupffer (đại thực bào nằm ở xoang gan là các tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với vi khuẩn, độc tố) sẽ “tăng động” và làm phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan.
Mặt khác, các yếu tố độc hại khi vào cơ thể, đến gan cũng gây “áp lực” lên tế bào gan khiến chúng phải làm việc quá sức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh các sản phẩm trung gian một lần nữa tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer mạnh mẽ, và gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, hư hại. Từ đó, khiến chức năng gan suy giảm và không thể thực hiện tốt các vai trò của mình, đặc biệt là khả năng khử độc, giảm khả năng chuyển hóa và giảm sản xuất dịch mật gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: táo bón, chán ăn, mệt mỏi, ợ hơi, khó tiêu. Tình trạng kéo dài không có giải pháp khắc phục, tế bào gan chế hàng loạt không có điểm dừng là căn nguyên dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
Hewel chữa rối loạn tiêu hóa được không?
Các chuyên gia gan mật đưa ra lời khuyên, tình trạng rối loạn tiêu hóa kèm các triệu chứng bất thường (mệt mỏi, nước tiểu sậm màu, hơi thở có mùi…) bạn nên đến cơ sở chuyên khoa gan mật để xét nghiệm, kiểm tra chức năng gan. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chức năng gan suy giảm bạn nên sử dụng viên uống bổ gan Hewel giúp phục hồi chức năng gan từ đó cải thiện tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các chất đồng thời chăm sóc và bảo vệ gan từ gốc được các chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ khuyên dùng.
Viên uống bổ gan Hewel là sự kết hợp của 2 tinh chất Wasabia và S. Marianum được các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ trực tiếp nghiên cứu và bào chế, Hewel được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại, quy trình được đồng bộ và giám sát chặt chẽ đảm bảo giữ lại độ tinh khiết cao của tinh chất. Điều đặc biệt, sản phẩm Hewel đã được nhiều công trình nghiên cứu khắp nơi trên thế giới chứng minh về độ an toàn, tính hiệu quả nên người sử dụng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng Hewel để cải thiện chức năng gan, hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, tăng cường khả năng chống độc và bảo vệ gan.

Viên uống bổ gan Hewel - Chứa 2 tinh chất thiên nhiên Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, thúc đẩy quá trình giải độc của gan.
Bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum có trong Hewel với khả năng kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer từ đó tái tạo các tế bào gan hư tổn, cải thiện hiệu quả các vấn đề về gan, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể (protide, glucide, lipid…), lợi mật nhờ đó giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng khó tiêu, chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi, bứt rứt trong người; ngoài ra còn giúp giảm mẩn ngứa da...
Bên cạnh đó, hoạt chất Isothiocyanates (ITCs) có trong Wasabia Japonica làm kích hoạt yếu tố Nrf2 thúc đẩy pha II của quá trình giải độc và kiểm soát tế bào Kupffer. Isothiocyanate còn cảm ứng mạnh với Glutathione-S-transferase (GST) giúp thúc đẩy quá trình giải độc, bảo vệ gan, tái tạo tế bào gan hư hại.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Trung tâm Tư vấn Y khoa,
Nổi mề đay khi mang thai và sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Một số trường hợp có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, không ít các trường hợp nổi mề đay do bệnh da liễu hoặc do chức năng gan suy yếu gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nổi mề đay và sẩn ngứa là tình trạng trên da xuất hiện những nốt sần nhỏ, phát ban có màu hồng hoặc đỏ, những nốt sần này tập hợp lại như mề đay và chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt là vùng rốn, có thể lan tới các khu vực khác như đùi, tay, chân… Đối với các trường hợp bệnh nặng và phức tạp có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như phù mạch, nhiễm trùng da, khó thở, đau họng sốc phản vệ, sinh non hoặc sảy thai.
Mề đay khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thai nhi chậm phát triển, dễ bị dị tật như hở hàm ếch, dị tật ở mắt, hệ thần kinh… mề đay còn có tính di truyền nên khả năng em bé sau này sẽ bị nổi mề đay cao hơn những đứa trẻ khác.
Nổi mề đay ở phụ nữ mang thai có thể do một số nguyên nhân như:
- Thay đổi nội tiết tố: Trong quá trình mang thai, sự sản xuất và kích thích của nội tiết tố nhau thai có thể làm tăng nồng độ estrogen, progesterone trong huyết tương. Điều này làm thay đổi hệ thống lông, tóc, móng làm tăng kích thích tế bào hắc tố, giai tăng sản xuất proopiomelanocortin và dễ gây nổi mề đay, mẩn ngứa da.
- Sử dụng thực phẩm chức năng hoặc dùng thuốc điều trị bệnh: Việc tăng cường bổ sung sắt, canxi, thuốc bổ, tiêm vắc xin hoặc dùng thuốc trong thời gian mang thai có thể gây tác dụng phụ nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy. Do đó, các mẹ bầu lưu ý dùng thực phẩm chức năng hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Đây là nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai thường gặp, do đó phụ nữ mang thai cần chú ý giữ ấm hoặc làm mát cơ thể khi thời tiết thay đổi.
- Tiếp xúc với các dị nguyên: Phụ nữ mang thai tiếp xúc với bụi phấn, khói bụi, lông động vật, hóa chất dễ gây kích ứng, nổi mề đay trên da.
- Dị ứng với thực phẩm: Mẹ bầu ăn các loại hải sản như tôm, cua, mực… hoặc các thực phẩm như lạc, hạnh nhân… cũng có thể gây nổi mề đay.
Ngoài ra, một số phụ nữ mang thai bị suy giảm chức năng gan khiến độc tố không được đào thải ra ngoài cơ thể, tích tụ dưới da và có thể gây ra triệu chứng khó chịu như mề đay, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, đau tức hạ sườn phải, cơ thể thường xuyên mệt mỏi…

