Mẹo hay giải cứu cơn say ngày Tết

Tết là dịp vui nhất trong năm của những buổi tiệc. Tiệc lại không thể vui nếu thiếu đi tiếng vào - dô hô cụng. Dịp Tết không thể không chén chú chén anh dư đầy, chỉ là uống sao để vui hết mình ngày Tết mà không bị “la lết” vì say xỉn. 5 chiến thuật uống rượu bia giúp các anh không say ngày Tết.


1. Tuân thủ nguyên tắc 4:1 và 2:1

Chất cồn có trong bia rượu sẽ được chuyển hóa trực tiếp tại gan. Nhưng gan chỉ có thể chuyển hóa một lượng cồn vừa phải, trong một thời gian ngắn. Vì vậy, việc uống nhiều và liên tục khiến gan không kịp chuyển hóa hết sẽ biến chất ethanol có trong bia rượu thành một chất rất độc cho gan là Acetaldehyde kích hoạt tế bào Kupffer (một loại đại thực bào thường trú ở xoang gan) hoạt động quá mức, khiến tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β và Interleukin,... gây tổn thương, hoại tử các tế bào gan.
 
Do đó, để không bị rượu bia sớm hạ gục trên bàn nhậu và không tạo áp lực cho gan, các anh có thể uống theo tỉ lệ 4 nước/1 rượu và đối với bia thì tỉ lệ là 2 nước/1 bia. 
 
Bất cứ loại đồ uống có cồn nào cũng đều khiến cơ thể bị mất nước. Vì thế, nên uống nước trước, giữa, và sau khi uống rượu bia để khiến cơ thể không mất nước, gây mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Nước cũng làm “loãng” nồng độ cồn trong cơ thể.
 
Tên
 
Ngoài nước lọc, bạn có thể uống thêm các loại nước trái cây, nước uống không cồn như một nước chanh, nước cam ít hoặc không đường…

2. Sau 30 phút uống rượu bia, nên ngừng uống và ăn một cái gì đó

Ăn đồ ăn nhẹ có chứa một chút dầu mỡ và chất béo có thể giúp bạn hạn chế tác dụng của rượu bia lên thần kinh khiến bạn say xỉn. Thực tế, chất béo sẽ giúp hình thành một vùng đệm “chống rượu”, làm cho rượu chậm thâm nhập vào cơ thể của bạn hơn và giảm làm việc quá tải của gan. Điều này có thể khiến vòng eo của bạn sẽ không “đồng tình”, nhưng lá gan của bạn sẽ cảm ơn trong những lúc như thế. Thức ăn gợi ý dùng kèm khi uống rượu bia có thể là thức ăn nhanh, quả hạch, pizza, kem.

3. Tránh trộn lẫn thức uống

Uống rượu rum với bia hoặc với rượu whisky là sự kết hợp vô cùng sai lầm. Không nên uống các loại rượu pha với nước có gas như bia, champagne, rượu mạnh pha với các loại nước ngọt có gas khác.
 
Nhiều người nghĩ rằng pha loãng bia với các loại nước ngọt có gas hoặc uống cả hai cùng lúc sẽ làm giảm độ cồn của rượu bia, khi uống vào sẽ lâu say hơn. Nhưng thành phần carbon dioxide trong nước ngọt có gas sẽ thúc đẩy lượng cồn trong rượu bia hấp thu vào niêm mạc đường ruột nhanh hơn. Do vậy, “cặp đôi” này sẽ khiến bạn chóng say và mệt mỏi hơn.
 
Tên
 
Pha trộn bia và nước có nước ngọt có gas sẽ khiến bạn nhanh bị say xỉn hơn
Xem thêm

4. Đã uống bia thì đừng uống rượu và ngược lại

Rượu bia thường hay được gọi chung nhưng nó là một cặp thức uống không bao giờ nên đi chung với nhau.
 
Rượu thường có nồng độ cồn khoảng từ 35% - 90%, trong khi nồng độ cồn trong bia là khoảng 4-8%. Điều này có nghĩa rằng cùng một đơn vị thể tích, rượu khiến gan làm việc cật lực hơn và mất nhiều thời gian để thải độc. Sẽ rất tệ hại khi bạn khởi động buổi tiệc với 100% khí thế bằng rất nhiều rượu và sau đó lại tiếp tục uống bia.
 
