4 cách điều trị suy gan phổ biến: Có chữa khỏi được không?

Gan là cơ quan nội tạng đơn lớn nhất đảm nhiệm những chức năng quan trọng trong cơ thể. Ở người mắc bệnh lý suy gan, lá gan không thể hoạt động bình thường dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là  những cách điều trị suy gan phổ biến hiện nay và những điều cần lưu ý khi chữa, điều trị suy gan.


điều trị suy gan

Thế nào là bệnh suy gan?

Suy gan (tiếng Anh là Liver failure) là tình trạng gan bị tổn thương quá mức nên không thể tự tái tạo lại được, dẫn đến mất chức năng gan. Các dạng suy gan phổ biến gồm suy gan cấp tính (diễn ra nhanh, chỉ trong vài ngày đến vài tuần và rất nguy hiểm, có thể gây tử vong) và suy gan mạn tính (diễn ra chậm hơn, từ vài tháng đến vài năm, là biến chứng của các bệnh lý về gan khác).
 
Những nguyên nhân gây ra suy gan cấp tính thường là do siêu vi gây viêm gan; rượu bia, thuốc lá; các chất độc trong thực phẩm, môi trường; sử dụng quá liều các loại thuốc như paracetamol, thuốc kháng viêm,... 
 
Suy gan mạn tính thường phát triển từ việc viêm gan làm tăng hình thành các mô sẹo gây xơ hóa gan. Khi các mô sẹo xuất hiện càng nhiều và thay thế các mô khỏe mạnh, sẽ trở thành xơ gan. Xơ gan có thể phát triển thành suy gan và ung thư gan nên việc phát hiện bệnh từ sớm có thể giúp điều trị suy gan hiệu quả hơn.
 
phương pháp điều trị suy gan
 
Suy gan là tình trạng gan bị tổn thương và mất chức năng 

Cách điều trị suy gan đúng khoa học

Khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện của bệnh suy gan, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm và điều trị theo phác đồ bác sĩ. Dưới đây là 4 phương pháp điều trị suy gan phổ biến hiện nay và những điều cần lưu ý đối với những phương pháp này.

1. Sử dụng thuốc 

Nếu tình trạng gan bị tổn thương chưa quá nghiêm trọng, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc để hỗ trợ hồi phục chức năng gan. Người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến suy gan, từ đó chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp.
 
  • Trường hợp người bệnh điều trị suy gan cấp do ngộ độc paracetamol (hay acetaminophen) thì cần được cho sử dụng Acetylcystein tức thời.
  • Người bệnh viêm gan B cũng có thể được kê các loại thuốc điều trị như Pegylated interferon alfa, Entecavir, Tenofovir disoproxil fumarate, Tenofovir alafenamide,... Đây là những loại thuốc kháng virus giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa bệnh lây nhiễm cho người khác.
  • Trường hợp người bệnh xơ gan, để cải thiện chức năng chuyển hóa của gan, bác sĩ có thể kể các loại thuốc như Glucocorticoid (dùng trong xơ gan do viêm gan siêu vi, xơ gan ứ mật), vitamin C, vitamin B12, Cyanidanol, Legalon,...
Việc sử dụng thuốc đặc trị phải đúng theo liều lượng mà bác sĩ kê đơn để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất và hạn chế việc dùng quá liều dẫn đến ngộ độc.(2)

2. Phẫu thuật 

Tùy bệnh lý gây nên tình trạng suy gan mà bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần gan bị tổn thương (gan bên trái hoặc bên phải) để chữa suy gan. Phẫu thuật này thường được áp dụng để loại bỏ khối u ác tính và các mô xung quanh khối u trong trường hợp ung thư gan. 
 
Bên cạnh hình thức phẫu thuật trực tiếp (phẫu thuật mở), người bệnh cũng có thể được phẫu thuật nội soi gan. Đây là một phương thức phẫu thuật có độ khó cao hơn, nhưng ít để lại biến chứng và giúp vết mổ phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, phương pháp này được áp dụng tương đối hạn chế, thường chỉ trong trường hợp các khối u lành tính và không ở gần các mạch máu lớn hay không có kích thước quá lớn.
 
Trước khi phẫu thuật, người bệnh cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe và các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, hô hấp, máu khó đông,... để kiểm tra xem có đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật hay không.
 