Nổi mề đay khi mang thai và sinh con ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sức khỏe của người mẹ.
Nổi mề đay sau sinh do đâu và có nguy hiểm không?
Nổi mề đay sau sinh là do hệ thống miễn dịch của cơ thể xuất hiện những phản ứng “thái quá” với những dị nguyên làm cơ thể sinh ra chất histamin và gây ra tình trạng mề đay, mẩn ngứa. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay sau sinh:
- Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng tới hệ miễn dịch làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây dị ứng và gây nổi mề đay.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: Sau sinh, nhiều người ăn uống kiêng khem kết hợp với việc thường xuyên thức khuya chăm trẻ khiến người mẹ bị mất cân bằng dinh dưỡng và dễ dẫn đến hiện tượng mẩn ngứa, mề đay.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, huyết thanh có thể gây nổi mề đay.
- Ăn một số thực phẩm gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng…
- Thay đổi thời tiết cũng khiến da bị dị ứng và nổi nhiều mề đay.
Cũng giống với nổi mề đay khi mang thai, sau sinh nếu chức năng gan người mẹ suy yếu, khiến độc tố tích tụ ở gan và trên cơ thể cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay và mẩn ngứa.
Mề đay sau sinh kéo dài dai dẳng, gây ngứa nhiều dẫn tới mất ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Hiếm hơn, mề đay nói chung có thể biến chứng thành phù mạch, suy hô hấp, khó thở, co thắt thanh quản nếu không xử lý kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.
Do đó, khi mang thai hoặc sau sinh chị gặp phải hiện tượng nổi mề đay kéo dài nên đến các sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn.
Các bác sĩ chuyên khoa còn đưa ra lời khuyên, thai phụ và sản phụ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc thoa hoặc thuốc uống để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Đặc biệt, không tự ý thực hiện các phương pháp theo kinh nghiệm dân gian tại nhà vì chưa được khoa học kiểm chứng về tính hiệu quả và độ an toàn.
Ngoài ra, để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của tình trạng nổi mề đay khi mang thai và sau sinh chị cần tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, mỹ phẩm), giữ vệ sinh cá nhân và tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, lựa chọn quần áo vải cotton mềm mại, dễ chịu…
Nếu kết quả đi khám cho thấy tình trạng nổi mề đay của chị có liên quan đến gan mật thì sau khi ngưng cho con bú, chị có thể sử dụng sản phẩm tăng cường chống độc, bảo vệ gan với thành phần được kiểm chứng về hiệu quả và an toàn để cải thiện tận gốc tình trạng da nổi mề đay. Hewel với sự kết hợp của Wasabia và S.Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan, giúp giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm tăng cường giải độc, chống độc, bảo vệ gan Hewel.
Thông thường, chứng đầy hơi và khó tiêu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa chứ không phải bệnh lý và do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ ăn uống thiếu khoa học (ăn phải thực phẩm bẩn, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ ăn tái sống, ăn quá nhanh, quá no, không nhai kỹ…), tác dụng phụ của một số thuốc, các bệnh lý ở đường tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm đại tràng, đại tràng co thắt…)
Đặc biệt, đầy bụng khó tiêu có thể liên quan đến chức năng gan nếu kèm các triệu chứng khác như chán ăn, vàng da. Bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định chính xác căn nguyên và có hướng điều trị phù hợp.
