Xơ gan: diễn tiến âm thầm, tỉ lệ tử vong cao

01:08 08/08/2018
Xơ gan là không thể phục hồi trong bất cứ trường hợp nào, chỉ có thể làm chậm quá trình xơ hóa. Đây là loại bệnh lý về gan vô cùng nguy hiểm, chỉ xếp sau ung thư gan. Vì vậy, điều cần thiết, khi ở cấp độ nhẹ của các bệnh lý về gan, người bệnh cần có những biện pháp cải thiện và hỗ trợ cải thiện, ngăn ngừa bệnh diễn tiến sang xơ gan. Hỗ trợ phòng bệnh luôn luôn dễ dàng hơn cải thiện bệnh.

I. Xơ gan là gì?

Xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa mạn tính không hồi phục, đặc trưng bởi sự xơ hóa và hoại tử tế bào gan, hình thành những nốt bất thường ở gan.

Có thể hiểu đơn giản xơ gan là quá trình tế bào gan bị chết đi hoặc tổn thương quá nặng không thể phục hồi được, hình thành nên các “vết sẹo” trên khắp bề mặt gan (tùy mức độ), khiến cho những tế bào gan này không thể thực hiện được các vai trò của mình như: lọc máu, khử độc, dự trữ chất dinh dưỡng…

gan bị xơ hóa

Gan bình thường và gan bị xơ hóa

II. Nguyên nhân dẫn đến xơ gan

Ba nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan bao gồm:

Xơ gan do viêm gan

Một số bệnh nhân bị viêm gan B, C mãn tính nếu không biết và cải thiện kịp thời thì có thể sẽ bị xơ gan. Cụ thể, cứ 100 người bị nhiễm viêm gan C mãn tính thì có từ 5-20 người phát triển thành bệnh xơ gan và tỉ lệ này cũng ở mức cao nhất đối với người bị nhiễm viêm gan B (20 người – tương đương với 20%).

Khi tế bào gan bị viêm và hư hại kéo dài qua nhiều năm tháng, các tế bào chết dần dần sẽ được thay thế bằng các mô xơ sợi và bắt đầu cho quá trình xơ hóa gan.

Xơ gan do rượu, bia

Rượu là nguyên nhân phổ biến đứng thứ 2, gây xơ gan chỉ sau xơ gan do virus viêm gan B.

Chất Ethanol (chất cồn) có trong rượu bia theo máu đến gan và được biến đổi thành Acetaldehyde rất độc. Ở những người lạm dụng rượu, lượng Acetaldehyde được sản sinh với một mức quá lớn sẽ không được chuyển hóa hết và gắn vào màng tế bào gây tổn thương tế bào thông qua các cơ chế gây độc, viêm và miễn dịch với hậu quả là quá trình tạo xơ. Do đó, nếu uống rượu nhiều và liên tục có thể gây viêm và xơ gan đến mức không hồi phục được nữa.

bia rượu hại gan

Bên cạnh đó, rượu cũng khiến tế bào Kupffer làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, làm tăng tích lũy và giảm ly giải chất béo, gây mỡ hóa tế bào gan.

Có khoảng 20% những người uống rượu kéo dài bị xơ gan. Khi gan đã bị xơ hóa, cho dù người bệnh không còn uống rượu nữa thì cũng không thể giúp tái tạo tế bào gan. Có thể thấy, điều nguy hiểm nhất ở xơ gan chính không thể phục hồi và nguy cơ ung thư gan thì luôn cận kề.

Để hiểu rõ về “kẻ thù” – rượu bia đối với lá gan TTND Lê Văn Điềm – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã có những chia sẻ cụ thể, bia rượu được mệnh danh là “kẻ thù số 1” của gan và trở thành 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Khi rượu bia vào cơ thể, chỉ khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại sẽ được chuyển hóa và giải độc tại gan.

Nếu cùng lúc “dung nạp” quá nhiều rượu bia, gan không kịp sản xuất đủ lượng men giải độc sẽ khiến các chất cồn ứ đọng trong cơ thể, làm kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, sản sinh nhiều chất gây viêm có hại cho cơ thể. Điều này làm hủy hoại tế bào gan và gây các bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng men gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Trong nhiều trường hợp, người bị bệnh gan do bia rượu không có triệu chứng điển hình cho đến khi gan tổn thương nặng. Một số người có thể sẽ gặp một số triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy…

Uống rượu bia không có ngưỡng nào là an toàn nên cần hạn chế tối đa. Nếu có uống, không nên vượt quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới. 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 lon bia 330ml (5%); 1 ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30ml (40%).

