Viêm gan tự miễn: Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng

08-12-2020

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Viêm gan tự miễn là bệnh viêm gan mãn tính, có thể kéo dài suốt đời. Viêm gan tự miễn tuy không phổ biến nhưng là loại bệnh nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm dễ dẫn đến xơ gan cuối cùng là suy gan, ung thư gan. Cùng chuyên gia Hewel tìm hiểu về viêm gan tự miễn để phát hiện cũng như kiểm soát  bệnh hiệu quả hơn.

Thế nào là viêm gan tự miễn?

Viêm gan tự miễn là một bệnh viêm gan mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện gan là “kẻ lạ mặt” và tấn công gây tổn thương và hủy hoại các tế bào gan. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, 70% người bị viêm gan tự miễn là phụ nữ.(1)

viêm gan tự miễn

Viêm gan mãn tính xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và gây tổn thương gan

Nguyên nhân viêm gan tự miễn

Hệ thống miễn dịch bảo vệ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng từ vi khuẩn, virus và các mầm bệnh khác. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch lại tấn công một hay nhiều phần của cơ thể như một yếu tố ngoại lai và tấn công gan gọi là viêm gan tự miễn. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể lại chống lại chính cơ thể. Một số nhà khoa học cho rằng viêm gan tự miễn xảy ra do sự tương tác của các gen kiểm soát chức năng hệ thống miễn dịch với nhiễm trùng, thuốc men và khuynh hướng di truyền. Cụ thể:(2)

Tự miễn dịch – quá trình hệ thống miễn dịch tạo ra các tự kháng thể, tấn công và làm hỏng các tế bào và cơ quan của chính cơ thể.

Nhiễm trùng như nhiễm virus viêm gan, virus herpes, virus Epstein-Barr, virus sởi…

Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc viêm gan tự miễn thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên.

Sử dụng một số loại thuốc như statin và hydralazine (điều trị bệnh tim), thuốc cholesterol atorvastatin hoặc một số loại thuốc kháng sinh như nitrofurantoin, minocycline…

Ngoài ra, khi hệ thống miễn dịch cơ thể “trở mặt” tấn công gan, tế bào gan chết lại kích hoạt tế bào Kupffer – nằm ở xoang gan hoạt động quá mức và phóng thích các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β…, các chất gây viêm này làm chết các tế bào gan và khiến chức năng gan suy yếu nhanh hơn. Đây là một vòng xoắn bệnh lý khiến gan càng ngày càng bị tổn hại.

Triệu chứng viêm gan tự miễn

Các triệu chứng bệnh viêm gan tự miễn có thể từ nhẹ đến nặng, có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển theo thời gian. Chỉ có khoảng 25% trường hợp xuất hiện các triệu chứng sớm, các trường hợp còn lại bệnh chỉ tiến triển trong âm thầm. Một số triệu chứng của viêm gan tự miễn như:

dấu hiệu viêm gan tự miễn

Ngứa ngáy, phát ban thường xuyên có thể là triệu chứng của viêm gan tự miễn

– Cảm giác mệt mỏi, khó chịu, mất tập trung

– Đau khớp nhẹ và đau cơ, thường xuất hiện vào buổi sáng

– Ngứa ngáy, phát ban, u mạch hình nhện hoặc các mạch máu nổi bất thường trên da

– Niêm mạc da và lòng trắng của mắt có màu vàng

– Buồn nôn và nôn

– Mất cảm giác ngon miệng, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy thường xuyên, đầy bụng…)

– Nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu

– Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da

– Ở giai đoạn sớm gan to chắc, giai đoạn muộn gan thường teo

– Mọc nhiều lông, mất kinh (ở phụ nữ)

Một số người thắc mắc, viêm gan tự miễn có lây không? Khác với các loại viêm gan do virus gây ra, viêm gan tự miễn không lây lan từ người này sang người khác.

