Suy giảm chức năng gan: hiểu nguyên nhân để hỗ trợ phòng bệnh gan
Nguyên nhân làm suy giảm chức năng gan
Gan là “nhà máy vạn năng” của toàn bộ cơ thể, đảm nhận đến hơn 500 vai trò khác nhau. Trong đó các vai trò lớn nhất bao gồm: Chuyển hóa, dự trữ và miễn dịch.
Các bệnh lý như viêm gan, xơ gan, ung thư gan liên quan đến bia rượu, béo phì, sử dụng thuốc không khoa học… có thể làm cho người bệnh bị suy giảm chức năng gan. Lúc này, gan không thể hoạt động bình thường được nữa, các vai trò hầu như đều ì ạch, ngưng trệ.
Ngoài các bệnh lý, rượu bia cũng nguyên nhân làm suy giảm chức năng gan thông qua việc hoạt hóa quá mức tế bào Kupffer.
Thông thường, suy giảm chức năng gan nghĩa là bệnh gan đã đi vào giai đoạn nặng. Nếu không nhanh chóng cải thiện có thể dẫn đến những hệ lụy xấu cho sức khỏe.
Ngoài ra, lối sống thiếu khoa học cùng với vấn nạn thực phẩm “bẩn”, các độc tố từ thực phẩm bẩn, bia rượu, chất tồn dư của quá trình chuyển hóa thuốc… tồn đọng lâu ngày trong gan, kích hoạt tế bào Kupffer bên trong gan khiến gan tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến chức năng gan bị suy yếu.·
Cụ thể, tế bào Kupffer khi bị kích hoạt quá mức sẽ phóng thích ra các chất gây viêm nhóm Cytokine, Chemokine làm tổn thương, hoại tử tế bào gan – Nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý viêm gan, xơ gan đồng thời khiến chức năng gan suy giảm.
Triệu chứng suy giảm chức năng gan xuất hiện muộn
Gan có khả năng bù trừ tốt, nên các biểu hiện suy chức năng gan ở giai đoạn đầu thường biểu hiện không rõ ràng, khi xuất hiện triệu chứng thì đã chuyển sang giai đoạn nặng.
Triệu chứng lâm sàng:
– Rối loạn tiêu hoá: chán ăn, đi ngoài phân lỏng thất thường, sợ mỡ, đầy bụng, chướng hơi…
Người suy giảm chức năng gan, thường chán ăn, ăn không ngon miệng.
– Phù nề lúc đầu chỉ xuất hiện ở 2 chi dưới, sau nặng dần, phù toàn thân và lúc này thường đi đôi với cổ trướng to…
– Xuất huyết dưới da, niêm mạc cũng phổ biến ở những người có chức năng gan kém như: chảy máu cam, chảy máu chân răng…
– Vàng da thường nhẹ, trừ xơ gan mật hoặc giai đoạn muộn của xơ gan.
– Các rối loạn chuyển hoá glucid, protid và lipid, rối loạn nội tiết khi chức năng gan kém gây ra một số triệu chứng: da sạm, bải hoải, toát mồ hôi lạnh, mạch nhanh, thiếu máu, sức lao động giảm, mất ngủ, sụt cân… Nữ rối loạn hoặc mất kinh nguyệt, teo tuyến vú; nam teo tinh hoàn, phát triển tuyến vú.
– Vào giai đoạn muộn, khi chức năng gan bị suy giảm nặng nề, bệnh nhân sẽ dễ rơi vào tình trạng trí năng giảm dần đến hôn mê gan.
Một số triệu chứng cận lâm sàng thường gặp:
Ngoài ra, người bị suy giảm chức năng gan còn có các triệu chứng cận lâm sàng như:
- Tăng men gan
- Giảm tiểu cầu.
- Albumin máu giảm
- Tăng Bilirubin trong máu
- Prothrombin máu hạ dưới 75%, thời gian đông cầm máu kéo dài
- NH3 tăng, Urê cũng có xu hướng tăng trong máu vì kém được bài tiết ra.
Kiểm soát tế bào Kupffer – Yếu tố quan trọng trong phòng và cải thiện suy giảm chức năng gan
Kiểm soát tế bào Kupffer chính là một trong những mục tiêu quan trọng trong phòng và cải thiện các bệnh lý gan, giúp chức năng hoạt động cho gan trở nên tốt hơn.
Khi mắc bệnh gan cần tích cực cải thiện, theo dõi thường xuyên và tuyệt đối tuân theo y lệnh của chuyên gia. Đừng đợi “nước đến chân mới nhảy”, khi các triệu chứng suy giảm chức năng gan bộc phát thì phần lớn bệnh gan đã đi vào giai đoạn nặng, khó cải thiện. Nếu không cải thiện kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế bia rượu, thực phẩm nhiều dầu mỡ, kém an toàn. Quan trọng nhất cần kiểm soát việc hoạt động quá mức của tế bào Kupffer trong gan – yếu tố quan trọng khiến chức năng gan suy giảm, qua đó, ngăn chặn các tổn thương từ gốc, bảo vệ gan hiệu quả.
Ngoài bệnh nhân đang mắc bệnh gan hoặc người có thói quen xấu hại gan, thì bệnh nhân tim mạch, người bị tiểu đường tuyp 2, người bị suy thận, bệnh nhân thiếu máu… cũng có nguy cơ suy giảm chức năng gan, vì thế bên cạnh việc cải thiện bệnh lý nền cũng cần chú ý bảo vệ gan, phòng ngừa từ sớm.