Xơ gan do gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ thường bị nhiều người xem nhẹ, nhưng đây lại là giai đoạn khởi đầu cho chuỗi bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến gan mà khả năng phục hồi và cải thiện là rất khó khăn. Nhất là khi tỉ lệ mỡ trong gan vượt quá 30% trọng lượng gan mà người bệnh lại không theo dõi kịp thời, tiếp tục dùng bia rượu, áp dụng chế độ ăn quá nhiều chất béo, ngọt, mặn…

Đặc biệt là khi tình trạng gan nhiễm mỡ kèm theo dấu hiệu tăng men gan, bệnh tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ thì tỉ lệ chuyển biến thành xơ gan sẽ rất cao.

III. Kupffer – mắt xích quan trọng cần kiểm soát trong bệnh lý xơ gan

Dưới các tác nhân gây hại như virus viêm gan, rượu bia tấn công và quá trình tích tụ mỡ ở gan liên tiếp trong thời gian dài làm tế bào Kupffer hoạt động quá mức, sản sinh nhiều chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin, Leukotriene, ….

Trong đó, đặc biệt là TGF-β, yếu tố kích hoạt tế bào hình sao sản sinh mô sợi. Các chất xơ được tạo ra ngày càng nhiều gây tổn thương và làm chết tế bào gan. Dần hình thành các mô sẹo, các nốt gan bất thường, làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc của gan, khiến gan chai cứng dần, không có khả năng phục hồi.

tế bào gan

TGF-β được tiết ra từ tế bào Kupffer là tác nhân gây ra xơ hóa gan

IV. Chẩn đoán và phân loại xơ gan

Có rất nhiều cách đánh giá mức độ xơ gan. Tuy nhiên, hiện nay thuật ngữ phổ biến nhất khi nói đến bệnh xơ gan đó là mất bù hay còn bù.

Xơ gan còn bù hay xơ gan mất bù thường được chuyên gia ghi trong bệnh án để dễ khái quát tình trạng xơ gan của bệnh nhân, cũng như đánh giá thời gian sống còn của bệnh nhân. Xơ gan còn bù có thể diễn tiến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán dựa vào xét nghiệm. Xơ gan còn bù chuyển sang mất bù với các dấu hiệu của hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, với dấu hiệu báo hiệu đầu tiên thường là báng bụng (cổ trướng).

Phân loại xơ gan:

Trên lý thuyết, dựa vào trang thiết bị tại cơ sở xét nghiệm, xơ gan còn có thể có các cách phân độ phổ biến khác như:

– Phân loại xơ gan theo Child (A, B, C) hoặc bảng phân loại theo Child-Turcotte-Pugh (cộng điểm lại, quy đổi ra A, B, C): dựa trên các dấu hiệu lâm sàng (báng bụng, hôn mê gan) và xét nghiệm (albumin, bilirubin, đông cầm máu).

bảng Child Pugh

Bảng thang điểm theo Child Pugh 1991.

– Phân loại theo thang điểm của xét nghiệm Fibroscan (METAVIR): F0, F1, F2, F3, F4

Và một số chuẩn đoán phân loại khác:

– Phân loại theo MELD Score: thường được áp dụng để đánh giá tình trạng chức năng gan trước khi chuẩn bị ghép gan

– Hệ thống tính điểm xơ hóa gan Ishak Fibrosis Score: dựa trên hình ảnh sinh thiết gan

– Các xét nghiệm đánh giá xơ gan như APRI và Fibrotest, MR Elastography (đo độ đàn hồi gan bằng cộng hưởng từ): giá thành cao trên $100, chỉ phổ biến ở các nước phát triển.

V. Triệu chứng nhận biết của bệnh xơ gan

Bạn có thể không thấy các dấu hiệu và triệu chứng xơ gan của người bệnh trong giai đoạn đầu. Nhưng khi quá trình xơ hóa đã diễn ra trên diện rộng và vai trò của gan suy giảm, ở người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng của hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Dấu hiệu của hội chứng tăng áo lực tĩnh mạch cửa:

  • Giãn tĩnh mạch thực quản
  • Nôn ra máu
  • Bệnh dạ dày
  • Tiêu phân đen
  • Lách to
  • Tuần hoàn bàng hệ
  • Báng bụng
  • Giãn tĩnh mạch trực tràng (trĩ)

Dấu hiệu của hội chứng suy tế bào gan:

