Viêm da cơ địa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mạn tính phổ biến có tính chất dai dẳng, dễ tái phát. Viêm da cơ địa tuy không nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ của người bệnh. Vậy viêm da cơ địa nguyên nhân do đâu, triệu chứng như thế nào, các phòng và điều trị ra sao, cùng chuyên gia giải đáp cụ thể qua bài chia sẻ dưới đây.
1. Bệnh viêm da cơ địa là gì?
2. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
- Di truyền: Theo thống kê, có đến 60% người mẹ mắc viêm da cơ địa con sinh ra cũng mắc bệnh này. Nếu cả ba lẫn mẹ đều bị viêm da cơ địa thì trẻ sinh ra có đến 80% nguy cơ mắc bệnh này. Một số trường hợp bệnh viêm da cơ địa đi kèm với hen suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm tạo thành một phức hợp của bệnh cơ địa dị ứng.
- Có tiền sử dị ứng với thức ăn hoặc thuốc: Như hải sản, ngũ cốc, trứng, sữa, thuốc giảm đau, thuốc an thần…
- Rối loạn trong hệ thống miễn dịch: Điều này cũng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da.
- Sức đề kháng yếu, da không được khỏe mạnh: Cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm da cơ địa.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Lười tắm gội, tắm quá nhiều, ít vệ sinh da, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi…
- Sự ảnh hưởng của thời tiết và môi trường sống: Khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc môi trường sống ô nhiễm cũng có thể tác nhân gây ra bệnh này.

3. Triệu chứng viêm da cơ địa
3.1 Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em
- Giai đoạn cấp tính: Tổn thương thường thấy là mụn nước bị dập vỡ trên nền da đỏ, có rỉ dịch, đóng vảy tiết. Những tổn thương này thường gặp ở trán, má và cằm của bé. Một số trường hợp nặng, các mụn nước có thể nổi trên thân mình và các chi của bé.
- Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng hầu hết sẽ nhẹ hơn, các dát sần tập trung trên nền da đỏ thành từng mảng hoặc nằm rải rác, ức dịch nhiều và có phù nề kèm theo ngứa.
- Giai đoạn mạn tính: Ở giai đoạn này, da trẻ thường dày và khô, các vết nứt ở da gây đau đớn cho trẻ, những nếp gấp lớn như lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân….
3.2 Triệu chứng viêm da cơ địa ở người trường thành
- Ngứa: Đây là dấu hiệu điển hình nhất của viêm da cơ địa. Người bệnh có thể bị ngứa tại một vùng da hoặc các vị trí khác nhau trên cơ thể. Cơn ngứa thường tăng lên về đêm hoặc thời tiết chuyển mùa.(2)
- Tổn thương da: Khi bệnh mới khởi phát sẽ xuất hiện các vết chàm và vết đỏ trên da. Theo thời gian tình trạng ngứa da tăng, nếu người bệnh gãi nhiều, các vết tổn thương da dày lên và lan rộng.
- Da phù nề và đóng vảy: Khi da bị tổn thương nặng sẽ có biểu hiện phù nề, chảy dịch, đóng vảy và đau rát khó chịu.

