Virus viêm gan A sau khi đi vào cơ thể sẽ theo đường máu đến gan, làm tổn thương tế bào gan. Thông thường, hầu hết người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn và có được miễn dịch với bệnh suốt đời sau khi nhiễm virus viêm gan A. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đặc biệt bệnh bùng phát gây suy gan, đe dọa đến tính mạng, buộc người bệnh phải điều trị tại bệnh viện, thậm chí phải ghép gan. (
1)
1. Các triệu chứng bệnh viêm gan A dễ bỏ qua
1.1 Cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi
Cảm giác người mệt mỏi có thể xảy ra khi bạn thức khuya, làm việc quá sức, hay đơn giản chỉ là do không uống đủ nước. Tuy nhiên, khi đã chủ động thay đổi những thói quen ấy, toàn thân vẫn có cảm giác khó chịu, cơ thể mệt mỏi, không có sức sống và tình trạng này xảy ra liên tục, kéo dài hơn 1 tuần thì hãy cảnh giác, đó có thể là triệu chứng viêm gan A.
Khi gan bị viêm do sự tấn công của virus viêm gan A (HAV), gan sẽ hoạt động kém, khả năng xử lý độc tố bị giảm, khi ấy các chất độc hại được giữ lại trong cơ thể nhiều hơn khiến cho toàn thân có cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
1.2 Hay bị rối loạn tiêu hóa
Một trong những vai trò đặc biệt quan trọng của gan là tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, tiết mật để phân giải chất béo cho cơ thể dễ hấp thụ. Nhưng khi nhiễm virus viêm gan A thì vai trò đó kém đi, khả năng sản xuất và bài tiết mật của gan bị giảm, khi ấy sẽ xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như: đau vùng bụng phải (bên dưới xương sườn dưới), buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… Khi cơ thể thường xuyên gặp phải những vấn đề trên, bạn nên đi khám sức khỏe vì đây có thể là những dấu hiệu bệnh viêm gan A cảnh báo sớm.
Rối loạn tiêu hóa là triệu chứng “điển hình” của bệnh viêm gan A
1.3 Thường bị sốt nhẹ
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp, gây ra bởi nhiều bệnh lý (nhiễm trùng máu, viêm đường tiết niệu...). Nhưng nguyên nhân thường gặp là do cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh vật tạo phản ứng viêm. Khi HVA tấn công làm gan bị viêm, thì lượng bạch cầu được điều động tăng cao để chống lại các tác nhân xâm nhập, từ đó gây sốt nhẹ.
Do đó, khi cơ thể thường xuyên bị sốt, đặc biệt có tính giờ giấc (thường xảy ra ở một khoảng thời gian nhất định) đây có thể là dấu hiệu bệnh viêm gan A. Khi ấy, bạn hãy đi khám để kiểm tra xem mình có đang bị viêm gan A hay là các bệnh nào khác.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây viêm gan A để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
1.4 Những biểu hiện ngoài da (ngứa, mụn nhọt)
Ngứa có thể xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thực phẩm, mỹ phẩm, mùi hay côn trùng cắn, nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh viêm gan A. Khi gan bị viêm, đường lưu thông của mật từ ống mật vào ruột non có thể bị tắc nghẽn, mật tích tụ trong da từ đó gây ngứa. Ngứa có thể xuất hiện toàn thân nhưng không phát ban đỏ, hoặc gây tổn thương da. Đặc biệt, thường ngứa nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và nhất là vào lúc sáng sớm.(
2)
1.5 Nước tiểu có màu vàng sẫm
Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường có màu vàng nhạt hoặc trắng trong do chịu ảnh hưởng chủ yếu từ sắc tố vàng ở niệu đạo. Tuy nhiên, nếu nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm trong một thời gian dài, thì đó không chỉ là biểu hiện của viêm niệu đạo mà còn có thể là
triệu chứng viêm gan A mà bạn cần phải cảnh giác.(
4)
1.6 Đau khớp
Đau khớp rất có thể là biểu hiện của viêm gan A. Ngoài ra, khi viêm gan ở giai đoạn khởi phát, cơ thể có sức đề kháng suy giảm, các yếu tố gây viêm dễ tấn công vào các cơ quan tổ chức khác, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp.
khi viêm gan ở giai đoạn khởi phát, cơ thể có sức đề kháng suy giảm, các yếu tố gây viêm dễ tấn công vào các cơ quan tổ chức khác gây ra bệnh viêm khớp
2. Những đối tượng dễ nhiễm bệnh viêm gan A
Bệnh viêm gan A rất dễ lây truyền thông qua con đường tiếp xúc hằng ngày như ăn thức ăn hoặc uống nước có nhiễm virus. Vì vậy, môi trường, nguồn nước, tình trạng vệ sinh là những yếu tố quan trọng có liên quan đến việc lây truyền bệnh. Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm gan A có thể kể đến như:
- Người sống trong khu vực có tiêu chuẩn vệ sinh kém, chất lượng môi trường thấp. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 90% trẻ em sống ở các quốc gia có chất lượng vệ sinh kém sẽ mắc bệnh viêm gan A khi 10 tuổi.
- Trong gia đình có người bị nhiễm virus viêm gan A và có thói quen ăn uống chung, dùng chung chén bát, chai lọ đựng nước, bàn chải đánh răng…
- Không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Sử dụng thực phẩm bẩn, nguồn nước kém vệ sinh.
- Trực tiếp chăm sóc cho người bị bệnh viêm gan A.
- Đi du lịch hoặc làm việc tại những vùng miền có tỉ lệ viêm gan A cao.
- Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn-miệng với người đang nhiễm virus.
3. Một người có thể lây truyền virus viêm gan A mà không có triệu chứng không?
Câu trả lời là có. Rất nhiều người, đặc biệt là trẻ em khi nhiễm virus viêm gan A thường không có triệu chứng. Điều đáng nói, một người có thể truyền virus viêm gan A cho người khác đến 2 tuần trước khi các triệu chứng xuất hiện.(
3)