Biến chứng nguy hiểm của viêm gan tự miễn

Viêm gan tự miễn có liên quan đến yếu tố đề kháng, miễn dịch, bạch cầu trong máu, đồng thời, viêm gan tự miễn có thể liên kết với các loại bệnh tự miễn khác. Do đó, khi không được phát hiện điều trị sớm, viêm gan tự miễn không chỉ để lại biến chứng ở gan mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý khác, cụ thể:

Giãn tĩnh mạch thực quản: Khi máu lưu thông qua tĩnh mạch cửa nhưng bị chặn lại, máu có thể chảy ngược vào các mạch máu khác, chủ yếu là dạ dày và thực quản, trong khi các mạch máu ở đây có thành mỏng, dễ vỡ và chảy máu. Chảy máu thực quản từ những mạch máu này là biến chứng nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng người bệnh cần can thiệp ngay.

Thiếu máu ác tính, thiếu máu tán huyết: Viêm gan tự miễn có thể liên kết với một số rối loạn tự miễn dẫn đến thiếu vitamin B12 – yếu tố để tạo thành các tế bào máu hoặc do các cuộc tấn công miễn dịch và hệ thống phá vỡ các tế bào máu gây ra hiện tượng thiếu máu.

Viêm loét đại tràng: Viêm gan tự miễn kéo dài dễ dẫn đến viêm đường ruột với những cơn đau trầm trọng của tiêu chảy, đau bụng và chảy máu.

Viêm khớp dạng thấp: Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các màng của các khớp xương, dẫn đến tê cứng, đau nhức, sưng tấy và đôi khi biến dạng, gây dị tật.

Đặc biệt, viêm gan tự miễn không điều trị có thể gây ra sẹo vĩnh viễn của các tế bào gan (dẫn đến xơ gan), các biến chứng gồm:

Tăng áp lực máu trong tĩnh mạch: Thông thường máu từ lá lách, ruột và tuyến tụy “đổ bộ” vào gan thông qua tĩnh mạch cửa. Nếu các khối mô sẹo ở gan càng nhiều càng cản trở lưu thông qua gan và dẫn đến tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa.

Xơ gan cổ trướng: Xảy ra khi có một lượng lớn dịch tích tụ trong ổ bụng, lúc này gan không còn khả năng tự phục hồi và mất dần chức năng. Đây là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, với những diễn tiến phức tạp, cơ thể dễ bị nhiễm độc và có thể tử vong nếu không can thiệp sớm.

Suy gan: Lúc này các tế bào gan tổn thương trên diện rộng khiến gan của người bệnh hầu như không thể hoạt động. Ghép gan là điều cần thiết cho người bệnh suy gan.

Ung thư gan: Đa phần trường hợp xơ gan sẽ tiến triển thành ung thư gan.

Chẩn đoán phát hiện viêm gan tự miễn

Đa số các triệu chứng của bệnh gan thường khá mờ nhạt và khó nhận biết. Do đó, thăm khám định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm. Các xét nghiệm trong chẩn đoán viêm gan tự miễn bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Nhờ vào kiểm tra mẫu máu cho kháng thể có thể phát hiện và phân biệt viêm gan tự miễn, viêm gan siêu vi và các rối loạn khác với triệu chứng tương tự. Ngoài ra xét nghiệm máu còn kiểm tra được chức năng gan có hoạt động bình thường không.
phòng viêm gan tự miễn

Xét nghiệm máu là phương pháp để phát hiện sớm viêm gan tự miễn

  • Siêu âm gan: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đơn giản, dễ thực hiện nhằm đánh giá các tổn thương ở gan, các bệnh lý thuộc gan. Đối với bệnh nhân viêm gan tự miễn cũng như các bệnh lý viêm gan khác, siêu âm gan có thể nhìn thấy được các tổn thương gan, kích thước gan tăng…
  • Sinh thiết gan: Đây là phương pháp giúp chẩn đoán, xác định chính xác mức độ và loại tổn thương gan. Bác sĩ sẽ dùng một cây kim mỏng thông vào gan qua một đường rạch mở ở da để lấy một lượng mô gan nhỏ dùng để phân tích.

