Nóng trong người là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Nóng trong người là tình trạng phổ biến hiện nay, xảy ra khi môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm bẩn tràn lan, lạm dụng các loại thuốc điều trị, chế độ sinh hoạt và ăn uống thiếu lành mạnh. Để cải thiện hiệu quả tình trạng nóng trong người, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị cụ thể qua bài viết dưới đây của các chuyên gia.
1. Nóng trong người là gì?
Nóng trong người là thuật ngữ dùng trong đông y, y học cổ truyền, dân gian truyền miệng ý chỉ tình trạng cơ thể luôn trong tình trạng khó chịu, bứt rứt, đồng thời, bạn luôn cảm nhận nhiệt độ trong cơ thể cao nhưng lại không sốt, thường xuyên bị ra mồ hôi ở tay chân, nổi nhiều mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa, nước tiểu vàng, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ về đêm.
Nóng trong người thường xảy ra vào mùa hè khi thời tiết oi bức, sau một đợt điều trị dùng thuốc hoặc sau đợt tiệc tùng nhiều rượu bia gây ra cảm giác khó chịu, nóng nực, ảnh hưởng đến tâm lý, suy giảm chất lượng cuộc sống và công việc.
Hiện tượng nóng trong người khiến người bệnh cảm thấy nóng bức, khó chịu
2. Nóng trong người là triệu chứng của bệnh gì?
Tình trạng nóng trong người có thể là do một số bệnh lý nguy hiểm gây ra như:
2.1 Suy giảm chức năng gan
TTND Lê Văn Điềm – Bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, dưới sự tấn công liên tục của các yếu tố độc hại từ bên ngoài môi trường như thực phẩm bẩn, rượu bia, thuốc lá, thuốc điều trị bệnh, virus… tế bào Kupffer (nằm ở xoang gan, có nhiệm vụ tạo phản ứng miễn dịch) hoạt động quá mức và phóng thích ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan và hoại tử. Chức năng gan suy yếu theo thời gian với các triệu chứng thường thấy như nổi mề đay, mụn nhọt, da khô sần, vàng da, rối loạn tiêu hóa, phân có màu bạc…
Đây có thể là dấu hiệu báo động chức năng gan đang gặp vấn đề, khiến độc tố không được chuyển hóa hoàn toàn mà tích tụ bên trong cơ thể. Nếu tình trạng nóng trong người kéo dài lâu ngày có thể làm suy giảm chức năng gan, suy giảm miễn dịch, cơ thể mất sức đề kháng. Nếu tình trạng không được khắc phục kịp thời, tế bào Kupffer liên tục “nổi loạn” và sản sinh ồ ạt các chất gây viêm khiến tế bào gan chết hàng loạt nguy cơ đối mặt với bệnh viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
2.2 Mắc bệnh cường giáp
Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ gây ra hàng loạt các thay đổi về thể chất. Trong đó có tình trạng nóng trong người, ra nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, đói bụng liên tục, mệt mỏi, khó ngủ.
