6 Việc quan trọng cần nhớ khi chăm sóc bệnh nhân viêm gan siêu vi B
Bệnh viêm gan siêu vi B khi diễn tiến sang giai đoạn mạn thì việc hỗ trợ cải thiện đôi khi kéo dài suốt đời. Vì thế, khi trong gia đình có người đang hỗ trợ cải thiện viêm gan siêu vi B, bên cạnh việc nắm cách thức để bảo vệ mình khỏi lây bệnh, biết cách chăm sóc bệnh nhân viêm gan cũng phần nào giúp sức khỏe của người bệnh chóng hồi phục hơn.
1. Chống độc, giải độc và bảo vệ gan cho người thân
Ngoài việc tiêm vaccine ngừa viêm gan B, những người trong gia đình có bệnh nhân viêm gan siêu vi B đều cần phải có biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa và bảo vệ gan đúng cách để nuôi giữ một lá gan khỏe mạnh. Nghiên cứu tại Nhật và Đức cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum có tác dụng giúp tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại, giúp hạn chế được quá trình viêm và tổn thương gan, hỗ trợ ngăn chặn hình thành các mô sợi gây xơ gan.
2. Không nên quá lo lắng
Khác với viêm gan siêu vi A lây qua đường tiêu hóa, viêm gan B gần như không lây qua mồ hôi và nước bọt, va chạm trong đời sống hàng ngày. Việc ngồi cùng bàn ăn với người viêm gan B cũng không là vấn đề đáng lo. Vì thế, người thân chăm sóc bệnh nhân viêm gan B không nên quá lo lắng và tuyệt đối không cô lập người bệnh bằng yêu cầu họ nấu nướng riêng biệt và dùng những chén bát riêng khiến họ sa sút tinh thần, ảnh hưởng đến việc hỗ trợ cải thiện.
Tuy nhiên bạn cũng không nên quá chủ quan. Trong sinh hoạt hằng ngày, các thành viên trong gia đình cần lưu ý không dùng chung các dụng cụ cá nhân như dao cạo râu, đồ làm móng, bàn chải đánh răng, lược chải đầu…Trong nhà nên có sẵn găng tay y tế để thuận tiện và an toàn cho việc chăm sóc vết thương hở của bệnh nhân viêm gan B.
4. Tạo không khí vui vẻ
Viêm gan siêu vi B nếu được hỗ trợ cải thiện kịp thời và hợp lý thì khả năng phục hồi của bệnh nhân tương đối cao. Chính vì thế, người bệnh cũng như người thân trong gia đình không nên có tâm trạng buồn, thất vọng. Thay vào đó, trạng thái vui vẻ, thoái mái, lạc quan sẽ giúp quá trình hỗ trợ cải thiện thuận lợi hơn.

Vui vẻ và lạc quan là một yếu tố “tinh thần trị liệu” rất hiệu quả
Trong sinh hoạt hằng ngày, người chăm sóc bệnh nhân viêm gan cần lưu ý để người bệnh được nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng, nhọc sức. Tuy nhiên, điều không có nghĩa nên để hạn chế vận động. Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tinh thần thoải mái và tăng sức đề kháng.
3. Chăm sóc bệnh nhân viêm gan B bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng khoa học cân đối đầy đủ dưỡng chất là yếu tố rất cần thiết hỗ trợ trong quá trình hỗ trợ cải thiện. Về dinh dưỡng, bệnh nhân viêm gan nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm như thịt cá, trứng, sữa…và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…. Cần giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán. Ở người đang viêm gan, họ thường mất cảm giác ăn ngon và ăn không tiêu, buồn nôn nên người thân cần chú ý chia nhỏ bữa ăn.
Trong chế biến và nấu nướng hằng ngày, lựa chọn thực phẩm sạch và giữ gìn vệ sinh thực phẩm là rất quan trọng. Vì gan là cơ quan có chức năng chính là xử lý và đào thải chất độc cho cơ thể, nên nếu người bệnh ăn phải những thực phẩm bẩn chứa vi khuẩn, hóa chất, gan sẽ phải làm việc nhiều hơn. Ngoài ra, độc chất từ các loại thực phẩm bẩn còn trực tiếp hoặc gián tiếp kích hoạt tế bào Kupffer – nằm trong xoang gan hoạt động quá mức phóng tiết các chất gây viêm, đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan.
5. Nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng liều, đúng giờ
Liệu trình hỗ trợ cải thiện viêm gan B đôi khi kéo dài nhiều năm thậm chí cả đời. Bệnh nhân sẽ có tâm ký chán nản và thất vọng khi tình trạng viêm gan kéo dài lâu. Trong khi đó, việc không tuân thủ hỗ trợ cải thiện như uống thuốc không đúng liều, đúng giờ hoặc tự ý ngưng thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến tiên lượng hỗ trợ cải thiện. Vì thế, động viên và nhắc nhở người bệnh kiên trì tuân thủ hỗ trợ cải thiện là điều người chăm sóc bệnh nhân viêm gan B cần làm.

Cùng bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe định kỳ vừa là cách thể hiện sự quan tâm vừa giúp người nhà biết rõ hơn tình trạng của người bệnh
Tất cả các chuyên gia đều khuyến cáo người thân trong gia đình nên cùng đi khám bệnh định kỳ cũng bênh nhân để nắm được tình trạng bệnh cũng theo dõi sự tiến triển của bệnh để tránh những bất ngờ. Khi cùng bệnh nhân đi khám, bạn cũng sẽ được chuyên gia dành cho những lời khuyên thiết thực khi chăm sóc bệnh nhân viêm gan B
6. Cập nhật những kiến thức đúng trong hỗ trợ điều trị viêm gan
Bệnh nhân viêm gan thường có tâm lý quá âu lo, sợ sệt. Có người thường chấp nhận và tránh không uống bất cứ một thứ thuốc gì một phần cũng vì sợ gan họ sẽ tổn thương hơn với phản ứng phụ của thuốc. Nhưng cũng không ít người chỉ cần nghe nói có thuốc đông ý, thuốc bắc, thuốc nam hay thảo dược bổ gan, phục hồi chức năng gan là uống kiểu “vái tứ phương” mà không tìm hiểu thành phần và cơ chế tác dụng đã được kiểm chứng hay chưa. Trong khi đó, thuốc không tác động vào cơ chế bệnh sinh của bệnh gan sẽ làm bệnh diễn tiến xấu hơn.
Tóm lại, khi đang sống cùng và chăm sóc bệnh nhân viêm gan B, người nhà cần hiểu rõ bệnh lý của họ. Tuy là bệnh có thể lây nhiễm nhưng không quá đáng sợ và có thể chủ động hỗ trợ phòng ngừa bằng vaccine. Việc chăm sóc, động viên và cho người bệnh những lời khuyên đúng sẽ đem lại những ảnh hưởng tốt trong quá trình hỗ trợ cải thiện.