Ngay sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp các phản ứng như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau đầu,... Cách điều trị suy gan này thường có thể gây rất nhiều biến chứng như xuất huyết trong ổ bụng, chảy dịch ổ bụng, hình thành cục máu đông, nhiễm trùng, rò mật, viêm phổi,... nên người bệnh cần được theo dõi cẩn thận và báo ngay cho bác sĩ nếu có các biểu hiện lạ.
 
phẫu thuật điều trị suy gan
 
Phẫu thuật cắt bỏ phần gan tổn thương có thể dẫn đến nhiều biến chứng
 
Sau phẫu thuật, nên che chắn và vệ sinh vết mổ cẩn thận để hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết mổ. Nguy cơ suy gan sau mổ hay tái phát bệnh lý sau phẫu thuật cũng có khả năng xảy ra rất cao. Do đó, việc chú ý bảo vệ gan để gan sớm hồi phục chức năng là vô cùng quan trọng. Chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết và tuyệt đối không sử dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích khác để hỗ trợ quá trình hồi phục của gan.

3. Ghép gan

Nếu tỉ lệ gan bị tổn thương quá lớn khiến gan không thể tự tái tạo và hoạt động bình thường, đe dọa đến sự sống của người bệnh, biện pháp điều trị suy gan cuối cùng là ghép gan. Người bệnh sẽ được phẫu thuật để cắt bỏ phần gan bị tổn thương và ghép phần gan khỏe mạnh từ người hiến vào cơ thể. 
 
Đối tượng được ghép gan phải có tình trạng bệnh lý thuộc nhóm có thể ghép thì mới có thể thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được lựa chọn khi đảm bảo đủ 2 tiêu chí: sau khi phẫu thuật người bệnh có thể sống hơn 1 năm và chất lượng cuộc sống sau khi thực hiện ghép phải được đảm bảo. 
 
Một số điều kiện khác mà người bệnh phải đảm bảo để được ghép gan là không mắc các bệnh lý suy đa tạng, bệnh tim, phổi nghiêm trọng và phải dùng thuốc suốt đời sau khi ghép gan. Đối với những ca ghép gan để chữa suy gan do rượu, người bệnh phải cai rượu tối thiểu 6 tháng trước khi phẫu thuật.
 
Với người hiến gan, phải đảm bảo là người có lá gan và cơ thể khỏe mạnh. Người được lựa chọn để hiến gan thường là người thân hoặc bạn bè có cùng nhóm máu và kích thước cơ thể tương thích với người bệnh. Người trên 60 tuổi và bị các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, suy thận,... không được khuyến khích để hiến gan. Theo Quyết định năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế, các trường hợp không được hiến gan là người mắc bệnh ung thư, HIV, bệnh tâm thần, các bệnh chống chỉ định phẫu thuật, chẳng hạn như bệnh suy tim, bệnh suy đa tạng,...
 
Bên cạnh đó, người đã mất, thường là do chết não hay do tai nạn giao thông mà không bị tổn thương ở gan, cũng có thể hiến gan. Các trường hợp chống chỉ định hiến tạng ở người đã mất là: người bị ung thư, nhiễm HIV, giang mai, bệnh dại, bệnh lao, bệnh não bán cấp,...
 
ghép gan
 
Ghép gan là phương pháp điều trị suy gan cuối cùng để kéo dài tuổi thọ của người bệnh
 
Sau khi thực hiện phẫu thuật ghép gan, hầu hết bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường sau 6 tháng. Tuy nhiên, cách điều trị suy gan này cũng đem lại rất nhiều tác dụng phụ. Biến chứng phổ biến nhất là hiện tượng đào thải, xảy ra do cơ chế miễn dịch của cơ thể xem gan được ghép là vật lạ và tấn công phần gan mới. Hiện tượng này diễn ra ở đến khoảng 70% bệnh nhân ghép gan, đòi hỏi người bệnh phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. 
 
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, hoặc tăng nguy cơ ung thư. Nếu việc uống thuốc chống đào thải không đem lại kết quả như mong muốn hoặc người bệnh bị nhiễm trùng, phải đến gặp bác sĩ để theo dõi hoặc thực hiện ghép gan mới. Ngoài ra, sau khi ghép gan, các bệnh lý về gan cũng có thể tái phát. 

4. Các phương pháp khác

Ngoài những cách đã nêu ở trên, bác sĩ cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị suy gan mang tính chất hỗ trợ khác.
 
Trong trường hợp người bệnh bị suy gan do virus, đôi khi gan có thể tự phục hồi nên bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chăm sóc hỗ trợ để chờ đến khi virus ngừng tiến triển hoặc khi hệ miễn dịch cơ thể có khả năng đẩy lùi được virus. Người bệnh cũng cần có những biện pháp chăm sóc gan sau khi khỏi bệnh, tránh việc gan bị tấn công bởi nhiều nhân tố khác khi đang ở trong tình trạng suy yếu.
 