2.3 Bệnh tiểu đường
Thông thường, khi đường huyết tăng cao sẽ khiến người bệnh cảm thấy nóng trong người hơn bình thường, vì bệnh khiến cơ thể nhạy cảm với nhiệt độ hơn. Nguyên nhân là do mạch máu sẽ không giãn ra đủ để tạo thuận lợi cho việc đưa máu lên bề mặt da và thoát nhiệt. Các triệu chứng khác của tiểu đường như khát nước thường xuyên, tiểu nhiều, mệt mỏi, chóng mặt, suy giảm thị lực…
3. Nguyên nhân nóng trong người
Một số nguyên nhân thông thường gây ra hiện tượng nóng trong người có thể kể đến như:
3.1 Ăn ít chất xơ
Chất xơ có khả năng kích thích làm tăng nhu động ruột, làm cho thức ăn dễ dàng đi qua ruột mà không bị ứ đọng. Chất xơ có nhiệm vụ trực tiếp giảm tích tụ chất độc trong ống tiêu hóa và tham gia ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại trong đại tràng. Do đó, không bổ sung đủ chất xơ không chỉ gây tích tụ độc tố trong cơ thể mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
3.2 Đồ ăn nhiều gia vị và dầu mỡ
Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc nhiều đạm, protein cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể dẫn đến hiện tượng nóng trong người và có thể gây béo phì, đặc biệt có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như xơ vữa mạch máu, tiểu đường, tăng huyết áp…
Tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng trong người
3.3 Đồ uống kích thích
Các loại đồ uống như cà phê, trà, nước uống tăng lực giúp cho tinh thần hưng phấn, tạo cảm giác sảng khoái, tuy nhiên dùng nhiều dễ bị phụ thuộc và gây ra tình trạng nóng trong người, mất ngủ, nhịp tim nhanh, nổi mụn nhọt… Nếu lạm dụng thường xuyên sẽ khiến hệ thần kinh bị tổn thương; đặc biệt, gây ra các bệnh lý nguy hiểm về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan…(1)
3.4 Uống ít nước
Bạn cần cung cấp đủ nước mỗi ngày cho cơ thể để đảm bảo mọi hoạt động của các cơ quan nội tạng được vận hành trơn tru. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày cần uống đủ 2 đến 3 lít nước. Nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể, dễ gây ra tình trạng mất nước và khiến việc tản nhiệt của cơ thể kém hiệu quả, dễ dẫn đến nóng trong người.
3.5 Lười vận động
Lười vận động khiến cơ thể lúc nào cũng ì ạch, nặng nề, điều này không chỉ khiến lưu thông máu kém, sức khỏe giảm sút, tinh thần mệt mỏi mà còn là căn nguyên gây ra các bệnh lý như béo phì, bệnh xương khớp, cao huyết áp, giảm tuần hoàn máu, mất ngủ, nóng trong…
3.6 Sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm
Sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, thời tiết nóng bức có thể khiến cơ thể dễ mất nước, các tế bào hô hấp mạnh làm sinh nhiệt trong cơ thể. Ngoài ra, làm việc ở môi trường sống có nhiều chất độc hại cũng khiến cơ thể nóng bức, khó chịu hơn.
Môi trường ô nhiễm, khói bụi cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng nóng trong người
3.7 Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh
Một số loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị bệnh tim, huyết áp hoặc viên uống bổ sung kẽm cũng có thể gây ra tác dụng phụ là nóng trong người.
3.8 Bốc hỏa, thay đổi nội tiết tố
Sự suy giảm hoạt động hệ trục phá vỡ cơ chế ra mệnh lệnh từ não bộ – tuyến yên xuống buồng trứng để sản xuất bộ ba nội tiết tố nữ estrogen, progesterone và testosterone. Điều này sẽ tác động tới vùng dưới đồi của não – nơi chịu trách nhiệm kiểm soát thân nhiệt. Vùng dưới đồi rối loạn, nhìn nhận sai lệch nhiệt độ cơ thể, truyền tín hiệu cho toàn thân giải phóng nhiệt làm tim bơm máu nhanh hơn, mạch máu dưới da giãn nở để lưu thông máu nhiều hơn, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhằm làm mát cơ thể. Sau khi vã mồ hôi, da mất nhiệt gây ớn lạnh, người mệt lả, lo âu…
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi trong suốt thai kỳ sẽ khiến cho bà bầu cảm thấy nóng trong người và ra nhiều mồ hôi hơn bình thường.
4. 9 biểu hiện của tình trạng nóng trong người
Gặp phải tình trạng nóng trong người, bạn sẽ phải đối diện với các triệu chứng khó chịu như:
4.1 Nổi mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa
Tình trạng này xảy ra khi chức năng gan suy giảm, khả năng thanh lọc và chuyển hóa độc tố cũng suy giảm dẫn đến việc tích tụ độc tố trong gan và cơ thể khiến cơ thể sinh nhiệt và phát tán ra bên ngoài da với các triệu chứng nóng trong người thường thấy như mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa…
Ngoài ra, hiện tượng nóng trong người do suy giảm chức năng gan cũng làm cho nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể bị chênh lệch, khiến cho các tuyến mồ hôi phải hoạt động nhiều hơn để làm mát và cân bằng cơ thể. Bề mặt da luôn ẩm ướt lại vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, bụi bặm tích tụ và làm tình trạng nổi mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa tái đi tái lại nhiều lần, gây tổn thương da và bội nhiễm.
