Suy gan là gì? Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán bệnh
Suy gan nếu không được phát hiện kịp thời, có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh não gan, phù não, rối loạn đông máu, nhiễm trùng… Vậy suy gan là gì, nguyên nhân do đâu và hiện nay có những phương pháp nào để điều trị bệnh lý này?

Suy gan là gì?
1. Suy gan cấp
2. Suy gan mạn
- Các tác nhân tổn thương gan, gây viêm gan mạn tính.
- Hình thành các mô sẹo.
- Các mô sẹo xuất hiện ngày càng nhiều gây xơ gan. Xơ gan phát triển gồm 2 giai đoạn là xơ gan còn bù và xơ gan mất bù.
- Xơ gan kéo dài dẫn đến suy gan.
Nguyên nhân gây suy gan
1. Nguyên nhân gây suy gan cấp
- Ngộ độc Acetaminophen: Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), sử dụng quá nhiều Acetaminophen (hay Paracetamol) có thể làm tổn thương gan. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng suy gan cấp.

- Ngộ độc nấm độc, các thành phần của thuốc: hợp chất Amanita phalloides có trong một số loại nấm dại có thể dẫn đến suy gan trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, một số loại hợp chất trong thuốc có thể đầu độc gan nhanh chóng như amoxicillin, hợp chất sắt, halothane, thuốc chống viêm không steroid,...
- Virus viêm gan: các loại virus viêm gan A, B, E là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng gan, có thể dẫn đến suy gan cấp. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2019, có đến 296 triệu người đang mắc viêm gan B và mỗi năm có khoảng 1,5 triệu ca bệnh mới.
- Các loại virus khác có thể gây suy gan cấp: Cytomegalovirus, virus Epstein-Barr, virus Herpes simplex, virus Varicella-zoster, virus gây sốt xuất huyết,...
- Nhiễm độc công nghiệp: các loại hóa chất như Carbon tetrachloride, dung môi cho vecni, sáp,... nếu nhiễm phải có thể đầu độc gan.
- Các bệnh lý, hội chứng có thể gây biến chứng suy gan cấp: viêm gan tự miễn (tình trạng hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào gan vì nhầm lẫn chúng là tác nhân gây hại), hội chứng Wilson (hội chứng gây tích tụ đồng trong cơ thể và đầu độc gan), hội chứng Budd Chiari (hội chứng làm tắc nghẽn tĩnh mạch gan), gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ,...
2. Nguyên nhân gây suy gan mạn
- Virus viêm gan: Cơ thể nhiễm phải virus viêm gan, đặc biệt là virus HBV, HCV, nếu không thể tự miễn dịch, có thể gây ra các bệnh lý mãn tính về gan (viêm gan B, viêm gan C) và dẫn tới suy gan. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), tại Hoa Kỳ, 5-25% người nhiễm viêm gan C sẽ phát triển thành xơ gan trong vòng 10 đến 20 năm.
- Gan nhiễm mỡ do rượu: Bia rượu không chỉ làm tăng khả năng viêm nhiễm mà còn làm tăng tích tụ chất béo, dẫn đến các bệnh mãn tính về gan. Tổ chức Gan Hoa Kỳ (ALF) ước tính 10-20% người lạm dụng bia rượu sẽ có nguy cơ bị xơ gan.
- Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD): Bên cạnh bia rượu, một số tình trạng khác có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ là béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa, di truyền,... Nếu không điều trị kịp thời, những bệnh trạng này đều có thể dẫn đến suy gan mạn tính.

- Các bệnh lý khác: hội chứng Wilson, hội chứng Budd-Chiari, các bệnh ở ống mật, rối loạn di truyền hemochromatosis, hội chứng Alagille,...
- Gan bị nhiễm độc do tiếp xúc lâu ngày với các thành phần trong thuốc, các chất độc công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,...
Triệu chứng suy gan
- Dễ kiệt sức, mệt mỏi: khi khả năng đào thải độc tố của gan suy giảm, các chất độc còn dư lại trong cơ thể sẽ đầu độc các bộ phận khác, khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi hơn.
- Chán ăn, sụt cân, buồn nôn, tiêu chảy: gan thực hiện chức năng sản xuất muối mật - thành phần giúp hòa tan chất béo và vitamin trong cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Gan suy yếu sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về tiêu hóa, khiến cơ thể sụt cân nhanh chóng và gặp khó khăn trong việc ăn uống.
- Vàng da, vàng tròng trắng mắt: suy yếu chức năng gan khiến cơ thể không thể đào thải hiệu quả bilirubin - một hợp chất màu vàng được tạo ra khi tiêu hủy các tế bào hồng cầu già. Khi bilirubin tích tụ lại quá nhiều, da và tròng trắng mắt sẽ chuyển vàng.
- Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu: lượng bilirubin còn dư sẽ khiến nước tiểu vàng sẫm hơn bình thường. Bên cạnh đó, các muối mật thường sẽ làm phân có màu nâu nên nếu khả năng sản xuất mật của gan suy giảm sẽ khiến phân bị bạc màu.
- Đau bụng, cổ trướng: người bị các bệnh lý về gan có thể bị đau ở vùng bụng bên phải ở trên, kết hợp với triệu chứng cổ trướng - bụng căng phình to do sự tích tụ dịch trong ổ bụng.
- Hơi thở có mùi hôi: chất lưu huỳnh nếu chưa được gan lọc hoàn toàn sẽ chuyển hóa thành dimethyl sulfide, cùng với amoniac và ketone tạo thành mùi hôi trong hơi thở.(2)
- Xuất hiện sao mạch: bệnh suy gan có thể ảnh hưởng đến chức năng đông máu của cơ thể và gây rối loạn chuyển hóa các hormone, làm xuất hiện những mạch máu hình sao có nhiều nhánh ở dưới da.