Trong hệ tiêu hóa, gan đóng một vai trò quan trọng. Tế bào gan là nơi sản xuất dịch mật và dự trữ chúng trong túi mật. Dịch mật theo đường ống mật đi xuống tá tràng giúp tiêu hóa thức ăn bằng cách nhũ hóa chất béo cholesterol, một số loại vitamin để ruột non dễ hấp thu. Ngoài ra, trong quá trình hấp thu chất dinh dưỡng gan giúp khử độc và tích lũy chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Tuy nhiên, nếu chức năng gan suy yếu hoặc mắc các bệnh lý như viêm gan, xơ gan, ung thư gan… tế bào gan bị tổn thương và hoại tử gan sẽ không thực hiện tốt vai trò của mình, đặc biệt là khả năng khử độc, giảm khả năng chuyển hóa, giảm tiết mật và dễ gián đoạn quá trình tiêu hóa đặc biệt là các thức ăn nhiều dầu mỡ, gây rối loạn tiêu hóa, bị đầy bụng khó tiêu, mệt mỏi, chán ăn…
Đặc biệt, có một mắt xích quan trọng tham gia chính vào cơ chế sinh bệnh gan đó là tế bào Kupffer một đại thực bào nằm ở xoang gan. Khi cơ thể tiếp nhận những chất độc hại từ thực phẩm “bẩn”, môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc điều trị… những chất độc hại này sẽ đến gan và trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức và phóng thích ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan hủy hoại, chức năng gan suy yếu, nếu không có giải pháp khắc phục, các chất gây viêm sản sinh theo cấp số nhân, tế bào gan chết hàng loạt và dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, nguy hiểm hơn nữa là ung thư gan. Mà triệu chứng ban đầu dễ nhận thấy của các bệnh lý về gan là rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu…
Đầy bụng khó tiêu có thể uống Hewel được không?
Các chuyên gia gan mật đưa ra lời khuyên, nếu bạn thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu kèm cảm giác mệt mỏi, nước tiểu sậm màu, hơi thở có mùi… rất có thể gan bạn đang gặp vấn đề. Bạn cần khám và xét nghiệm chức năng gan. Nếu có tình trạng nhiễm mỡ, viêm gan thì tế bào Kupffer đã bị tăng hoạt. Do đó, để phục hồi chức năng gan từ đó hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng đồng thời bảo vệ và chăm sóc gan từ gốc bạn nên sử dụng viên uống bổ gan Hewel.
Viên uống bổ gan Hewel với thành phần chính là 2 tinh chất thiên nhiên Wasabia và S. Marianum được các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ trực tiếp nghiên cứu và bào chế, đặc biệt Hewel được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, quy trình đồng bộ, khép kín đảm bảo chất lượng và độ tinh khiết cao của tinh chất. Đồng thời, Hewel chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, các thành phần được kiểm chứng an toàn. Do đó, anh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Hewel để cải thiện tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu và bảo vệ gan tốt hơn.
Hai tinh chất Wasabia và S. Marianum có trong Hewel giúp kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer từ đó tái tạo các tế bào gan hư tổn, cải thiện hiệu quả các vấn đề về gan, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể (protide, glucide, lipid…), lợi mật từ đó giảm các triệu chứng như đầy bụng khó tiêu, chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi, bứt rứt trong người; ngoài ra còn giúp giảm mẩn ngứa da... Bên cạnh đó, Wasabia và S. Marianum còn tăng cường kích hoạt Nrf2 - yếu tố bảo vệ cơ thể tăng gấp 3 lần. Thúc đẩy quá trình khử độc trong gan.