Nổi mề đay, mẩn ngứa là dấu hiệu thường thấy khi bạn bị nóng trong người
4.2 Nhiệt độ và màu da thay đổi
Ngay cả khi thời tiết mát mẻ nhưng bạn vẫn cảm thấy nóng nực, khó chịu dù không phải bị sốt. Ngoài ra, khi chức năng suy giảm, gan không thể chuyển hóa được sắc tố bilirubin trong máu để bài tiết ra ngoài sẽ dẫn đến việc tích tụ lại sắc tố này trong máu và khiến kết mạc mắt, lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc lưỡi và đặc biệt là da có màu vàng.
4.3 Mắt bị quầng thâm và mỏi mắt
Nếu bạn bị quầng thâm mắt và mỏi mắt nhưng không phải lý do thiếu ngủ, mất ngủ thì rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng nóng trong người.
4.4 Hơi thở có mùi hôi
Trừ những trường hợp do các cơ vùng dưới thực quản và tâm vị dạ dày đóng không kín hoặc do vệ sinh cá nhân kém thì phần lớn hơi thở có mùi là do bị nóng trong người. Cụ thể, khi chức năng gan suy yếu thì khả năng giải độc và thải trừ các chất độc cũng bị suy giảm, các độc tố sẽ tích tụ lại trong cơ thể trong đó có ammonia, khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu, đồng thời, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và vị giác kém hơn.
4.5 Môi đỏ, căng mọng, nứt nẻ
Môi đỏ, căng mọng, nứt nẻ là triệu chứng thường thấy khi bạn bị nóng trong người và thiếu nước. Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung nước để cải thiện tình trạng nóng trong người.
Môi khô, nứt nẻ cũng có thể là dấu hiệu của nóng trong người
4.6 Khó tăng cân
Những người thường xuyên bị nóng trong người thường rất khó để tăng cân, mặc dù họ ăn nhiều. Nguyên nhân là khi bị nóng trong người, cơ thể sẽ khó hấp thụ dưỡng chất, đồng thời các dưỡng chất được hấp thụ lại bị tiêu hao để sinh nhiệt, dẫn đến gầy gò và xanh xao.
4.7 Chảy máu răng và chảy máu cam
Đây cũng là 2 biểu hiện thường thấy của tình trạng nóng trong người, nếu tình trạng kéo dài không được cải thiện có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn thân.
4.8 Mất ngủ
Tình trạng nóng trong người khiến chân tay bứt rứt, khó chịu, cơ thể lúc nào cũng nóng nực khiến não bộ không thể thư giãn để đi vào giấc ngủ.
4.9 Thay đổi màu phân
Nóng trong người khiến phân có màu bạc hơn bình thường. Mật từ gan tạo ra màu nâu điển hình cho đường ruột hoạt động khỏe mạnh. Khi phân rất nhạt thường do không có đủ mật đi đến phân. Do đó, khi gặp các vấn đề với gan hoặc ống mật có thể khiến phân có màu bạc.
5. Nóng trong người có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Với lối sống hiện đại, chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh, khoa học khiến cho tình trạng nóng trong người trở nên phổ biến hơn, tình trạng kéo dài dễ dẫn đến tích lũy độc tố khiến hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ bị nhiễm trùng, nhiễm độc.
Nhiều biến chứng của các bệnh lý gây nóng trong người như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, mất nước, rối loạn điện giải, amoniac trong máu tăng cao… có thể nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Bên cạnh đó, nóng trong người có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm, do đó cần tìm ra nguyên nhân để điều trị kịp thời.
