Nóng trong người là cách gọi dân gian, thường dùng để nói về tình trạng nóng gan theo đông y, hay tình trạng suy yếu chức năng gan theo y học hiện đại. Nóng trong người thường có các triệu chứng như cơ thể luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hay bị ra mồ hôi ở tay chân, nổi nhiều mụn nhọt, mề đay, gây ngứa ngáy, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt. Vậy nóng trong người nên ăn gì cho mát?
1. Nóng trong người nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng khi cơ thể
bị nóng trong người. Xây dựng thực đơn có tính giải nhiệt, hỗ trợ tăng cường chức năng gan cũng là cách làm mát cơ thể từ bên trong. Một số thực phẩm bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày để cải thiện tình trạng nóng trong người như:
1.1 Dưa leo (dưa chuột)
Thành phần chủ yếu của dưa leo là nước chiếm tới 95%. Bên cạnh đó, dưa leo còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như khoáng chất, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, kali, kẽm, mangan… Dưa leo giúp bổ sung nước cho cơ thể, hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường huyết, chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, theo đông y, dưa leo có tính mát được dùng để an thần, hạ sốt và làm mát cơ thể nhanh chóng.
1.2 Rau má
Theo Đông y, rau má là loại rau có tính mát, vị thơm, vị hơi đắng nhưng không có độc. Có công dụng giúp bổ máu, lợi tiểu, làm mát cơ thể, giải độc, chống viêm… Rau má thường được sử dụng để cải thiện các bệnh liên quan đến nóng trong người như mụn nhọt, rôm sảy, chảy máu cam, sốt, nổi mề đay, ngứa ngáy…
1.3 Bưởi, cam, chanh
Các loại trái cây như bưởi, cam, chanh là các loại thực phẩm có tính mát, vì chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa cao có tác dụng làm tăng quá trình thải độc của gan, chuyển hóa các độc tố thành dạng dễ tan trong nước và dễ dàng thải ra ngoài.
Bên cạnh đó, chúng giúp đẩy mạnh quá trình enzyme đào thải các chất gây ung thư gan. Ăn các loại quả này thường xuyên, giúp làm sạch hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hỗ trợ giải độc, thanh lọc gan và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.(
1)
Bưởi, cam, chanh là các loại thực phẩm có tính mát, chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa cao có tác dụng làm tăng quá trình thải độc của gan.
1.4 Bí đao
Theo Đông y, bí đao có vị ngọt, là loại thực phẩm có tính mát nên có khả năng giải nhiệt. Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng lợi tiểu, giảm mỡ thừa. Do đó, những người mắc chứng tiểu khó, béo phì dùng bí đao vừa giúp thanh lọc cơ thể, đồng thời, giảm bớt tình trạng tiểu khó.
1.5 Sắn (củ đậu)
Nóng trong người nên ăn gì? Câu trả lời không thể thiếu củ sắn (củ đậu). Củ sắn có vị ngọt, tính mát và có công dụng giải nhiệt, giải khát, giải rượu rất tốt. Do đó, những người bị nóng trong người có thể dùng củ đậu để ăn sống, làm nộm, nấu canh hoặc rửa sạch ép lấy nước uống giải khát.
1.6 Khổ qua (mướp đắng)
Khổ qua có tác dụng lợi tiểu, bổ khí giúp giải nhiệt cơ thể. Theo y học hiện đại, mướp đắng là loại quả chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ăn các món làm từ mướp đắng hoặc uống trà mướp đắng đều có tác dụng giải khát và làm mát cơ thể.
1.7 Cà chua
Lycopene có trong cà chua có khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Đồng thời, cà chua còn giúp thanh nhiệt, giải độc, thông tiểu. Do đó, nếu bị nóng trong người bạn có thể bổ sung cà chua vào thực đơn hàng ngày của mình.
1.8 Dưa hấu
Bị nóng trong người nên ăn gì? Đừng bỏ qua quả dưa hấu nhé. Đây là một loại trái cây giàu nước và hydrat giúp bạn giải tỏa ngay cơn khát và bù lại lượng đã mất. Ngoài tác dụng giải nhiệt cho cơ thể, dưa hấu còn giúp bạn giảm cân hiệu quả và nhanh lấy lại vóc dáng.