Để kiểm soát các dấu hiệu của suy gan cấp, bác sĩ còn có thể thực hiện lọc máu - hỗ trợ chức năng gan bằng cách lọc các chất độc sản sinh trong cơ thể. Ngoài ra, người bị suy gan cấp có thể được sử dụng gan nhân tạo (liệu pháp hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS) ở bên ngoài cơ thể để hỗ trợ khả năng khử độc của gan. Các phương pháp này có tác dụng hỗ trợ cho gan trong thời gian chờ đợi hồi phục chức năng hoặc đợi gan hiến tặng để làm phẫu thuật ghép gan. 
 
Đặc biệt, việc tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi từ sớm là rất cần thiết để hạn chế nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan từ nhiều nguồn khác nhau, hạn chế tình trạng suy gan cấp tính hoặc các biến chứng như xơ gan, suy gan mạn do viêm gan gây ra.
 
Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang không ngừng nghiên cứu và tìm tòi những cách điều trị suy gan hiệu quả hơn. Hiện nay, vẫn còn những phương pháp đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm như ghép tế bào gan, ghép gan dị loại (ghép gan cho người bằng gan động vật), sử dụng thiết bị gan nhân tạo,...(1)

Lưu ý khi chữa suy gan

Việc chữa trị suy gan phải được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã được chẩn đoán bằng các kết quả xét nghiệm. Người bệnh nên biết những thông tin cụ thể về phương pháp điều trị, tác dụng phụ, chống chỉ định, khả năng thành công của phương pháp đó và những phương pháp thay thế khác để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
 
Nếu người bệnh thực hiện phương pháp điều trị suy gan, phải thường xuyên tái khám để theo dõi tình trạng gan có đang chuyển biến xấu hay không. Người ghép gan nên được kiểm tra định kỳ mức độ tương thích của gan với cơ thể. 
 
Việc chữa trị sẽ không đem lại kết quả tốt và có nguy cơ tái phát cao nếu người bệnh không đảm bảo lối sống lành mạnh. Người bệnh sau khi thực hiện phác đồ điều trị nên thực hiện những điều dưới đây để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt nhất:
 
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách ăn nhiều loại rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin và chất xơ; bổ sung protein từ thịt trắng (thịt gà, cá,...); ăn các loại thực phẩm bổ sung chất béo lành mạnh (hạt, cá hồi, cá thu,...). 
thực phẩm tốt cho người bị suy gan
 
Bổ sung nhiều loại rau xanh sẽ hỗ trợ việc hồi phục chức năng gan
  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chiên xào, mỡ động vật, đồ cay nóng, đồ nướng, đồ ăn mặn hay có nhiều đường,...
  • Tuyệt đối không được uống bia rượu hay hút thuốc.
  • Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, lưu ý tránh làm ảnh hưởng đến vết mổ trong các trường hợp sau phẫu thuật.
  • Nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc và tham gia các hoạt động giải tỏa tinh thần.
  • Trong trường hợp phẫu thuật, cần vệ sinh vết mổ hằng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng.
  • Hạn chế dùng chung vật dụng có khả năng dính máu của người khác để hạn chế lây nhiễm virus viêm gan hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
  • Tái khám thường xuyên để kiểm tra tình hình hồi phục.

Bệnh suy gan có chữa được không? 

Suy gan là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan. Khi gan không thể thực hiện tốt các chức năng của mình, các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị đầu độc và trở nên suy yếu. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị suy gan như đã trình bày ở trên, song các phương pháp này chủ yếu giúp hỗ trợ gan hoạt động tốt hơn, kéo dài thời gian sống, không thể giúp gan hồi phục trở lại trạng thái như ban đầu. 
 
Lý do là, lá gan sau khi bị tổn thương dù có áp dụng các phương pháp điều trị vẫn sẽ suy giảm chức năng và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại hơn. Thời gian để gan phục hồi sau khi điều trị cũng tương đối dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn theo dõi và thường xuyên kiểm tra tình trạng của gan. 
 
Các phương pháp điều trị cũng đều tiềm ẩn những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và có nguy cơ tái nhiễm bệnh rất cao. Trong trường hợp phẫu thuật ghép gan, nguy cơ gan bị đào thải cao và việc tìm kiếm người phù hợp để hiến gan cũng tương đối khó khăn.
 
Do đó, người bệnh không nên ỷ lại vào các phương pháp điều trị gan mà nên quan tâm đến tình trạng gan của mình từ sớm, chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, bổ sung cho gan những dưỡng chất bảo vệ và hỗ trợ chức năng gan để hạn chế sự phát triển của các bệnh lý về gan. 
 
chữa bệnh suy gan
 
Phát hiện suy gan từ sớm giúp việc điều trị hiệu quả hơn

Suy gan nhẹ có chữa khỏi được không?