6. Cách trị nóng trong người
Theo các chuyên gia, nhiều người có tâm lý nôn nóng muốn “hạ hỏa” nhanh cho cơ thể nên tự ý dùng các loại thuốc, bài thuốc dân gian hay các sản phẩm mát gan. Tuy nhiên, việc sử dụng cách giải nhiệt, mát gan “vô tội vạ” và chưa được khoa học kiểm chứng dễ khiến cơ thể và gan dễ bị nhiễm độc nặng hơn.
Theo báo cáo của Mỹ và Thụy Điển cho thấy, 17% trường hợp suy gan cấp do tùy tiện dùng thuốc nói chung. Hơn 900 sản phẩm thuốc và độc chất được ghi nhận gây tổn thương cơ quan này. Tiên lượng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân suy gan cấp do phản ứng thuốc là 60-80%. Trong đó, không ít thuốc mát gan, giải độc chưa được kiểm chứng an toàn. Vậy làm gì để cải thiện tình trạng nóng trong người, giải độc gan hiệu quả?
6.1 Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống khoa học
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ cải thiện tình trạng nóng trong. Người bệnh cần bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho gan và hạn chế độ ăn, thức uống khiến cho tình trang nóng gan nặng hơn. Cụ thể:
Người bị nóng trong người cần tăng cường các loại rau củ quả có tính thanh nhiệt, giải độc
- Tăng cường các các loại rau củ quả có tính thanh nhiệt, giải độc như dưa chuột, rau má, diếp cá, mướp đắng, bí đao… Tăng cường bổ sung các loại trái cây như cam, bưởi, đu đủ, nước dừa, chanh leo…
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể có dung môi hòa tan nhiều chất, đồng thời thanh lọc, tiêu độc
- Kiêng đồ ăn cay nóng, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, kiêng các loại chất kích thích như cà phê, trà, nước tăng lực, hút thuốc lá để hạn chế chất độc vào cơ thể
- Tránh căng thẳng, giảm thiểu áp lực, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và đều đặn
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt
- Thiết kế nhà cửa thoáng mát, nên đặt cây xanh trong nhà
6.2 Kiểm soát tế bào Kupffer – Giải pháp khoa học bảo vệ gan hiệu quả
Nhờ vào việc phát hiện ra sự hiện diện của tế bào Kupffer và cơ chế sinh bệnh, Y học hiện đại đã chỉ rõ, để tăng cường giải độc, làm mát gan và bảo vệ gan từ gốc cần có giải pháp khoa học giúp kiểm soát tốt hoạt động của tế bào Kupffer, ngăn chặn từ gốc các chất gây viêm, chủ động chống độc, giải độc gan hiệu quả.
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra 2 tinh chất thiên nhiên Wasabia và S. Marianum có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer, làm giảm sản sinh các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin…, chủ động chống độc, tăng cường giải độc cho gan từ bên trong, ngăn ngừa nhiều độc chất tấn công từ bên ngoài, từ đó đẩy lùi tận gốc các triệu chứng khó chịu của chứng nóng trong người như nổi mụn nhọt, nổi mề đay, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa… gây ra.
Bên cạnh đó, Wasabia còn giúp tăng gấp 3 lần Nrf2 (loại protein có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể) chỉ sau 6 giờ, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư tổn.
2 tinh chất thiên nhiên Wasabia và S. Marianum (có trong Hewel) có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer, làm giảm sản sinh các chất gây viêm… chủ động chống độc cho gan
Trong hầu hết các trường hợp nóng trong người là do suy giảm chức năng gan. Do đó, để cải thiện tình trạng người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt, làm việc lành mạnh, khoa học. Đặc biệt, bổ sung các tinh chất thiên nhiên đã được khoa học kiểm chứng về tính hiệu quả và độ an toàn; đặc biệt có cơ chế tác động từ gốc, giúp kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, từ đó giúp giải độc, chống độc và bảo vệ gan từ gốc.