  • Hôn mê
  • Hơi thở có mùi (Giống như mùi trứng thối)
  • Dấu sao mạch
  • Nữ hóa tuyến vú ở nam
  • Vàng da
  • Giảm khả năng tình dục, vô sinh
  • Mất lông vùng cơ quan sinh dục
  • Teo tinh hoàn
  • Ngón tay dùi trống, long bàn tay son
  • Xuất huyết dưới da
  • Thiếu máu
  • Phù nề mắt cá chân

Và một số biểu hiện khác đi kèm: Chán ăn, sút cân, buồn nôn, nước tiểu sẫm, đau bàn tay và bàn chân và cuối cùng là đau khắp cơ thể, rối loạn tâm thần, như hay quên hoặc kém tập trung…

Đặc biệt, tình trạng bụng trướng to (báng bụng hay cổ trướng) thường xuất hiện ở đa số bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối. Nguyên nhân là do gan bị mất đi vai trò chuyển hóa, nên dịch cổ trướng tập trung ở khoang bụng tạo nên áp lực vùng bụng, ảnh hưởng đến hô hấp, gây đau đớn cho người bệnh. Chọc hút dịch cổ trướng thường có màu vàng.

triệu chứng xơ gan

Dịch cổ trướng thường có màu vàng – triệu chứng phổ biến ở những người xơ gan giai đoạn cuối

VI. Ung thư gan – biến chứng nguy hiểm hàng đầu của bệnh xơ gan

Ung thư gan rất phổ biến, có tỉ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới trong các loại bệnh ung thư. Hiện nay, Việt Nam đang là nước có tỉ lệ ung thư gan cao nhất thế giới với 22.000 người chết mỗi năm.

Ung thư gan gồm: ung thư nguyên phát (khối u xuất hiện tại gan) và ung thư thứ phát (khối u xuất phát từ những cơ quan khác rồi di chuyển đến gan).

Xơ gan được xem là một trong những yếu tố gây ung thư gan. Khi các mô xơ gan bị sẹo, lan rộng sẽ hình thành các u xơ. Giai đoạn đầu bệnh nhân rất khó phát hiện bệnh, khi giai đoạn cuối, khối u quá to gây đau nhức thì rất khó để cải thiện. Ung thư gan có tỉ lệ tử vong cao 50% – 70% trong 5 năm.

VII. Điều trị xơ gan

Một số lưu ý trong quá trình điều trị xơ gan:

– Nếu tỷ lệ Albumin trong huyết tương giảm (<40g/l) có thể cho truyền Albumin 10 – 20%, Plasma tươi hoặc các dung dịch đạm như: Alvezin, Moriamin, Bestamin… .Trong trường hợp có biểu hiện rối loạn não gan không nên truyền các dung dịch đạm tổng hợp, nên chọn các dung dịch đạm có một số Acid Amin có khả năng vận chuyển Amoniac để làm giảm NH3 trong máu như: Ornicetin, Morihepamin, Arginin.

– Nhóm thuốc Glucocorticoid sẽ được chỉ định trong xơ gan mật tiên phát hoặc xơ gan nguyên nhân không do virus. Liều lượng tuỳ theo mức độ tiến triển của bệnh, thường dùng prednisolon 20 – 25mg/ngày từ 1 – 2 tuần sau đó dùng liều duy trì 5 – 10mg/ngày kéo dài hàng tháng, tuy nhiên cần theo dõi tác dụng phụ của loại thuốc này. Thông thường những bệnh nhân đang có cổ trướng, phù to, vàng da nặng hoặc viêm loét ống tiêu hoá, sẽ không được chỉ định dùng Corticoid.

– Ở những bệnh nhân có rối loạn đông máu như tỷ lệ Prothrombin hạ thấp, có xuất huyết dưới da, chảy máu cam hoặc răng lợi – chảy máu đường tiêu hoá, tuỳ theo mức độ mất máu, có thể được cho truyền máu, hoặc truyền hồng cầu khối, Plasma để làm tăng hồng cầu, tiểu cầu, tăng hàm lượng Fibrinogen.

– Trong đợt tiến triển có hoại tử tế bào gan, có thể dùng các thuốc làm giảm Transaminase: Legalon, Nissel, Fortec, Hepamarin… làm tăng khả năng chuyển hoá tế bào gan khôi phục lại chức năng gan của các tế bào gan lành.

Tên

Cải thiện xơ gan, các chuyên gia chủ yếu căn cứ theo triệu chứng bệnh của bệnh nhân.

Trong quá trình điều trị xơ gan, người bệnh cần phải tuyệt đối tuân theo phác đồ cải thiện, theo dõi và cải thiện ngăn chặn kịp thời các triệu chứng xấu xảy đến, nhằm tránh các biến chứng nặng thành suy gan, ung thư gan. Trong thời gian này, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của chuyên gia.