Viên uống bổ gan Hewel hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa dưỡng chất, cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu, chán ăn hiệu quả.
Ngoài ra, để nhanh đạt hiệu quả điều trị anh nên hạn chế bia, rượu và trong thực đơn hàng ngày nên tăng cường hoa quả, rau xanh; hạn chế thức ăn nhanh, các món chiên xào nhiều dầu mỡ; giảm ăn ngọt, mặn… dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
Công dụng vượt trội của Hewel
Hewel với tinh chất S. Marianum và Wasabia Japonica thiên nhiên giúp kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, giúp cải thiện hiệu quả và phòng ngừa các bệnh về gan:
- Tăng khả năng chống độc và bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại như vi sinh vật, hóa chất, thuốc điều trị… hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi B,C…
- Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể như protide, glucide, lipide… lợi mật, giảm táo bón. Tăng cường hoạt động của tế bào gan, tái tạo cấu trúc ổn định của gan.
- Giảm mẩn ngứa, mụn nhọt.
- Giúp hạ men gan, phòng và hỗ trợ phục hồi chức năng gan trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, tổn thương gan do bia rượu.

Thông thường, suy giảm chức năng gan là giai đoạn sức khỏe của người bệnh đã giảm sút, gan cũng chịu khá nhiều tổn thương. Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, phân giải chất béo, chống độc, khử độc của gan giảm, khiến độc chất tích tụ ở gan ngày càng nhiều. Chính những điều này làm cho các tế bào gan phải hoạt động liên tục để xử lý độc tố, từ đó sản sinh ra các chất trung gian. Các chất này một lần nữa kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, từ đó hủy hoại các tế bào gan nghiêm trọng hơn, nhanh chóng dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Bảo vệ gan Hewel có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer, tái tạo các tế bào gan tổn thương và tăng cường khả năng khử độc cho gan nên rất tốn với người suy gan. Ngoài ra, Hewel được tinh chiết 100% từ thiên nhiên nên rất an toàn, người bệnh ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của chuyên gia, có thể dùng thêm Hewel để tăng hiệu quả hỗ trợ cải thiện suy giảm chức năng gan, hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ xơ gan, ung thư gan.
Sử dụng Hewel như thế nào?
Theo khuyến cáo của chuyên gia, nên dùng Hewel ngày 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 1 viên. Với trường hợp bệnh nặng có thể dùng 3 viên/ngày. Có thể dùng thường xuyên để đạt hiệu quả tốt.

Liều dùng Hewel theo khuyến cáo của chuyên gia là ngày 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần 1 viên
Thời điểm uống tốt nhất là trước khi ăn 30 phút. Vì uống trước ăn, Hewel sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, điều này rất quan trọng với người có vấn đề về tiêu hóa, gan nhiễm mỡ, tăng men gan... Ngoài ra, thành phần Hewel có chứa Wasabia có tác dụng chống độc, khử độc nên sử dụng trước khi ăn để khi thức ăn đi vào cơ thể, Hewel có thể phát huy tối đa công dụng và hiệu quả khử độc, chống độc, cũng như tăng cường giải độc cho cơ thể.
Hy vọng những chia sẻ ở trên phần nào giúp ích được cho bạn. Chúc bạn và người thân thật nhiều sức khỏe!
Trung tâm Tư vấn Y khoa - Công ty CPDP ECO
Để được tư vấn sức khỏe và đặt hàng, vui lòng liên hệ hotline 1800 556 889 (miễn cước)

