3 Lưu ý khi tiêm phòng vaccine ngừa viêm gan B

24-06-2016

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

20% Trường hợp viêm gan siêu vi B mãn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và 2,5% số bệnh nhân xơ gan mỗi năm có nguy cơ bị ung thư gan. Thực tế cho thấy, khi đã mắc bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính, việc hỗ trợ cải thiện khá tốn kém và phức tạp. Trong khi đó, tiêm ngừa vaccine viêm gan B là cách hỗ trợ phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1. Xét nghiệm trước khi tiêm ngừa viêm gan B

Theo thống kê của Bộ Y tế, 8-25% dân số bị mắc viêm gan siêu vi B. Đây là một con số rất cao khiến viêm gan siêu vi B trở thành mối quan tâm của ngành y tế và toàn cộng đồng.Hiện nay, theo chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và chỉ đạo của Bộ Y tế, nước ta chỉ mới phổ cập tiêm ngừa viêm gan siêu vi B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ. Đối với người lớn, hoàn toàn nên chích ngừa nếu chưa bị nhiễm siêu vi viêm gan B. Việc tiêm phòng viêm gan siêu vi B được xem là rất an toàn và chưa có một chống chỉ định nào.

tiêm phòng vaccine viêm gan b

May mắn hơn so với HIV và các loại virus viêm gan khác cùng đường lây (như viêm gan C, D)…viêm gan B đã có vaccine hỗ trợ phòng ngừa.

Trước khi tiêm ngừa, cần xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm chưa và cơ thể đã có kháng thể hay chưa. Hai xét nghiệm tối thiểu trước khi tiêm phòng là HbsAg và antiHBs.

HBsAG antiHBs Tình trạng
(-) (+) Đã bị nhiễm nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đã tạo kháng thể bảo vệ nên không cần tiêm ngừa
(-) (-) Có thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì nên chích ngừa.
(+) (-) Cơ thể đang bị nhiễm mà chưa được bảo vệ cũng không cần phải chủng ngừa, mà tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà chuyên gia quyết định hỗ trợ cải thiện hay theo dõi.

2. Ghi nhớ lịch chích nhắc

Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh của vaccine viêm gan siêu vi B nói riêng và tất cả các loại vaccine khác, tuân thủ đúng lịch chích nhắc là điều bắt buộc.

Hiện nay, đa số các trường hợp, người ta áp dụng lịch chủng ngừa: 0-1-6. Cụ thể:

  • Mũi 1: sau khi có kết quả xét nghiệm đủ điều kiện chích ngừa
  • Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 một tháng
  • Mũi 3: sau khi tiêm mũi 1 sáu tháng

Cần tiêm đúng và đủ 3 mũi theo lịch để tạo được mức kháng thể bảo vệ lâu dài. Sau khi tiêm mũi 3 từ một đến hai tháng, bạn có thể xét nghiệm antiHBs để xem có đủ kháng thể bảo vệ hay không (antiHBs ≥ 10 mIU/mL).

vaccine phòng viêm gan

Theo thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm dần. Liều vaccine nhắc lại sẽ giúp gợi lại trí nhớ của hệ miễn dịch để tái sản xuất lượng kháng thể mà trước đó đã được tạo ra sau mũi tiêm ngừa đầu tiên

Bên cạnh việc tiêm ngừa viêm gan B, bia rượu, thuốc lá, thực phẩm “bẩn”… từ môi trường sống hiện nay cũng có nguy cơ tàn phá gan không nhỏ. Vì vậy, rất cần thiết hỗ trợ chống độc, phòng ngừa bệnh cho gan, giúp gan thực hiện tốt 500 vai trò khử độc – chuyển hóa – dự trữ của mình.

3. Cần tiêm lại khi nồng độ kháng thể xuống thấp

Tiêm vaccine viêm gan B có giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh 100% hay không là thắc mắc của nhiêu người. Trên thực tế, tiêm phòng vaccine viêm gan siêu vi B là biện pháp hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả nhưng không thể đạt 100%. Vẫn có nhiều trường hợp có thể mắc viêm gan B dù đã tiêm phòng.

Cụ thể, khi có đủ kháng thể bảo vệ sau khi tiêm ngừa 3 mũi vắc-xin, bạn sẽ được bảo vệ trong thời gian lâu dài, nhưng khả năng tạo được kháng thể bảo vệ là > 90%.

Trong một số trường hợp, kháng thể có thể giảm xuống dưới mức bảo vệ như ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo, người phải truyền máu thường xuyên do mắc phải một bệnh lý nào đó. Đối với những trường hợp trên, chuyên gia sẽ chỉ định kiểm tra kháng thể và tiêm nhắc vaccine để giúp gia tăng nồng độ kháng thể.

Đánh giá bài viết
19-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết

4 cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả và đúng khoa học

Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, khoảng 296 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính, với 1,5 triệu ca nhiễm mới...
Chi tiết

Viêm gan B thể ngủ: Nguyên nhân, xét nghiệm và cách điều trị

Viêm gan B thể ngủ là một thể virus viêm gan B ở dạng ngủ, không hoạt động. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan vì bệnh có thể trỗi dậy bất cứ khi nào khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút. 
Chi tiết

Viêm gan B cấp tính: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B, chúng thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn mãn tính với các triệu chứng nặng như xơ gan, ung thư gan. 
Chi tiết

Bị viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn không và cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống của người viêm gan B là vấn đề quan tâm của rất nhiều người. Trong đó, có thắc mắc viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn hay không và cần lưu ý gì. Những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết...
Chi tiết

7 cách phòng ngừa viêm gan siêu vi hiệu quả, chuẩn an toàn

Viêm gan siêu vi là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng gan và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước...
Chi tiết