* Một số biện pháp hỗ trợ quá trình cải thiện:

  • Chế độ bổ sung nhiều chất xơ, giảm muối.
  • Kiêng rượu, bia, các thức uống có cồn.
  • Hướng dẫn giúp người bệnh hiểu thêm về bệnh xơ gan cũng như tình trạng bệnh của mình và hỗ trợ phòng tránh biến chứng.

VIII. Hỗ trợ phòng ngừa xơ gan

1. Người đã bị bệnh gan (gan nhiễm mỡ, viêm gan..)

Trong giai đoạn bị viêm gan do virus (B, C, …) hoặc do rượu, người bệnh nên kiểm soát tốt tế bào Kupffer. Vì một khi để tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức sẽ sản sinh các chất gây viêm, điển hình là TGF-β, chất này là yếu tố chủ chốt kích hoạt tế bào hình sao chuyển dạng thành nguyên bào sợi cơ, làm tăng sản sinh xơ sợi dẫn đến mối nguy hiểm khó lường, cho gan đó là tình trạng xơ gan.

Kupffer kích hoạt tế bào

Kupffer kích hoạt tế bào hình sao làm tăng sản sinh xơ sợi gây xơ hóa gan.

Quá trình hỗ trợ cải thiện, kiểm soát tốt tế bào Kupffer cùng một chế độ ăn uống khoa học, chú trọng xem xét kỹ lưỡng các thành phần dinh dưỡng nạp vào cơ thể sẽ giúp bạn hạn chế quá trình diễn tiến nguy hiểm sang xơ gan.

2. Người chưa bị bệnh gan

Đối với người chưa mắc các vấn đề về gan nên kiểm soát tế bào Kupffer và chủ động chống độc cho gan ngay từ bây giờ. Trước hiểm họa từ bia rượu và thực phẩm bẩn bủa vây như hiện nay, các yếu tố độc hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào gan của bạn, nhanh chóng kích hoạt tế bào Kupffer, gây viêm gan và làm “cầu nối” dẫn đến biến chứng nguy hiểm: xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, hỗ trợ phòng chống xơ gan được xem như hỗ trợ phòng chống “bản án chung thân” đến với mỗi người, một khi gan bị xơ hóa sẽ không bao giờ còn cơ hội để hồi phục.

Phòng ngừa xơ gan bằng giải pháp thông minh kiểm soát tốt hoạt động của tế bào Kupffer

Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phân tử, gần đây các nhà khoa học Mỹ phát hiện tinh chất Wasabia và S. Marianum (có trong HEWEL) thiên nhiên có khả năng kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer.

Nghiên cứu dưới góc độ sinh học phân tử cho thấy, S. Marianum kết hợp cùng Wasabia Japonica giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, làm hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… Nhờ vậy, bộ đôi tinh chất này giúp cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm gan, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa xơ hóa hiệu quả.

Đánh giá bài viết
03:38 24/08/2023
Tác Giả: Đội Ngũ Hewel - Eco Pharma

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Suy gan cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa

Suy gan cấp là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương không phục hồi, gan nhanh chóng mất khả năng hoạt động và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chủ động tìm hiểu các thông tin về...
Chi tiết

7 cách phòng bệnh xơ gan hiệu quả mà cực kỳ đơn giản hiện nay

Xơ gan có thể gây ra các tổn thương gan không thể phục hồi, làm tăng nguy cơ ung thư gan và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hiện tại, chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh xơ gan. Do đó, chủ động phòng ngừa xơ gan...
Chi tiết

Nóng trong người nổi mụn: 10 nguyên nhân và cách điều trị

Nếu phát hiện cơ thể dễ bị mẩn ngứa, xuất hiện các nốt mụn đỏ,... bạn nên chú ý theo dõi bởi đó có thể là biểu hiện của tình trạng nóng trong người nổi mụn. Đây cũng có thể dấu hiệu là cảnh báo cho những vấn đề về...
Chi tiết

6 triệu chứng viêm da dị ứng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành. Bệnh ngoài gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày còn có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác...
Chi tiết

Nóng trong người nên ăn trái cây gì? 13 hoa quả giải nhiệt?

Không ít người cho rằng, ăn nhiều các loại trái cây giải nhiệt có thể giúp cải thiện tình trạng nóng trong người. Điều này có đúng không? Và nóng trong người nên ăn trái cây gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chi tiết

Suy gan nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Suy gan là bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh suy gan nên ăn gì và tránh những thực phẩm nào là vấn đề quan tâm của nhiều người. Danh sách những...
Chi tiết