Chào Mai Anh! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Trung tâm Tư vấn Y khoa - CTCP Dược phẩm ECO. Về thắc mắc của bạn cũng như những bạn đọc có mối bận tâm chung liên quan đến vấn đề viêm gan B khi mang thai, những câu hỏi liên quan đến viêm gan B trong thai kì được giải đáp như sau:
Mẹ bị viêm gan B có truyền sang cho thai nhi không?
Viêm gan B là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus HBV gây ra, với phụ nữ mang thai khả năng lây truyền từ mẹ sang con là rất cao. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng vì tỉ lệ lây nhiễm virus viêm gan siêu vi B từ mẹ sang thai nhi phụ thuộc vào tình trạng nhiễm siêu vi viêm gan B của người bệnh. Nếu virus đang hoạt động mạnh, tỉ lệ lây sang em bé là từ trên 50% đến 90%. Nếu virus phát triển và sinh sản kém thì tỉ lệ lây không cao, khoảng 30%. Trong trường hợp virus ở dạng không hoạt động thì tỉ lệ lây nhiễm thấp đi rất nhiều, có thể dưới 10%.

Viêm gan B khi mang thai là nỗi lo lắng của nhiều người
Ngoài ra, tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con cũng tùy thời điểm người mẹ bị mắc bệnh. Cụ thể, nếu mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%, nếu mắc trong ba tháng giữa thai kỳ là 10% và rơi vào ba tháng cuối thai kỳ là 60-70%.
Vì vậy, mẹ bầu khi đi khám thai phát hiện viêm gan B nên đi xét nghiệm để đánh giá chính xác tình trạng bệnh, mức độ tổn thương gan và tải lượng virus viêm gan B (HBV-DNA) để có hướng hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả. Nếu có cách hỗ trợ phòng ngừa, em bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ.
Viêm gan B ảnh hưởng gì đối với thai nhi?
Mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi là điều bận tâm của hầu hết chị em không may nhiễm virus viêm gan B trong thai kì. Tuy nhiên, mẹ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến con trong trường hợp mẹ nhiễm virus HBV trước khi mang thai nhưng không biết, không có biện pháp ngăn ngừa lây truyền trong và sau khi sinh, trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh lên đến khoảng 90%. Và trong số này khi trưởng thành sẽ có khoảng 50% diễn tiến thành suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Virus viêm gan B sống chủ yếu trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu, không truyền qua nhau thai, nên không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi như virus rubella hay thuỷ đậu. Chỉ khi nào tình trạng người mẹ nhiễm virus viêm gan B với tải lượng virus cao trong máu, diễn tiến bệnh cấp tính vào 3 tháng cuối thai kỳ sẽ có nguy cơ sinh non, chuyển dạ sớm, xuất huyết trước sinh.

Virus HBV không gây dị tật ở thai nhi
Mẹ bị viêm gan B có nên sinh con?
Nhiều chị em đang mang thai hoặc có kế hoạch sinh con thường hoang mang, lo lắng bệnh viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hoặc Bị bệnh viêm gan B có nên sinh con? Câu trả lời từ các chuyên gia là phụ nữ viêm gan B hoàn toàn có thể mang thai, sinh con bình thường.
Mặc dù viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, mẹ nhiễm viêm gan B mang thai có thể lây nhiễm cho con nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa thì vẫn an toàn, không lây truyền sang con. Trong trường hợp, bạn có dự định mang thai nhưng mắc viêm gan B hãy tham vấn với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và hướng dẫn cụ thể.
Những điều mẹ viêm gan B khi mang thai cần lưu ý
Để bảo vệ tốt nhất cho bản thân và thai nhi, mẹ bầu dù nhiễm viêm gan B trước hay trong thai kì cũng cần báo với bác sĩ chuyên khoa đầy đủ thông tin: lịch sử nhiễm bệnh, quá trình điều trị, thời gian uống thuốc, tiền sử gia đình có ai mắc bệnh gan không... để được theo dõi, đồng thời đưa những biện pháp xử trí kịp thời và thích hợp.

Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi điều độ là điều mẹ bầu bị viêm gan B cần thực hiện để có một thai kỳ khỏe mạnh
Khi mang thai cơ thể sẽ yếu hơn lúc bình thường, nhất là mẹ nhiễm viêm gan B mang thai sẽ càng yếu hơn nên thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng, giữ tinh thần thoải mái. Đồng thời, cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, không nên quá kiêng cữ quá mức.
Nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực tiết mật cùng một lúc trong thời gian dài cho gan. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng cường vitamin cho cơ thể (>400g/ngày).
Hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, rượu bia, cà phê… những thực phẩm này khi đưa vào cơ thể sẽ làm cho gan làm việc vất vả hơn, càng trở nên mệt mỏi, suy yếu thêm.

Nên tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ sau sinh trong vòng một giờ
Với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus viêm gan B, trong vòng một giờ sau sinh buộc phải tiêm liều vaccine viêm gan B đầu tiên và một mũi globulin miễn dịch viêm gan B (HBIg). Trong vòng 6 tháng kế tiếp sẽ tiêm 2 liều tiếp theo của vaccine. Sau khi hoàn thành loạt chủng ngừa sẽ được xét nghiệm kiểm tra virus viêm gan B.
Có thể thấy, tác hại của viêm gan B đối với phụ nữ đang mang thai là không nhỏ. Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn, phụ nữ trước khi mang thai hãy chủ động tiêm chủng vaccine viêm gan B và chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng đảm nhận thiên chức làm mẹ.
Xem thêm:

Chào bạn,
Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Về việc viêm gan B có sinh con được không? Như bạn đã biết viêm gan B lây từ mẹ sang con, ngoài ra bệnh còn lây qua đường máu và quan hệ tình dục. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa bạn không thể không có con, khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tình trạng hoạt động của virus thời điểm nhiễm bệnh của người mẹ cũng như quá trình chăm sóc trong thai kỳ.
Thông thường nếu bạn bị viêm gan B nhưng ở thời điểm virus không hoạt động thì tỷ lệ lây nhiễm chỉ dưới 10%, về điều này bạn bạn cần đi khám lại để theo dõi tình trạng hoạt động của virus. Nếu không có vấn đề gì bạn không cần phải lo viêm gan B có sinh con được không nữa.
Bạn hỏi rằng bị viêm B muốn sinh con phải làm thế nào? Khi đã xác định bản thân bị viêm gan B nhưng vẫn muốn có con bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu như: định lượng virus, kiểm tra chức năng gan,... các bác sĩ cũng sẽ tư vấn về việc điều trị, theo dõi và dùng thuốc phù hợp. Việc tiêm huyết thanh cùng vaccine phòng bệnh ngay khi trẻ ra đời cũng sẽ giúp tránh được việc lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con .
Trung tâm Tư vấn Y khoa - Công ty CPDP ECO
Để được tư vấn sức khỏe và đặt hàng, vui lòng liên hệ hotline 1800 556 889 (miễn cước).