- Tổn thương da lan rộng: Việc gãi quá nhiều không chỉ gây đau rát mà còn tạo điều kiện cho bệnh lan rộng, các chất dịch chảy ra từ vị trí tổn thương sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng bội nhiễm da.
- Tổn thương da tái phát: Bệnh sẽ khỏi sau một thời gian điều trị tích cực. Tuy nhiên, không lâu sau đó, bệnh sẽ tái phát, có thể tự tái phát hoặc do thời tiết, môi trường sống bị ô nhiễm…
4. Biến chứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Theo thống kê, có hơn 50% trẻ bị viêm da cơ địa dễ mắc thêm bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô.
- Viêm da thần kinh mạn tính: Bệnh này có biểu hiện da có vảy và ngứa mạn tính. Nếu người bệnh càng gãi sẽ càng ngứa, điều này khiến vùng da bị tổn thương, đổi màu và dày lên.
- Nhiễm trùng da: Da bị tổn thương do gãi nhiều dễ gây ra các vết loét, vết nứt và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Viêm da tay: Viêm da cơ địa không điều trị có thể gây ra biến chứng viêm da tay gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt với những người làm trong môi trường ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với xà phòng và chất tẩy rửa.
- Viêm da dị ứng hoặc kích thích: Nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp, hóa mỹ phẩm, ô nhiễm môi trường… cũng dễ bị viêm da dị ứng hoặc viêm da kích thích.
- Rối loạn giấc ngủ: Việc bị ngứa nhiều và cảm giác khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến bạn dễ bị mất ngủ, ngủ không ngon, phải thức dậy lúc nửa đêm…
- Ảnh hưởng đến thị lực: Nếu các vết chàm ngứa xuất hiện ở vùng mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
5. Chẩn đoán viêm da cơ địa
- Định lượng IgE toàn phần: Giúp xác định nồng độ IgE trong huyết tương, là một loại globulin miễn dịch có chức năng sinh lý quan trọng trong các phản ứng miễn dịch của cơ thể và tham gia vào cơ chế bệnh sinh của các loại rối loạn dị ứng. Nếu bị viêm da cơ địa thể nặng, lượng IgE sẽ càng tăng cao.
- Xét nghiệm bạch cầu ái toan: Chỉ số bạch cầu ái toan ở mức bình thường khoảng 50-500 tế bào/microlit máu. Ở người bệnh viêm da cơ địa, mật độ này có thể tăng lên hơn 450 tế bào/microlit máu.
- Test áp da: Đây là phương pháp nhằm xác định được nguyên nhân gây bệnh hoặc làm tăng yếu tố khởi phát bệnh.
- Radioallergosorbent test (RAST): Xét nghiệm này giúp xác định các dị nguyên huyết thanh. RAST giúp phát hiện các IgE đặc hiệu với kháng nguyên khác của người bệnh.
6. Điều trị viêm da cơ địa
- Dùng kem chống ngứa: Các loại kem này giúp người bệnh giảm cảm giác ngứa, tránh gãi nhiều gây tổn thương da. Tuy nhiên, nếu người bệnh có triệu chứng ngứa nặng, đôi khi phải dùng đến thuốc kháng histamine đường uống.

- Kem dưỡng ẩm: Viêm da cơ địa thường có triệu chứng khô da, do đó sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da, tránh nứt nẻ gây nhiễm trùng. Cần dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên để đạt được hiệu quả dưỡng da.(3)
- Kem kháng viêm: Kem này giúp hạn chế phản ứng tại chỗ quá mức giúp triệu chứng thuyên giảm, da bớt mẩn đỏ, sưng và ngứa. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều thuốc kháng viêm vì có thể khiến màu da thay đổi, da mỏng, mọc lông và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Chỉ nên sử dụng kem kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
- Kháng sinh: Trường hợp người bệnh có nhiễm trùng da thì việc điều trị cần được bổ sung thêm kháng sinh trong thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu vết thương hở hay bị chảy dịch cần đắp gạc và vệ sinh hàng ngày để tránh bội nhiễm.
7. Phòng ngừa viêm da cơ địa
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi - tác nhân dễ gây ngứa và viêm da
- Dùng kem dưỡng ẩm sau khi tắm để cấp ẩm cho gan
- Hạn chế tắm nước nóng để tránh kích ứng da và viêm da
- Cẩn trọng trong việc sử dụng mỹ phẩm, nước hoa. Bạn nên đọc kỹ thành phần cũng như hướng dẫn sử dụng để chọn được sản phẩm phù hợp với làn da của mình.
- Hạn chế ăn hải sản, uống rượu bia và không hút thuốc lá
- Không tự ý dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ
- Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin; tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày; uống đủ nước, ngủ đủ giấc….
Bổ sung tinh chất thiên nhiên giúp hỗ trợ cải thiện viêm da cơ địa

HEWEL - Tăng cường giải độc,
chống độc, bảo vệ gan
Tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên được chứng minh có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan.
Các chuyên gia giải đáp những thắc mắc về nguyên nhân, triệu chứng, nguy cơ của các bệnh lý gan. Đồng thời, tư vấn cách phòng và cải thiện các bệnh về gan một cách khoa học và hiệu quả.