Cải thiện tình trạng nóng trong người theo khoa học
Tình trạng nóng trong người (hay còn gọi là
nóng gan) mà dân gian hay nói dẫn đến các biểu hiện như mệt mỏi, ăn khó tiêu, mụn nhọt, mề đay có thể xuất phát từ căn nguyên suy yếu chức năng gan.
Theo TTND Lê Văn Điềm - Giám đốc chuyên môn – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, dưới sự tấn công liên tục của các các yếu tố độc hại như thực phẩm bẩn, rượu bia, thuốc điều trị… làm cho tế bào Kupffer – tế bào miễn dịch nằm ở xoang gan – phóng thích các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại. Từ đó, chức năng gan suy yếu (còn gọi là nóng gan hay nóng trong người) với triệu chứng thường thấy là nổi mề đay, mụn nhọt, da khô sần… theo thời gian nếu không có giải pháp khắc phục, tế bào Kupffer liên tục “nổi loạn” và tiết ra nhiều chất gây viêm làm tế bào gan chết hàng loạt có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
Do đó, để cải thiện hiệu quả tình trạng nóng trong người bên cạnh việc áp dụng các nguyên tắc ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giúp mát gan, giải độc cần tìm giải pháp khoa học giúp chủ động chống độc cho gan từ gốc.
Ứng dụng thành tựu ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh công thức đột phá của bộ đôi tinh chất thiên nhiên quý là Wasabia và S. Marianum có khả năng kiểm soát tốt hoạt động tế bào Kupffer từ đó mang đến hiệu quả kép giúp chủ động chống độc, kháng khuẩn từ bên ngoài và bảo vệ gan từ bên trong. Từ đó, giảm đáng kể các chất gây viêm và giải quyết triệt để tình trạng suy yếu chức năng gan, đồng thời, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, lợi mật…
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất Isothiocyanates trong Wasabia thúc đẩy quá trình giải độc và kiểm soát tế bào Kupffer giúp bảo vệ gan, tái tạo tế bào gan hiệu quả
2. Nóng trong người nên ăn món gì?
Món ăn thanh lọc, giải nhiệt giúp bạn cân bằng và bổ sung dưỡng chất. Vậy người nóng trong người nên ăn món gì?
2.1 Canh hẹ đậu hũ
Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và kháng chất quan trọng cho cơ thể như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, thiamin, canxi, riboflavin… Những dưỡng chất này có công dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể rất tốt, đồng thời giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
Cạnh hẹ đậu hũ thanh đạm, thơm ngon, sẽ là sự lựa chọn thanh mát cho những người nóng trong người. Cách thực hiện:
- Hẹ rửa sạch, cắt khúc dài khoảng 3 đốt tay
- Đậu hũ cắt thành các miếng vuông vừa ăn khoảng 2 đốt tay và đem ngâm trong nước khoảng 2 phút rồi để ráo nước
- Cho 1 lít nước và đun sôi, sau đó cho đậu hũ vào, nêm vào ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê đường và ¼ muỗng cà phê bột ngọt.
- Nước sôi lại một lần nữa, cho hẹ vào, nấu khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp và rắc một ít tiêu lên.
2.2 Canh bí đao tôm
Canh bí đao tôm thanh mát với vị ngọt của tôm hòa quyện với bí xanh sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bị nóng trong người.
Nguyên liệu:
- 500gr bí xanh
- 100gr tôm tươi
- Hành tím, ngò, hành lá
- Gia vị: Muối, hạt nêm, dầu ăn
Canh bí đao tôm thanh mát với vị ngọt của tôm hòa quyện với bí xanh sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bị nóng trong người.
Cách thực hiện:
- Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn
- Tôm rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu và băm nhỏ
- Hành tím lột vỏ, băm nhỏ
- Ngò, hành rửa sạch, thái nhỏ
- Ướp tôm với ít muối, hạt nêm và hành tím trong khoảng 15 phút
- Cho nồi lên bếp, làm nóng đầu rồi cho hành tím vào phi thơm
- Cho tôm vào xào sơ và cho nước lọc vào nồi
- Khi nước sôi vớt bớt bọc và cho bí xanh vào cùng 2 thìa cà phê hạt nêm
- Múc canh ra tô và cho hành, ngò, rắc ít tiêu và thưởng thức.
