Cách trị viêm da cơ địa tại nhà: Có chữa khỏi được không?

26-10-2022

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Viêm da cơ địa xếp vào bệnh dị ứng, miễn dịch có tính di truyền. Tính đến nay, nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa vẫn chưa  rõ ràng. Viêm da cơ địa thường khởi phát từ rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh và có thể kéo dài suốt cuộc đời. 
Vậy cách trị viêm da cơ địa như thế nào hiệu quả và an toàn, có chữa viêm da cơ địa tại nhà được không? Nếu bạn bị viêm da cơ địa, đừng bỏ lỡ bài chia sẻ dưới đây của các chuyên gia.

1. Thế nào là viêm da cơ địa?

Viêm da cơ địa là một chứng viêm da và gây ngứa mãn tính. Bệnh lý này thường kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng… Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là vùng bàn tay và các nếp gấp như gấp khoeo chân, gấp khuỷu tay…. Các triệu chứng này phát triển rầm rộ từng đợt rồi thuyên giảm và sau đó lại tái phát.

Viêm da cơ địa khiến vùng da nổi mẩn đỏ và ngứa, đồng thời, bệnh tái phát nhiều lần trong đời không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi mà còn làm suy giảm chất lượng công việc, cuộc sống. Khi bệnh lui dần, vùng da sẽ chuyển sang màu nâu, xám hoặc để lại các mảnh dày da do việc gãi, chà xát nhiều. Ngoài ra, các cơn ngứa dữ dội khiến nhiều người phải gãi liên tục, vùng da bệnh rất dễ bị trầy xước, có thể bị nhiễm trùng, tổn thương, tiết mủ đục và có mùi hôi… nếu không tìm cách điều trị có thể gây bội nhiễm.(1)

vì sao bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa gây ra tình trạng ngứa, da nứt nẻ, đôi khi rỉ máu cho người bệnh

2. Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi không?

Bệnh viêm da cơ địa thường kéo dài dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần. Người bệnh cần phải được điều trị trong một thời gian dài, nhiều tháng đến nhiều năm mới có thể kiểm soát tốt. Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẫn có thể tái phát sau đó.

Theo các chuyên gia, tính tới thời điểm hiện nay, bệnh viêm da cơ địa chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Do đó, việc điều trị chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng hạn chế biến chứng. Điều quan trọng cần lưu ý là bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị đúng phác đồ sẽ mang lại lợi ích, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

3. Cách trị viêm da cơ địa hiệu quả

Nguyên tắc điều trị cơ bản của viêm da cơ địa là hỗ trợ điều trị triệu chứng để giảm ngứa và các triệu chứng bên ngoài. Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiện nay gồm:

3.1 Phương pháp điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc

Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc giúp giải quyết triệu chứng, giảm viêm, giảm ngứa và dự phòng tái phát, tránh biến chứng:

  • Kem chống ngứa: Dùng cho trường hợp viêm da cơ địa nhẹ, kem để bôi vào vùng da có triệu chứng. Nếu người bệnh bị ngứa quá nặng và có dấu hiệu bội nhiễm cần phải dùng đến thuốc kháng histamine đường uống, các loại thuốc chống dị ứng thường gây buồn ngủ nên được bác sĩ kê toa cho uống vào buổi tối.
  • Kem dưỡng ẩm: Dùng kết hợp với kem chống ngứa giúp giảm triệu chứng khó chịu bên ngoài da. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm nên dùng thường xuyên để dưỡng da, mềm da khi thời tiết lạnh, hanh khô, tránh da nứt nẻ vì dễ gây ngứa.
  • Kem kháng viêm: Hạn chế phản ứng viêm tại chỗ quá mức và có tác dụng giảm ngứa, da bớt mẩn đỏ, sưng, đau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng kem kháng viêm khi có chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng vì dùng trong thời gian dài kèm kháng viêm sẽ gây ra các tác dụng phụ như làm đổi màu da, mỏng da, mọc lông và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Thay vào đó, người bệnh nên tăng cường các liệu pháp tự chăm sóc như làm ẩm da, mềm da cũng giúp kiểm soát viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ.
  • Kháng sinh: Đây là cách điều trị viêm da cơ địa nếu da bị nhiễm trùng, trường hợp này cần bổ sung thêm kháng sinh thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu vết thương hở, chảy dịch, người bệnh cần được đắp gạc, vệ sinh và thay băng hàng ngày để tránh bội nhiễm.