Chúng tôi xin được trả lời câu hỏi “Viêm gan B có lây qua sữa mẹ không?”, của chị như sau: Viêm gan B là một loại viêm gan do virus nên có thể lây từ người này sang người khác qua những con đường: sinh hoạt tình dục với người nhiễm virus, truyền máu thiếu an toàn, dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng cao dính máu người bệnh (dao cạo râu, bông tai, bàn chải đánh răng...), lây truyền từ mẹ sang con. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), không có bằng chứng khoa học tin cậy nào cho thấy sữa mẹ là nguyên nhân lây nhiễm virus viêm gan B. Chị có thể yên tâm.
Một vấn đề khác khiến chị thắc mắc là khi mẹ bị viêm gan B cho con bú được không? Khả năng lây truyền bệnh vẫn có thể xảy ra nhưng chỉ khi đầu vú mẹ bị xước chảy dịch hoặc máu. Thực tế cho thấy, khả năng lây truyền này thấp (khoảng 2 – 3%) và thông thường thì chỉ khi có mầm răng phát triển bé mới nghiến ti mẹ và làm chảy máu. Tuy nhiên, khi ấy bé đã được tiêm ngừa vắc-xin viêm gan B và đã có kháng thể nên cũng đã có hàng rào bảo vệ. Hơn hết, lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ lớn hơn so với nguy cơ trẻ mắc bệnh (nếu bé được tiêm ngừa đầy đủ). Vì vậy những bà mẹ đang mang mầm bệnh vẫn được khuyên cho con bú.
Bên cạnh câu hỏi của chị, Trung tâm tư vấn Y khoa cũng nhận được nhiều thắc mắc từ các bà mẹ khác như “Viêm gan siêu vi B có bị lây truyền hay không?” và “Phòng ngừa cho trẻ khi mẹ mắc viêm gan B như thế nào?”.
Viêm gan siêu vi B có bị lây truyền hay không?
Được xếp vào danh sách các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan siêu vi B lên tới 10-13% và lây từ mẹ sang con là 44,7%.
Phụ nữ mang thai có thể nhiễm viêm gan B trước hoặc trong khi mang thai nhưng phần lớn là nhiễm bệnh từ trước mà không được phát hiện. Thế nhưng tin vui là, virus viêm gan B không gây ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai, vì thế thai nhi vẫn phát triển bình thường.
Phòng ngừa cho trẻ khi mẹ mắc viêm gan B như thế nào?
Để phòng ngừa và tránh nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi thì ngay trong hai giờ đầu sau khi trẻ ra đời bệnh viện có thuốc sẽ tiêm ngay huyết thanh chống viêm gan B (vì mẹ bị nhiễm Viêm gan B có thể lây cho con). Tiếp đến là tiêm chủng vắc-xin viêm gan B và duy trì lịch tiêm chủng như những đứa trẻ khác. Điều này giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ (đã) bị lây từ mẹ sang con và viêm gan mạn tính và xơ gan do B lúc trưởng thành.
Hy vọng những giải đáp trên đã thông tin đầy đủ đến chị và giúp chị yên tâm. Chúc chị nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Trung tâm Tư vấn Y khoa - Công ty Cổ Phần Dược Phẩm ECO
Để được tư vấn về sức khỏe và sử dụng sản phẩm hiệu quả, vui lòng liên hệ 1800556889

Chào bạn,
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan B. Vaccine viêm gan B được đánh giá là có tác dụng tạo ra kháng thể phòng bệnh trong vòng 10 đến 12 năm. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên tiêm mũi nhắc lại sau 5 đến 10 năm theo phác đồ kể từ đợt tiêm chủng trước đó để đảm bảo lượng kháng thể bảo vệ tối ưu.
Về trường hợp của bạn, bạn hỏi rằng chích ngừa viêm gan B trễ có sao không? Trong y khoa, việc tiêm ngừa đúng liều, đúng lịch sẽ phát huy được hiệu quả phòng bệnh của vaccine, việc tiêm không đủ mũi, tiêm trễ có thể làm giảm khả năng phòng bệnh. Đối với trường hợp bạn bị trễ mũi viêm gan B nhắc lại, bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để xét nghiệm kháng thể anti HBs. Tuỳ thuộc vào kết quả bạn có thể được tiêm tiếp tục vaccine phòng bệnh theo lịch bổ sung hoặc tiêm lại từ đầu.
Đối với vấn đề tiêm vaccine viêm gan B rồi có bị mắc bệnh không? Chúng tôi xin trả lời rằng 95% người được tiêm vaccine sẽ có kháng thể chống lại virus truyền bệnh, tuy nhiên không thể đạt hiệu quả tuyệt đối mà vẫn có một tỷ lệ nhỏ mắc bệnh. Tỷ lệ này thường đến từ việc không tiêm phòng đúng lịch, tiêm thiếu mũi, không tiêm mũi nhắc lại và cũng có thể do khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể kém. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần tuân thủ quy trình tiêm chủng chặt chẽ cũng như lựa chọn cơ sở uy tín chất lượng khi tiêm phòng.
Trung tâm Tư vấn Y khoa - Công ty CPDP ECO
Để được tư vấn sức khỏe và đặt hàng, vui lòng liên hệ hotline 1800 556 889 (miễn cước).