2.3 Canh rau má thịt bằm
Canh rau má thịt bằm là món ăn dân dã, thanh nhiệt và rất thích hợp cho những ngày mùa hè nóng và những người bị nóng trong người.
Nguyên liệu:
- 200gr rau má
- 100gr thịt heo xay
- Hành lá
- Dầu ăn, muối, đường, hạt nêm, bọt ngọt, tiêu xay
Cách thực hiện:
- Rau má nhặt sạch và rửa, để ráo
- Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch. Cắt lấy phần đầu hành lá cho vào cối cùng ½ muỗng tiêu xay rồi giã nhuyễn
- Cho phần thịt heo xay vào tô cùng với hành tiêu vừa giã nhuyễn
- Nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng bột ngọt, 1 muỗng canh dầu ăn rồi trộn đều, ướp thịt khoảng 10 phút cho thấm gia vị
- Cho vào nồi 1 muỗng canh dầu ăn, đun nóng dầu rồi cho phần thịt đã ướp gia vị vào, đảo đều cho thịt săn lại
- Cho tiếp vào nồi thịt xào 600ml nước. Đun với lửa vừa cho đến khi nước sôi lên, bớt bớt bọt rồi nêm gia vị: 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm
- Đun cho nước sôi bùng lần nữa, sau đó cho rau má vào và nấu thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp.
2.4 Canh mướp, mồng tơi
Canh mướp, mồng tơi là món ăn thanh nhiệt, giải độc tuyệt vời mà người bị nóng trong người có thể tham khảo.
Nguyên liệu:
- 1 quả mướp
- 1 bó rau mồng tơi
- 1 củ hành tím cắt lát
- ½ muỗng dầu ăn
- 1 số gia vị thông thường
Cách thực hiện:
- Mướp mua về bạn đem đi gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn
- Rau mồng tơi nhặt sạch, rửa sạch và để ráo nước
- Cho ½ muỗng cà phê dầu ăn đun nóng, cho hành tím cắt lát vào phi thơm
- Tiếp theo, bạn cho nước vào nồi 1 lượng vừa đủ, nêm ½ muỗng cà phê hạt nêm, ¼ muỗng cà phê muối rồi nêm lại cho vừa ăn
- Nước sôi cho rau mồng tơi và rồi cho mướp vào đảo đều
- Nấu canh khoảng 3-5 phút đến khi nước sôi lần nữa thì tắt bếp và múc canh ra tô.
3. Những đồ ăn gây nóng trong người cần tránh
Một số loại thức ăn sẽ khiến cho tình trạng nóng trong người của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:
Người bị nóng trong người cần tránh xa các thực phẩm nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Như đồ chiên rán, thức ăn nhanh, đồ ăn nhẹ đóng gói, khoai tây chiên và các loại hạt cũng có thể chứa chất béo.
- Thực phẩm giàu tinh bột: Như bánh mỳ, mỳ ống và bánh ngọt
- Đường: Cắt giảm lượng đường và thức ăn chứa nhiều đường như bánh quy, bánh ngọt, kẹo… có thể giúp giảm áp lực cho gan
- Muối: Ăn ít muối hơn, tránh thịt hoặc rau đóng hộp, giảm thịt nguội và thịt xông khói muối
- Rượu, bia: Đây được xem là “kẻ thù số 1” của gan nói riêng và sức khỏe nói chung. Do đó, hạn chế rượu bia để bảo vệ gan, cải thiện tình trạng nóng trong người.
Nóng trong người nên ăn gì cho mát? Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp bạn có những lựa chọn lý tưởng để cân chỉnh lại thực đơn cho bản thân và cả gia đình. Vừa giúp cải thiện tình trạng nóng trong người, vừa giúp bảo vệ gan và chăm sóc cơ thể luôn khỏe mạnh.