Tác hại của rượu bia như thế nào?
Theo thống kê từ Liên hợp quốc, dân số Việt Nam năm 2020 ở mức khoảng 97 triệu người, đứng thứ 14 thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tiêu thụ rượu bia của người Việt lại đứng đầu toàn cầu: 89.4% với trung bình 8.9 lít rượu bia/ người, theo Forbes.
Tốc độ tiêu thụ rượu bia của Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới (nguồn: Forbes)
Tác hại của bia rượu là gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), rượu bia là tác nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích trên cơ thể người. Trong đó, những tác hại điển hình mà rượu bia gây nên có thể kể đến như:
1. Làm teo não, rối loạn hệ thần kinh
Chỉ cần 30 giây kể từ khi uống rượu bia, chất cồn đã tác động đến não bộ. Chúng làm tắc nghẽn con đường mà các hóa chất trong não dùng để truyền tin. Điều này khiến tâm trạng con người thay đổi, phản xạ chậm và mất thăng bằng.
Các nghiên cứu được đăng trên Medical News Today cho thấy, tác hại của bia rượu lên hệ thần kinh không những làm giảm chất xám, mà còn khiến não bị teo lại. Trung bình, có đến 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết chỉ vì uống một ly rượu. Các tế bào thần kinh chết dần sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, thiếu tỉnh táo, đau đầu, mất ngủ…
Đặc biệt, rượu bia được xem là một chất tác động tâm thần mạnh, có thể gây ra các rối loạn thần kinh như lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, dễ kích động, gia tăng xu hướng tự tử hoặc tấn công. Theo thống kê, có khoảng 50% vụ tai nạn giao thông và 70% vụ phạm pháp hình sự ở nhóm tuổi dưới 30 ở Việt Nam xuất phát từ việc sử dụng rượu bia.
Rượu bia khiến người uống không điều khiển được hành vi, có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và rối loạn xã hội
2. Dễ mắc bệnh tim mạch
Uống rượu bia thường xuyên và trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp, nguy cơ gây bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim…
Lý do là khi uống rượu bia nhiều sẽ làm giãn mạch da, co mạch nội tạng, khiến huyết áp tâm thu lẫn huyết áp tâm trương đều tăng. Thói quen rượu bia cũng làm tăng các loại “mỡ xấu” trong cơ thể như triglyceride, LDL-cholesterol, gây xơ vữa động mạch, dẫn đến thiếu máu, nhồi máu.
3. Tăng nguy cơ ung thư
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp rượu bia vào nhóm các chất gây ung thư. Theo IARC, các độc chất trong rượu bia có liên quan đến ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại – trực tràng, gan, mật và ung thư vú.
Rượu bia làm tăng nguy cơ ung thư thông qua nhiều cơ chế khác nhau như: làm thay đổi cấu trúc ADN, protein và lipid (chất béo) trong cơ thể thông qua quá trình oxy hóa; làm suy yếu khả năng phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể; tăng quá mức nồng độ estrogen trong máu… Đặc biệt, tiêu thụ rượu bia ở mức độ nào cũng có nguy cơ ung thư.
4. Gan nhanh suy yếu, tổn thương nghiêm trọng
Gan là bộ phận dễ tổn thương nhất khi uống rượu bia thường xuyên. Khi vào cơ thể, chỉ có khoảng 10% lượng cồn từ rượu bia được đào thải qua đường nước tiểu, mồ hôi và khí thở, 90% sẽ tiến thẳng đến gan. Tuy nhiên, khả năng khử độc của gan có hạn, chỉ có thể lọc được khoảng 7g cồn trong 1 giờ (tức phải mất trung bình 85 phút mới lọc hết độc của 1 lon bia 330ml). Với những lá gan đã bị suy yếu do bệnh lý hoặc gan của người lạm dụng rượu bia, khả năng lọc chất độc sẽ giảm đi rất nhiều.
Khi các độc chất không được lọc kịp thời sẽ hấp thu vào cơ thể. Khi đó, độc tố kích hoạt các tế bào Kupffer tại gan sản sinh ra quá mức các chất gây viêm (như Interleukin, TNF-α, TGF-β…), làm chết các tế bào gan, khiến gan nhanh suy yếu và kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Rượu bia là tác nhân gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm của gan
Do đó, để giảm thiểu tác hại của rượu bia lên sức khỏe lá gan nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung, các chuyên gia khuyến nghị người dân không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. Một đơn vị cồn tương đương với 10 gam cồn nguyên chất trong dung dịch nước uống, tức tương đương với 3/4 chai/lon bia 330ml (5%), 1 ly rượu vang 100ml (13,5%), 1 cốc bia hơi 330ml hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%).
Song song đó, mỗi người cũng nên chủ động bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào gan khỏe mạnh để tăng khả năng xử lý chất cồn, giảm tác hại từ rượu bia và hạn chế sản sinh các chất gây viêm hủy hoại gan.
Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện 2 tinh chất Wasabia và S. Marianum có khả năng kiểm soát hoạt động quá mức của tế bào Kupffer, từ đó tăng khả năng khử độc, giải độc của gan trước các yếu tố gây hại (đặc biệt là rượu bia), giảm 50% việc sản sinh các chất gây viêm (như TNF-α, TGF-β, Interleukin…) và giảm đáng kể cảm giác mệt mỏi sau khi uống bia rượu.
Xem thêm video: Rượu bia phá hủy gan như thế nào?