Chào bạn, bạn sinh năm 1994, thời điểm này vắc xin phòng viêm gan B vẫn chưa được đưa vào tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở Việt Nam (vắc xin này được triển khai lần đầu trong TCMR từ năm 1997). Trường hợp cả mẹ bạn và bạn đều bị viêm gan B mãn tính, khả năng cao là bạn đã bị lây viêm gan B từ mẹ trong lúc sinh mà không có biện pháp phòng ngừa. Theo các nghiên cứu, trong số các trẻ bị lây viêm gan B từ mẹ sang, có đến 90% trẻ có nguy cơ chuyển thành mãn tính.
Về thắc mắc viêm gan B có di truyền không, xin giải đáp với bạn là viêm gan B không có tính di truyền. Virus viêm gan siêu vi B cũng không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn uống chung, ngủ chung… Bệnh chỉ lây truyền qua 3 đường chính: truyền máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con (do máu từ nhau thai bong tróc truyền cho bé; sản dịch, máu của mẹ lây cho trẻ sơ sinh; trẻ sơ sinh hít hoặc nuốt phải dịch có siêu vi viêm gan B từ người mẹ).
Bạn bị viêm gan B vẫn có cuộc sống bình thường và không lây cho chồng nếu người bạn đời của bạn đã được chủng ngừa viêm gan B trước khi quan hệ tình dục. Bạn vẫn có thể sinh con bình thường, chỉ cần lưu ý là sau khi sinh, bé cần được tiêm huyết thanh kháng virus viêm gan B và đầy đủ các mũi vắc xin viêm gan B theo đúng lịch để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm tốt nhất. Sau 6 tháng - 12 tháng sau khi sinh, bạn có thể làm xét nghiệm cho con để chắc chắn lại trừ nguyên cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.
Trân trọng!
Trung tâm Tư vấn Y khoa - Công ty CPDP ECO
Để được tư vấn sức khỏe và đặt hàng, vui lòng liên hệ hotline 1800 556 889 (miễn cước).

Chào bạn, viêm gan siêu vi B có 3 đường lây nhiễm chính: đường tình dục, đường truyền máu và từ mẹ sang con. Virus viêm gan của mẹ lây cho con trong các trường hợp: máu từ nhau thai bong tróc truyền cho bé; sản dịch, máu của mẹ lây cho trẻ sơ sinh; trẻ sơ sinh hít hoặc nuốt phải dịch có siêu vi viêm gan B từ người mẹ.
Trong trường hợp bạn đã bị viêm gan B, để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm tốt nhất thì sau khi sinh, bé cần được tiêm huyết thanh và đầy đủ các mũi vắc xin phòng viêm gan B theo lịch chủng ngừa.
Về vấn đề cho con bú, theo kết quả nghiên cứu được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố, không có bằng chứng chứng minh việc cho con bú mẹ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B so với bú bình. Do đó, bạn có thể cho bé bú mẹ bình thường.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên tránh cho bé bú trực tiếp trong trường hợp vú bị tổn thương (nứt đầu vú, chảy máu…) vì bé có thể tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết huyết thanh. Trong trường hợp này, mẹ có thể vắt sữa và xử lý nhiệt phần sữa đã vắt trước khi cho bé bú.
Trân trọng!
Trung tâm Tư vấn Y khoa - Công ty CPDP ECO
Để được tư vấn sức khỏe và đặt hàng, vui lòng liên hệ hotline 1800 556 889 (miễn cước).
GỬI CÂU HỎI
HEWEL - Tăng cường giải độc,
chống độc, bảo vệ gan
Tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên được chứng minh có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan.
Các chuyên gia giải đáp những thắc mắc về nguyên nhân, triệu chứng, nguy cơ của các bệnh lý gan. Đồng thời, tư vấn cách phòng và cải thiện các bệnh về gan một cách khoa học và hiệu quả.