​Gan đổ bệnh nhanh vì thực phẩm bẩn

10:05 05/05/2016
“Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn như ngày nay!”. Đây là lời cảnh báo rất xác thực khi nói về thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay. Nằm ở vị trí cửa ngõ, gan là cơ quan đầu tiên hứng chịu tổn thương. 
Các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc… từ thực phẩm “bẩn” khi vào cơ thể đầu tiên sẽ kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức làm sản sinh các chất gây viêm, phá hủy và làm hoại tử tế bào gan. Điều đáng nói, khi gan bị mất khả năng chống độc cùng nhiều vai trò quan trọng khác, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm độc, thiếu dưỡng chất và mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm tại não, thận…

 

Thực phẩm bẩn là gì?

Thực phẩm bẩn là những loại thức ăn, đồ uống không rõ nguồn gốc xuất xứ, có thể chứa nhiều vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, chất tạo nạc, các loại kháng sinh, chất bảo quản, hóa chất nhuộm màu hoặc tẩy trắng, phụ gia tạo mùi độc hại… không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan chức năng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đây chỉ là những cách gọi chung chung chứ chưa có định nghĩa rõ ràng.

thực phẩm gây hại gan

Thực phẩm bẩn có thể có mặt trong mọi bữa ăn hàng ngày của chúng ta nhưng rất khó phát hiện

Hiện tại, đã có những quy chuẩn về thực phẩm an toàn cũng như không an toàn và mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn. Khi một loại thực phẩm chứa các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe thì sẽ được xếp vào nhóm thực phẩm không an toàn.

Theo Cục An toàn thực phẩm năm 2020, tính đến ngày 31/5, toàn quốc đã ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người.

Điểm lại những vụ vi phạm an toàn thực phẩm gây hoang mang dư luận!

Theo báo Người lao động đưa tin, 3/2019 cả nước đau lòng vì hàng trăm em học sinh ở Thuận Thành, Bắc Ninh có kết quả dương tính với bệnh sán lợn gạo. Qua điều tra của cơ quan chức năng phát hiện thức ăn của trẻ là phần thịt đông lạnh để rất lâu đã nát vụn. Ngoài ra, cơ sở cung cấp nguồn thực phẩm này còn cung cấp thức ăn cho hơn 19 trường mầm non khác trên địa bàn.

Theo báo 24h đưa tin, 14/5/2019 đoàn kiểm tra bất ngờ phát hiện tại kho sân của cơ sở chế biến thực phẩm An Phát, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đang tập kết 10 bao tải bên trong chứa đến 800kg lòng lợn thối, đã chuyển màu đen, bốc mùi nặng, chảy nước, không đảm bảo vệ sinh thú ý và an toàn thực phẩm. Vào cuộc điều tra, toàn bộ số hàng hóa này đều không xuất trình hóa đơn chứng minh nguồn gốc, không có tem vệ sinh thú y, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định.

Theo Vietnamnet đưa tin phóng sự của VTV vào những ngày cận Tết Nguyên Đán 2019, một cơ sở chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã khiến dư luận vô cùng hoang mang về quá trình hô biến lợn chết thành những món đặc sản thịt lợn hun khói, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng… Cụ thể, chỉ sau 1 đêm, những con lợn lở mồm, chết thâm đen, chảy dịch, bốc mùi hôi thối nồng nặc đã được lột da, lọc lấy phần thịt nạc chưa bị thối rữa. Sau đó thái lát và trộn với nhiều loại gia vị để tạo mùi thơm sấy thành những miếng thịt lợn thơm phức, khó bị phát hiện.

Cũng theo báo Vietnamnet đưa tin vào 5/2020 Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hải Phòng phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức tiêu hủy 24 tấn nội tạng, tai, mũi và lưỡi lợn đông lạnh nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Nhà máy Xử lý chất thải Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng và 720kg nầm lợn, trứng gà non đông lạnh nhập lậu ở Lào Cai.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng thực phẩm bẩn tràn lan

Lý giải tình trạng thực phẩm bẩn có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây, ghi nhận có 3 nguyên nhân chính

1. Lòng tham lợi nhuận của nhiều người sản xuất đã “phun vòi” cho thực phẩm bẩn tràn lan

“Người Việt đang giết hại lẫn nhau” – xuất phát từ lợi ích cá nhân, sự hấp dẫn từ lợi nhuận, đồng tiền đã làm mờ đôi mắt và “mù lòa” nhân phẩm. Họ trục lợi bất chất tội lỗi, bán rẻ lương tâm, kiếm lời bằng mọi giá, coi thường sức khỏe cộng đồng.