3.2 Phương pháp điều trị viêm da cơ địa tại nhà

Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa tại nhà có ưu điểm là lành tính, an toàn cho da và tiết kiệm nhưng chỉ có tác dụng giảm các cơn ngứa tức thì, không có khả năng điều trị bệnh. Người bệnh có thể tham khảo và thực hiện các cách trị viêm da cơ địa tại nhà phổ biến như:

  • Tắm lá khế

Lá khế là dược liệu được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền với công dụng chính là tán nhiệt, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn. Khoa học hiện đại cũng chỉ ra, một số thành phần hoạt chất trong lá khế có khả năng kháng viêm, giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100 gram lá khế tươi đem rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 20 phút để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo
  • Đổ nước ra chậu để nguội bớt rồi tắm, ngoài ra, bã dược liệu không nên bỏ đi mà hãy dùng để chà xát lên da
  • Sau đó dùng khăn lau khô người và làm sạch bã dược liệu
  • Thực hiện các trị bệnh này từ 3-4 lần/ tuần

lá khế trị viêm da cơ địa

Tắm bằng lá khế từ 3-4 lần/ tuần có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu của viêm da cơ địa

  • Cách điều trị viêm da cơ địa bằng lá đinh lăng

Lá đinh lăng có tính mát, tác dụng giải độc, giảm đau, trị viêm, chống dị ứng, mụn nhọt… Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lá đinh lăng giúp kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành mô da. Bạn có thể sử dụng lá đinh lăng để chữa viêm da cơ địa tại nhà.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá đinh lăng, rửa sạch và để ráo nước
  • Đem nấu sôi và đợi cạn khoảng ⅓ so với ban đầu thì tắt bếp
  • Để nguội bớt và uống trực tiếp khi còn ấm
  • Kiên trì uống trong vài tuần để đạt kết quả
  • Mật ong

Mật ong được coi là nguyên liệu tự nhiên, không chỉ để làm đẹp mà còn có giá trị chữa bệnh. Thành phần mật ong có chứa nhiều hoạt chất với khả năng chống viêm, giảm ngứa, cân bằng độ pH da và dưỡng ẩm. Do đó, dùng mật ong trị để hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa giúp phục hồi mô da bị tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2-3 thìa mật ong nguyên chất
  • Thoa trực tiếp mật ong lên da và để trong khoảng 10-15 phút
  • Dùng nước ấm rửa sạch và lau khô
  • Nên thực hiện đều đặn mỗi tuần một lần cho đến khi tình trạng được cải thiện
  • Lá đơn đỏ

Lá đơn đỏ hay còn gọi là đơn tướng quân, lá này có tính mát, vị đắng và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau. Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong lá đơn đỏ có nhiều hoạt chất tự nhiên như tanin, saponin, coumarin, flavonoid… Các hoạt chất này có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm và nhờ đó đây là cách trị viêm da cơ địa tại nhà có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy của bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá đơn đỏ, một thìa muối biển
  • Đun sôi nước và bỏ lá đơn đỏ vào nấu thêm khoảng 5-7 phút
  • Để nguội và tắm toàn thân với nước lá đơn đỏ
  • Nên thực hiện đều đặn 3-4 tuần một lần để đạt được hiệu quả
  • Chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng khô rát, nứt nẻ và giảm kích ứng trên da. Bạn có thể dùng dầu dừa nguyên chất để chữa viêm da cơ địa tại nhà giúp giảm ngứa ngáy và mẩn đỏ hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • 3 muỗng dầu dừa nguyên chất và 1 khăn sạch
  • Thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng da bị viêm, ngứa
  • Massage nhẹ nhàng cho tinh dầu dừa thẩm thấu vào da
  • Để trong khoảng 40-45 phút cho da khô lại và dùng khăn lau sạch

Lưu ý: Không nên bôi một lần quá nhiều dầu dừa lên da hoặc để qua đêm. Vì điều này gây bết dính ra quần áo và khiến da bị ảnh hưởng, bít tắc lỗ chân lông làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn.

dầu dừa chữa viêm da cơ địa

Với cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng dầu dừa chỉ cần massage nhẹ nhàng vùng da bị viêm da dị ứng từ đó có thể làm dịu da, hạn chế khô da và giữ ẩm cho da

  • Chữa viêm da cơ địa bằng nha đam

Nha đam có tác dụng làm ẩm, dịu da, cải thiện tình trạng khô, nứt nẻ và ngứa da. Ngoài ra, trong nha đam còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, có khả năng khắc phục các tổn thương da, vừa làm giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa nếp nhăn trên da.