Việc phát hiện sớm các bệnh lý về gan có giá trị rất lớn trong việc chữa suy gan. Nếu người bệnh ở giai đoạn xơ gan nặng, phần gan bị tổn thương không thể hồi phục trở lại thì việc điều trị thường chỉ nhằm mục đích kéo dài sự sống cho người bệnh chứ không thể chữa khỏi. Khi gan chưa bị tổn thương quá nhiều ở giai đoạn viêm, thực hiện các biện pháp điều trị đúng cách sẽ giúp phục hồi chức năng gan hoặc làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế các biến chứng.
 
Nếu mắc phải các bệnh lý về gan ở giai đoạn đầu, bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần thay đổi lối ăn uống và rèn luyện, nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ lá gan. Ngoài ra, việc bổ sung các tinh chất bảo vệ gan từ thiên nhiên cũng rất cần thiết để hỗ trợ chức năng gan.
 
Các tế bào Kupffer - đại thực bào thường trú trong xoang gan, có chức năng thực hiện các phản ứng miễn dịch - nếu bị kích thích quá mức bởi virus viêm gan, bia rượu hay các tác nhân gây hại khác sẽ sản sinh ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β…, làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất béo và làm tổn thương gan, lâu ngày dẫn đến suy gan.
 
Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học Mỹ thông qua quá trình nghiên cứu đã tìm ra tinh chất S. Marianum và Wasabia có tác dụng điều hòa hoạt động của tế bào Kupffer, hỗ trợ chống độc cho gan và hạn chế các yếu tố gây viêm. Hai loại dưỡng chất thiên nhiên này đã được kết hợp trong Hewel, sản phẩm viên uống giúp bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại và hỗ trợ phục hồi chức năng gan. Sử dụng 2 viên Hewel mỗi ngày giúp gan tăng cường khả năng chống độc, khử độc, hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý gan nguy hiểm như  viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan.
 
wasabia hỗ trợ bảo vệ gan

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Khi  mắc phải các bệnh lý về gan, cơ thể thường sẽ có những triệu chứng như kiệt sức, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy,... Các triệu chứng này khá phổ biến và có thể xuất hiện thỉnh thoảng rồi hết ngay nên có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra. 
 
Bên cạnh đó, nếu phát hiện một số triệu chứng đặc trưng của bệnh gan như vàng da, vàng tròng mắt, xuất hiện những mạch máu hình sao dưới da, nước tiểu vàng sẫm và phân bạc màu, đau vùng bụng trên bên phải, cổ trướng, bàn tay son,... bạn có khả năng cao mắc các bệnh lý về gan nên cần đi khám bác sĩ ngay.
 
suy gan điều trị như thế nào
 
Phát hiện sớm bệnh lý về gan sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn
 
Hiểu về cơ chế và những điều cần lưu ý của từng cách điều trị suy gan và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp quá trình hồi phục chức năng gan của người bệnh diễn ra thuận lợi hơn. Người bệnh sau quá trình điều trị cần chú ý duy trì một lối sống lành mạnh để hạn chế bệnh tái phát. Bên cạnh đó, việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe cũng rất cần thiết để phát hiện sớm nếu mắc phải các bệnh lý về gan và giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

5 dấu hiệu suy gan cực kỳ dễ nhận biết mọi người cần lưu ý ngay
Bạn có đang gặp phải các dấu hiệu suy gan dưới đây hay không? Các triệu chứng bệnh gan ở giai đoạn đầu thường tương đối mơ hồ nên dễ bị bỏ qua, khiến việc phát hiện và chữa trị gặp...
Chi tiết
Suy gan là gì? Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán bệnh
Suy gan nếu không được phát hiện kịp thời, có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh não gan, phù não, rối loạn đông máu, nhiễm trùng… Vậy suy gan là gì, nguyên nhân do đâu và hiện...
Chi tiết
Viêm gan B cấp tính: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh
Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B, chúng thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn mãn tính với các...
Chi tiết
Có bầu tiêm viêm gan B được không? Lưu ý chích ngừa khi có thai
Trung tâm tư vấn Y khoa - Công ty CPDP ECO nhận được câu hỏi như sau: Chào chuyên gia, vợ tôi vừa chích ngừa viêm gan B thì phát hiện có thai. Hai vợ chồng tôi rất lo lắng, không biết có thai thì chích...
Chi tiết
Người bị gan nhiễm mỡ uống sữa đậu nành được không?
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ là do thói quen ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ, do đó để cải thiện bệnh cần thay...
Chi tiết


hewel popup 2023