Cụ thể thay vì nuôi lợn 6-7 mới đủ trọng lượng xuất chuồng thì ngày nay nhiều người vì lợi nhuận đã dùng “thuốc” tăng trưởng và chỉ trong vòng 2-3 tháng có thể xuất chuồng, mỗi tháng lợn tăng 30-40kg. Nhiều cơ sở còn dùng hóa chất hô biến thịt heo thành thịt bò, tôm sú bơm hóa chất, vỗ béo lươn bằng thuốc tránh thai, củ ráy thành ngọc dương. Các cơ sở chế biến mứt, giò chả, nem dùng chất kích thích để cho sản phẩm được lâu hơn… Tất cả các loại thực phẩm này đến tay người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, về lâu về dài sẽ gây ra các bệnh lý nguy hiểm, thậm chí là ung thư.

2. Xuất phát từ việc hiểu biết và nhận thức của người tiêu dùng

Rất ít người tiêu dùng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để phân biệt được thực phẩm bẩn và sạch. Nhiều người lấy mức độ bị sâu và xấu của thực phẩm để làm “thước đo” độ sạch của chúng vì cho rằng những sản phẩm sạch là rau bị sâu, nhưng điều này không chắc đúng vì chưa có bằng chứng nghiên cứu nào chứng minh cả. Ngoài ra, một số người dù biết thực phẩm bẩn, có thể gây hại cho cơ thể nhưng vì ham rẻ họ mua bất chấp về dùng.

3. Sự quản lý lỏng lẻo và biện pháp chế tài thiếu răn đe của cơ quan quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm

Việc quản lý, thanh tra, phòng chống thực phẩm bẩn của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, chế tài xử phạt chưa đủ răn đe, người dân còn thờ ơ với việc phòng chống vi phạm an toàn thực phẩm, khiến vấn nạn thực phẩm bẩn vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Tác hại của thực phẩm bẩn

Những hậu quả của thực phẩm bẩn không ngừng “leo thang”, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo mọi người:

Ngộ độc cấp tính (ngộ độc thức ăn): Các thực phẩm bẩn có dư thừa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học, hóa chất bảo quản… dung nạp vào cơ thể sẽ gây tình trạng ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, ói mửa, rối loạn đường ruột, người mệt mỏi, nặng hơn có thể đi cầu ra máu, hôn mê…

ngộ độc thực phẩm bẩn

Ngộ độc cấp tính do thực phẩm bẩn sẽ gây ra triệu chứng đau bụng, nôn mửa, mệt mỏi…

Ngộ độc mạn tính: Sử dụng thực phẩm bẩn trong thời gian dài, ngoài gây nên tình trạng ngộ độc cấp tính còn ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu về dài. Những loại hóa chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kháng sinh… có thể không gây cơn ngộ độc cấp tính nữa nhưng sẽ ngấm từ từ vào từng tế bào trong cơ thể với biển hiện cụ thể là một số bệnh về đường tiêu hóa… thậm chí những chất độc có trong thực phẩm bẩn còn là tác nhân gây rối loạn nội tiết, vô sinh, dị tật thai nhi, ung thư.

Tử vong: Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất khi sử dụng thực phẩm gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Điển hình là vụ ngộ độc pate chay do chất kịch độc botulinum gây chết nhiều người từ Bắc vào Nam tháng 9 năm 2020.

Độc chất và quá trình kích hoạt quá mức tế bào Kupffer gây bệnh gan

Mặt khác, các độc chất cũng khiến tế bào gan làm việc quá sức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer mạnh mẽ, và một lần nữa gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, cơ thể dễ bị nhiễm độc từ nhiều nguồn khác nhau. Thực phẩm “bẩn” là cách gọi chung cho những loại thực phẩm được chế biến, sản xuất không đảm bảo an toàn vệ sinh, có thể chứa nhiều vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, chất tạo nạc, các loại kháng sinh, chất bảo quản, hóa chất nhuộm màu hoặc tẩy trắng, phụ gia tạo mùi độc hại…

thực phẩm có lợi cho gan

Nhiều thực phẩm nhìn tươi ngon, nhưng chứa nhiều hóa chất nhuộm màu, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng.

Nếu lượng độc chất từ thực phẩm “bẩn” cũng như từ môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc men… tích tụ trong cơ thể tăng dần theo thời gian, sẽ âm thầm làm cho gan bị hủy hoại nghiêm trọng bởi tế bào Kupffer được kích hoạt quá mức. Hậu quả là gây ra nhiều tình trạng bệnh lý tại gan như tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan cũng như nhiều bệnh lý tại các cơ quan khác.