Phương pháp điều trị viêm gan tự miễn

Viêm gan tự miễn là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiều người lo lắng không biết viêm gan tự miễn có chữa được không? May mắn y học hiện đại phát triển, viêm gan tự miễn có thể chữa trị hiệu quả nhưng quá trình điều trị kéo dài. Đặc biệt cần điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

  • Ức chế miễn dịch: Mục tiêu trong điều trị viêm gan tự miễn là làm chậm hoặc ngừng hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công gan. Nhờ đó, có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh. Phương pháp điều trị viêm gan tự miễn là ức chế miễn dịch, nghĩa là làm giảm mức độ hoạt động của hệ thống miễn dịch của người bệnh, được thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, điều này cũng làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Các loại thuốc để kiểm soát hệ thống miễn dịch như: Prednisone, Azathioprine (Imuran). Ngoài ra, nếu không đáp ứng với các loại thuốc này, bác sĩ có thể kê toa ức chế miễn dịch mạnh hơn như cyclosporin (SANDIMMUNE) hoặc tacrolimus (Prograf).
  • Ghép gan: Khi phương pháp ức chế miễn dịch không thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, hệ thống miễn dịch vẫn tấn công gan. Bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp ghép gan. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của phương pháp này là nguồn gan tương thích rất hiếm và chi phí ghép gan rất cao.

Kiểm soát tế bào Kupffer – Giải pháp ưu tiên trong phòng và hỗ trợ điều trị viêm gan tự miễn

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người viêm gan tự miễn nên bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên có khả năng kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer như bộ đôi tinh chất thiên nhiên Wasabia và S. Marianum. Bằng công nghệ tinh chiết cao các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời viên uống bổ gan Hewel – với tinh chất S. Marianum và Wasabia giúp kiểm soát hiệu quả hoạt động Kupffer từ đó giảm các chất gây viêm làm hại gan, giúp tăng cường khả năng chống độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại và cải thiện hiệu quả các bệnh lý gan, trong đó có bệnh viêm gan tự miễn.

hewel hỗ trợ cải thiện bệnh gan

Viên uống bổ gan Hewel – Chứa bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum kiểm soát hiệu quả hoạt động tế bào Kupffer, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý về gan, trong đó có viêm gan tự miễn

Phòng ngừa bệnh viêm gan tự miễn

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm gan tự miễn cần có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố. Bên cạnh phương pháp bảo vệ gan từ bên trong với chiết xuất tinh chất Wasabia và S. Marianum, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh bằng cách:

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ và sức khỏe gan mật 6 tháng/lần ở người có nguy cơ cao là một trong những cách để phát hiện bệnh sớm, ngay khi chưa có biểu hiện.

– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách: Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hạn chế rượu bia, thuốc lá, đồ uống chứa cồn… Đặc biệt, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B và C đầy đủ.

– Không nên tùy tiện sử dụng thuốc điều trị bệnh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Đánh giá bài viết
24-08-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết

4 cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả và đúng khoa học

Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, khoảng 296 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính, với 1,5 triệu ca nhiễm mới...
Chi tiết

Viêm gan B thể ngủ: Nguyên nhân, xét nghiệm và cách điều trị

Viêm gan B thể ngủ là một thể virus viêm gan B ở dạng ngủ, không hoạt động. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan vì bệnh có thể trỗi dậy bất cứ khi nào khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút. 
Chi tiết

Viêm gan B cấp tính: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B, chúng thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn mãn tính với các triệu chứng nặng như xơ gan, ung thư gan. 
Chi tiết

Bị viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn không và cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống của người viêm gan B là vấn đề quan tâm của rất nhiều người. Trong đó, có thắc mắc viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn hay không và cần lưu ý gì. Những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết...
Chi tiết

7 cách phòng ngừa viêm gan siêu vi hiệu quả, chuẩn an toàn

Viêm gan siêu vi là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng gan và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước...
Chi tiết