Ngược lại, nếu bạn đã uống bia trước, bạn sẽ khó nhận biết tín hiệu say từ não vào có xu hướng uống nhiều hơn. Gan sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào khi uống rượu mà không biết mình say?
 
Tên
 
Có câu: “Beer before liquor, never been sicker. Liquor before beer, you’re in the clear”  (Bia trước rượu thì không bao giờ có thể bệnh nặng hơn. Rượu trước bia, bạn sẽ thấy rõ hậu quả). Điều này có nghĩa không có thứ tự nên uống rượu hay bia trước vì thực tế là không bao giờ uống 2 thứ này cùng lúc.

5. Dùng 1 ly nước ấm khi chớm cảm thấy say rượu

Trên bàn tiệc không nên chỉ có bia hoặc rượu mà cần có nhiều nước lọc. Uống 1 ly nước (tốt nhất là nước ấm) khi bạn vừa chớm cảm thấy ngà ngà sẽ giúp gan tránh bị nhiễm độc và sẽ giữ cho đầu tỉnh táo hơn. Ngoài ra, nó sẽ tạo cho dạ dày của bạn một cảm giác đầy đủ và không có cần phải uống thêm nữa.

6. Sau khi uống rượu đừng dùng cà phê

Sau khi uống vài chén trong bữa ăn, có thể bạn sẽ muốn dùng cà phê với hy vọng tỉnh táo hơn và để tiếp tục trò chuyện với chiến hữu. Thế nhưng đó hoàn toàn không phải là lựa chọn khôn ngoan. Hỗn hợp rượu - cà phê vào cơ thể gây tình trạng "tỉnh giả", ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến bạn kiệt sức vào ngày hôm sau. Hơn thế nữa, việc uống hỗn hợp rượu bia khiến bạn có xu hướng uống nhiều quá mức và nguy cơ gây ngộ độc rượu bia, dẫn đến rối loạn tiêu hoá hoặc tổn thương gan cấp tính.
 
Tốt nhất, một khi đã uống rượu bạn đừng nên dùng cà phê sau đó.
Bảo Tuân
Xem thêm

 


Trà mát gian, giải độc: Dùng bao nhiêu và hiệu quả đến đâu?
Từ lâu, uống trà đã trở thành thói quen sinh hoạt thường nhật của nhiều gia đình Việt. Uống trà không chỉ là thú vui tao nhã còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe: ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung...
Chi tiết
Mỗi ngày dùng một loại nước uống giải độc gan có thực sự tốt
Trong nhiều phương pháp giải độc cho gan, có lẽ uống nước giải độc gan là cách áp dụng đơn giản và được nhiều người sử dụng. Mỗi ngày, bạn có thể dễ dàng pha một tách trà, một cốc...
Chi tiết
Ung thư gia tăng do lối sống và thực phẩm không an toàn
Thông tin trên được đưa ra tại buổi Tọa đàm Thực phẩm “bẩn” : Tác nhân gây ung thư do báo Tuổi trẻ và nhãn hàng  bảo vệ gan Hewel đồng tổ chức tại Tòa soạn báo tuổi trẻ sáng ngày...
Chi tiết
HEWEL đồng hành cùng Ngày hội Hoa Hướng Dương 2016
 “Vì sức khỏe, vì tương lai” là thông điệp mà Ngày hội Hoa Hướng Dương lần 9, với sự đồng hành của nhãn hàng bảo vệ gan Hewel muốn nhắn gửi tới toàn bộ cộng đồng. Ngày hội đã...
Chi tiết
​Ngày hội hoa hướng dương lần 9: Vì sức khỏe, vì tương lai
7g sáng 3-12, sắc hoa vàng ngập tràn tại công viên văn hóa Đầm Sen (TP.HCM) trong Ngày hội hoa hướng dương vì bệnh nhi ung thư lần 9 do báo Tuổi Trẻ phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Chi tiết


hewel popup 2023