Chủ động chống độc, bảo vệ gan

PGS Hoàng cho biết, đứng trước “vòng vây” độc chất, việc “giải độc cho gan” theo cách hiểu thông thường là chưa đủ, bởi một khi gan đã bị nhiễm độc, hư tổn thì rất khó có thể phục hồi. Do vậy, cần chủ động chống độc, bảo vệ gan ngay từ khi gan chưa bị nhiễm độc hoặc nhiễm độc chưa nặng nề, giúp gan duy trì tốt nhiều vai trò quan trọng, bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế sự xâm nhập của các độc chất, đồng thời chủ động kiểm soát từ gốc cơ chế sinh bệnh gây các tổn thương gan là do sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer.

Kupffer hoạt động quá mức

Tinh chất Wasabia và S. Marianum (có trong HEWEL) kiểm soát hiệu quả hoạt động tế bào Kupffer, từ đó giúp chủ động chống độc, bảo vệ gan từ gốc

Trên cơ sở nhận biết rõ vai trò quan trọng của tế bào Kupffer trong cơ chế gây bệnh ở gan; gần đây, nhờ vào những thành tựu vượt trội của ngành công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã ứng dụng thành công tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên giúp kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer.

Nghiên cứu tại Nhật và Đức cho thấy, việc sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer trước tác động của các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng…, làm giảm trên 50% các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… sau 6 tuần. Nhờ đó, hạn chế được quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn chặn hình thành các mô sợi gây xơ gan. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần loại protein bảo vệ cơ thể là Nrf2 chỉ sau 6 giờ, kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại.

Hiện nay trên thị trường, Wasabia và S. Marianum là thành phần của HEWEL– tăng cường giải độc, bảo vệ gan tức thì khỏi các độc tố từ thực phẩm “”bẩn”, bia rượu, thuốc lá, thuốc hỗ trợ cải thiện. Nhờ kiểm soát tế bào Kupffer, tác động vào gốc tác nhân gây hại gan, Hewel làm giảm nhanh các triệu chứng nóng nảy, mẩn ngứa, mụn nhọt, chán ăn, mệt mỏi biểu hiện bên ngoài cho lá gan luôn khỏe mạnh giữa vòng quay độc chất.

wasabia

S. Marianum khi kết hợp cùng Wasabia, mang đến tác dụng vượt trội trong việc kiểm soát tế bào Kupffer, chống lại các yếu tố độc hại từ thực phẩm “bẩn”, bia rượu, thuốc lá, vi khuẩn, virus và thuốc cải thiện

“Như vậy, bên cạnh việc hạn chế tối đa các loại thực phẩm “bẩn”, kiểm soát tế bào Kupffer trước sự tấn công của các độc chất là giải pháp đột phá mới và khoa học trong việc chủ động chống độc, bảo vệ gan”, PGS Hoàng nhấn mạnh.

Đánh giá bài viết
09:16 23/08/2023
Tác Giả: Đội Ngũ Hewel - Eco Pharma

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

5 tác hại của gan nhiễm mỡ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe

Gan nhiễm mỡ là hệ quả của lối sống thiếu khoa học. Điều đáng nói, đa số chúng ta vẫn chưa thực sự nhận thức được mức độ nghiêm trọng và tác hại của gan nhiễm mỡ. Hãy cùng tìm hiểu về gan nhiễm mỡ để bảo vệ sức khỏe...
Chi tiết

Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không? [Bật mí sự thật]

Virus viêm gan C (HCV) có thể gây ra tình trạng viêm gan cấp tính và mãn tính, làm tổn thương tế bào gan và dẫn đến sự hình thành các mảng xơ ở mô gan. Vậy viêm gan C có lây qua đường nước bọt không và có những...
Chi tiết

Bị gan nhiễm mỡ uống gì? Nên uống nước nào cho hết bệnh nhanh?

Gan nhiễm mỡ uống gì hết là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lẽ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Để biết đâu là thức uống trị gan nhiễm mỡ, mời bạn...
Chi tiết

15 nước uống thanh nhiệt, mát gan cho cơ thể tràn đầy sức sống

Theo quan niệm dân gian, nước uống thanh nhiệt có tác dụng giúp làm mát, thanh lọc cơ thể và hỗ trợ chức năng gan, thích hợp dùng trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, không phải loại thức uống thanh nhiệt nào cũng có tác dụng làm mát, giải...
Chi tiết

Gan nhiễm mỡ nhẹ: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Gan nhiễm mỡ có thể làm suy giảm chức năng gan và biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị đúng cách. Vậy gan nhiễm mỡ nhẹ có nguy hiểm không và có thể điều trị, phòng ngừa bằng...
Chi tiết

12 cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà tăng cường sức khỏe cho gan

Gan nhiễm mỡ chưa có thuốc đặc trị nên người bệnh thường tìm đến các phương pháp điều trị tại nhà, với mong muốn kiểm soát tình trạng bệnh và tăng cường sức khỏe cho gan. Vậy có những cách trị gan nhiễm mỡ tại nhà nào? Thế nào là...
Chi tiết