Cách thực hiện:

  • 1 nhánh nha đam tươi và rửa sạch, loại bỏ nhựa
  • Gọt vỏ chỉ lấy phần gel nha đam bên trong
  • Thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da bị tổn thương
  • Nên thực hiện đều đặn 3-4 lần mỗi tuần cho đến khi cảm nhận được hiệu quả
  • Cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng trà xanh

Trà xanh không chỉ là thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà trà xanh còn có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý da liễu rất tốt, trong đó có bệnh viêm da cơ địa. Nhờ vào thành phần chất chống oxy hóa dồi dào mà trà xanh giúp giảm viêm, kháng khuẩn và bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch một nắm lá trà xanh tươi rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước trong 10-15 phút.
  • Sau đó, cho 1 ít muối vào khuấy tan rồi đổ ra chậu cho nguội bớt và sử dụng nước này để tắm, vệ sinh dùng da bị viêm
  • Bạn nên kiên trì thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.

4. Lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa

Để đạt được hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn cho da và sức khỏe, người bệnh cần lưu ý:

  • Nếu điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc bạn cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và loại thuốc, tránh việc tự ý dùng hoặc ngưng dùng thuốc sẽ khiến bệnh khó kiểm soát và dễ tái phát hơn
  • Thông báo với bác sĩ khi có các triệu chứng như sưng tấy, phồng rộp, ngứa dữ dội hơn hoặc các biến chứng phụ khác khi dùng thuốc điều trị viêm da cơ địa
  • Với trường hợp da nhạy cảm hoặc triệu chứng nặng, trước khi áp dụng các cách trị viêm da cơ địa tại nhà cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa
  • Cách trị viêm da cơ địa nhà bằng mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế phương pháp điều trị chuyên sâu. Nhiều nguyên liệu thiên nhiên dùng để điều trị viêm da cơ địa tại nhà có thể gây ra kích ứng trên da, người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng
  • Không chà xát và gãi mạnh lên các vùng vết thương hở, rỉ máu vì có thể gây bội nhiễm da
  • Cần kết hợp điều trị với chế độ ăn uống khoa học, kiêng thức ăn dễ gây dị ứng, chăm sóc da khoa học, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

cách chữa viêm da cơ địa

Ăn nhiều trái cây cũng là cách trị viêm da cơ địa tại nhà an toàn, đơn giản

5. Giải đáp các thắc mắc khi điều trị viêm da cơ địa

5.1 Viêm da cơ địa có kiêng nước không?

Theo các chuyên gia, viêm da cơ địa không nên kiêng nước. Ngược lại, người bị viêm da cơ địa cần tắm rửa thường xuyên vì da của họ rất nhạy cảm, kèm với triệu chứng trầy xước, bong tróc nên rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Tắm rửa sạch sẽ không chỉ hạn chế bội nhiễm mà còn hỗ trợ kiểm soát triệu chứng bệnh tốt hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý, nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến tình trạng của da. Vì thế, khi tắm ở nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng đến tình trạng viêm da cơ địa, khiến da khô, mất nước và kích ứng vùng da đã bị tổn thương.

5.2 Viêm da cơ địa nên uống nước gì?

Người bị viêm da cơ địa nên uống nhiều nước, thiếu nước da sẽ bị khô, không đủ độ ẩm, dễ bong tróc, mốc và trầy xước. Nước có vai trò giúp da luôn mềm mại, loại bỏ các chất độc trong cơ thể. Do đó, người bị viêm da cơ địa nên bổ sung đủ 2 lít nước một ngày. Ngoài nước lọc, người viêm da cơ địa có thể bổ sung thêm một số loại nước ép, sinh tố từ các loại trái cây, rau củ như: thơm, táo, cam, bưởi, cà rốt…

5.3 Viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?

Chế độ ăn uống phù hợp cũng quan trọng với người bệnh viêm da cơ địa. Trong đó, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng như: hải sản (tôm, cua, sò, nghêu…); các món cay nóng, nhiều dầu mỡ; hạn chế ăn thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa; thực phẩm chứa nhiều tinh bột; thức ăn nhanh; thực phẩm chứa nhiều đường (nước ngọt, kẹo, bánh…)

Thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện viêm da cơ địa do dị ứng