Phương pháp chẩn đoán suy gan
- Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi, buồn nôn, vàng da, xuất hiện sao mạch,...
- Xét nghiệm chức năng gan: xét nghiệm nồng độ các chất như Alanine transaminase (ALT), Aspartate aminotransferase (AST), Phosphatase kiềm (ALP), Albumin, Bilirubin,... để xác định tình trạng gan.
- Xét nghiệm máu: xét nghiệm thời gian prothrombin - thời gian máu đông để kiểm tra tình trạng suy gan cấp tính. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp kiểm tra nguy cơ nhiễm virus viêm gan hay các bệnh lý di truyền khác có khả năng gây ra suy gan.
- Xét nghiệm hình ảnh: các hình thức như siêu âm gan, chụp cắt lớp ổ bụng (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI),... sẽ giúp kiểm tra những tổn thương ở gan.
- Sinh thiết: phương pháp lấy mẫu mô gan để kiểm tra sẽ hỗ trợ việc xác định mức độ và nguyên nhân gây ra tình trạng tổn thương ở mô gan.
Điều trị bệnh suy gan
- Điều trị bằng thuốc: bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp với từng trường hợp, chẳng hạn như Acetylcystein (điều trị suy gan cấp do ngộ độc acetaminophen); Pegylated interferon alfa, Tenofovir disoproxil fumarate, Entecavir (điều trị viêm gan virus B); Glucocorticoid (điều trị viêm gan tự miễn);... Lưu ý, việc dùng thuốc phải đúng chỉ định, liều lượng theo kê đơn của bác sĩ.
- Phẫu thuật gan: người bệnh có thể được phẫu thuật để cắt bỏ phần gan bên trái hoặc phải bị tổn thương trong trường hợp muốn loại bỏ các khối u ác tính. Đối với các khối u lành tính có kích thước nhỏ hoặc không ở gần các mạch máu lớn, có thể thực hiện phương pháp mổ nội soi.
- Ghép gan: đây là phương pháp điều trị phổ biến khi gan đã bị tổn thương quá nhiều, có nguy cơ tử vong cao. Người bệnh có thể nhận phần gan khỏe mạnh từ những người có cùng nhóm máu và có kích thước cơ thể tương đồng với người bệnh để thay thế cho phần gan hư hại.

- Các phương pháp khác: một số phương pháp điều trị khác phổ biến là lọc máu, sử dụng gan nhân tạo tạm thời,... có vai trò hỗ trợ cho người bệnh trong quá trình điều trị.
Biến chứng của suy gan
- Bệnh não gan: là tình trạng xuất hiện phổ biến do các chất độc không được gan đào thải hoàn toàn tích tụ lại trong cơ thể đầu độc não bộ, gây ra các triệu chứng như mất ngủ, mất tập trung, giảm trí nhớ, hôn mê,...
- Phù não: sự tích tụ dịch quá mức có thể làm tăng áp lực lên hộp sọ, gây phù não và tăng áp lực nội sọ.
- Rối loạn đông máu: Gan đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì quá trình đông cầm máu vì là nơi tổng hợp phần lớn các protein cần thiết cho việc điều hòa đông máu và tiêu sợi huyết. Do đó, suy gan có thể gây rối loạn quá trình đông cầm máu, bệnh nhân có nguy cơ bị chảy máu hoặc hình thành huyết khối.
- Nhiễm trùng: do gan đóng vai trò tổng hợp các nguyên liệu (các globulin) cho hệ miễn dịch, nên suy gan cũng sẽ gây rối loạn hệ thống miễn dịch, do vậy cơ thể dễ dàng bị nhiễm các tác nhân vi khuẩn, virus.
- Suy thận: đây là biến chứng thường xuất hiện cùng với bệnh suy gan, đặc biệt trường hợp sử dụng quá liều acetaminophen có thể ảnh hưởng đến cả chức năng của gan và thận.
- Rối loạn chuyển hóa: gan suy yếu làm hạn chế quá trình tổng hợp, chuyển hóa glycogen và nhiều chất khác trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
- Suy đa tạng: suy gan ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể, có thể gây suy đa tạng, tăng nguy cơ tử vong.
Các thắc mắc về suy gan thường gặp
1. Suy gan có nguy hiểm không?
2. Suy gan do rượu có nguy hiểm không?

3. Người mắc bệnh suy gan nên ăn gì và kiêng gì?
Biện pháp phòng ngừa suy gan
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho gan.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với cường độ thích hợp.
- Hạn chế tối đa các chất gây hại cho gan như bia rượu, thuốc lá,...
- Sử dụng các thuốc phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Làm việc kết hợp với nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần luôn lạc quan.
- Tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi từ sớm.
- Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng của cơ thể.


![]() |
![]() |
![]() |
HEWEL - Tăng cường giải độc,
chống độc, bảo vệ gan
Tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên được chứng minh có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan.
Các chuyên gia giải đáp những thắc mắc về nguyên nhân, triệu chứng, nguy cơ của các bệnh lý gan. Đồng thời, tư vấn cách phòng và cải thiện các bệnh về gan một cách khoa học và hiệu quả.