Theo các chuyên gia, viêm da dị ứng do suy giảm chức năng gan. Gan làm nhiệm vụ thải độc, giải độc gan, giúp cơ thể chống lại các yếu tố độc hại bên ngoài. Tuy nhiên, theo thời gian dưới sự tấn công dồn dập của các yếu tố gây hại như: thực phẩm nhiễm độc, rượu bia, thuốc, virus, vi khuẩn… khiến tế bào Kupffer (đại thực bào thường trú ở gan có nhiệm vụ tạo ra phản ứng miễn dịch và bắt giữ các virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, loại bỏ tế bào hồng cầu chết) phải hoạt động quá mức, buộc chúng phóng thích các chất gây viêm như TNF- α, TGF-β, Interleulin… Các chất gây viêm làm tổn thương tế bào gan, từ đó gây hại cho gan và khiến chức năng của gan bị suy yếu không thể thải độc hết qua gan, các chất cặn bã sẽ tích tụ dưới da, gây ra tình trạng viêm da, mẩn đỏ, ngứa da… Tình trạng nhiễm độc này kéo dài, tế bào Kupffer liên tục bị kích hoạt và sản sinh càng nhiều chất gây viêm, càng khiến tế bào gan chết hàng loạt và gan có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan…

hewel cải thiện viêm da cơ địa

Hewel chứa bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên giúp hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer – giải quyết được yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh ra các bệnh lý về gan, nhờ đó hạn chế nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt do viêm da dị ứng gây ra

Theo các nhà khoa học, để bảo vệ gan hiệu quả cần phải kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, từ đó hạn chế tổn thương tế bào gan, từ đó tăng cường các vai trò giải độc, khử độc và bảo vệ gan tốt hơn. Nhờ đó, giúp giảm mẩn ngứa, mụn nhọt và duy trì làn da khỏe.

Bằng công nghệ sinh học phân tử cấp cao, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Hewel với tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên có tác dụng đặc hiệu trong việc hỗ trợ chăm sóc và phòng ngừa các bệnh lý về gan. Hai tinh chất có mặt trong Hewel có khả năng hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer, làm giảm sản sinh các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin…, chủ động chống độc cho gan từ bên trong, ngăn ngừa nhiều độc chất tấn công từ bên ngoài, từ đó đẩy lùi tận gốc các triệu chứng khó chịu của chứng nóng gan nổi mụn, nổi mề đay, mẩn ngứa trong đó có viêm da dị ứng giúp duy trì làn da khỏe mạnh. Đồng thời, hai tinh chất này còn giúp tăng cường loại protein đặc biệt bảo vệ cơ thể Nrf2 gấp 3 lần, từ đó hạn chế tế bào gan hư hại, tăng cường khả năng giải độc và bảo vệ gan hiệu quả.

Tùy theo từng trường hợp, mức độ bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có cách trị viêm da cơ địa phù hợp. Do đó, điều quan trọng phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời để bệnh được kiểm soát tốt và hạn chế biến chứng xảy ra. Tránh trường hợp người bệnh tự ý điều trị tại nhà khi chưa rõ mức độ bệnh lý của mình khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Đánh giá bài viết
18-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Suy gan cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa

Suy gan cấp là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương không phục hồi, gan nhanh chóng mất khả năng hoạt động và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chủ động tìm hiểu các thông tin về...
Chi tiết

7 cách phòng bệnh xơ gan hiệu quả mà cực kỳ đơn giản hiện nay

Xơ gan có thể gây ra các tổn thương gan không thể phục hồi, làm tăng nguy cơ ung thư gan và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hiện tại, chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh xơ gan. Do đó, chủ động phòng ngừa xơ gan...
Chi tiết

Nóng trong người nổi mụn: 10 nguyên nhân và cách điều trị

Nếu phát hiện cơ thể dễ bị mẩn ngứa, xuất hiện các nốt mụn đỏ,... bạn nên chú ý theo dõi bởi đó có thể là biểu hiện của tình trạng nóng trong người nổi mụn. Đây cũng có thể dấu hiệu là cảnh báo cho những vấn đề về...
Chi tiết

6 triệu chứng viêm da dị ứng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành. Bệnh ngoài gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày còn có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác...
Chi tiết

Nóng trong người nên ăn trái cây gì? 13 hoa quả giải nhiệt?

Không ít người cho rằng, ăn nhiều các loại trái cây giải nhiệt có thể giúp cải thiện tình trạng nóng trong người. Điều này có đúng không? Và nóng trong người nên ăn trái cây gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chi tiết

Suy gan nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Suy gan là bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh suy gan nên ăn gì và tránh những thực phẩm nào là vấn đề quan tâm của nhiều người. Danh sách những...
Chi tiết