Suy gan nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Suy gan là bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh suy gan nên ăn gì và tránh những thực phẩm nào là vấn đề quan tâm của nhiều người. Danh sách những loại thực phẩm nên và không nên dùng dưới đây sẽ giúp người bệnh xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp các dưỡng chất cho hoạt động của gan và hỗ trợ việc phục hồi.
Chế độ dinh dưỡng có lợi gì cho người bệnh suy gan
Gan là cơ quan nội tạng đơn lớn nhất, chứa đến 13% lượng máu trong cơ thể và có khả năng tái tạo những mô bị mất nếu bị tổn thương chưa quá 25%. Cơ quan này đảm nhận đến hơn 500 chức năng trong đó có những nhiệm vụ chính vô cùng quan trọng đối với cơ thể.
Gan giúp hóa giải và đào thải các độc tố; chuyển hóa các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, ví dụ như chuyển glycogen dự trữ thành glucose để cung cấp năng lượng, chuyển hóa protein, lipid; sản xuất mật để chuyển hóa chất béo, cholesterol, một số loại vitamin,…; và thực hiện chức năng dự trữ.
Thực hiện nhiều chức năng quan trọng liên quan đến chuyển hóa, dự trữ các chất và đào thải độc tố nên gan chính là cơ quan trung gian quan trọng để thực hiện quá trình chuyển thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Các loại thức ăn đưa vào cơ thể đều phải trải qua quá trình xử lý tại gan.
Gan là nơi phải tiếp xúc với nhiều độc chất hàng ngày nên dễ bị tổn thương, suy giảm chức năng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể. Khi gan bị suy yếu và mắc phải các bệnh lý như viêm gan, xơ gan, suy gan,… các tế bào trong gan bị hủy hoại quá mức khiến các hoạt động chuyển hóa của gan bị hạn chế, cơ thể sẽ thiếu năng lượng và các dưỡng chất cần thiết.
Do đó, một chế độ ăn phù hợp hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế sự phát triển của các bệnh lý là vô cùng cần thiết để quá trình phục hồi của các tế bào gan diễn ra tốt nhất. Bên cạnh đó, việc cung cấp các chất dinh dưỡng để bổ sung cho các hoạt động còn lại của cơ thể cũng rất quan trọng.
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp gan khỏe mạnh hơn
Sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh, cung cấp đầy đủ các chất và hạn chế tối đa các chất độc gây hại cho gan sẽ giúp cho gan hoạt động hiệu quả, ngăn chặn các nhân tố ảnh hưởng xấu đến gan.
Suy gan nên ăn gì?
Suy gan là tình trạng gan bị tổn thương quá mức dẫn đến mất chức năng gan và gan không thể tự tái tạo lại được. Suy gan gồm 2 loại là suy gan cấp tính và suy gan mạn tính, thường gây ra bởi các loại virus siêu vi, bia rượu, thuốc, các chất gây hại,… Vậy người bị suy gan nên ăn gì để hỗ trợ cho việc hồi phục của gan?(1)
1. Bổ sung tinh bột dễ tiêu hóa
Khi gan mắc các bệnh lý nghiêm trọng, hoạt động chuyển hóa glycogen dự trữ ở gan thành đường glucose để nuôi cơ thể bị hạn chế. Thiếu tinh bột sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, hạ đường huyết; thiếu chất dinh dưỡng cung cấp đến não, thời gian dài dẫn đến suy giảm trí nhớ,…
Người bệnh cần bổ sung thêm carbohydrate với tỷ lệ là là 60-70% trong bữa ăn để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Các loại thực phẩm chứa các loại tinh bột dễ tiêu hóa bao gồm cơm, bún, phở, ngũ cốc, mì, khoai, sắn, ngô,…
2. Chất đạm lành mạnh
Việc nạp đủ chất đạm có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì sự sống của tế bào và các quá trình sinh hóa, trao đổi chất của cơ thể. Đối với những người bị bệnh gan, do chức năng chuyển hóa glycogen thành năng lượng không được đảm bảo nên các mô cơ bị quá sức do phải thực hiện quá trình này.
Do đó, bổ sung chất đạm là vô cùng cần thiết để đảm bảo các hoạt động bình thường của cơ thể. Lượng đạm được khuyến cáo sử dụng là 0,8gr/kg trọng lượng cơ thể đối với người bình thường và 1-1.5gr/kg trọng lượng cơ thể đối với người mắc bệnh gan.
Người mắc các bệnh gan được khuyến cáo sử dụng 20 – 30% protein trong bữa ăn, với các protein từ động vật hoặc thực vật. Đặc biệt, các loại đạm từ nhóm thịt trắng như gà, cá, đậu,… được khuyến cáo sử dụng hơn so với các loại đạm từ nhóm thịt đỏ.
3. Thức ăn chứa chất béo lành mạnh
Chất béo là một dưỡng chất quan trọng dữ trữ và cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Người bình thường được khuyến cáo sử dụng 30gr chất béo mỗi ngày. Tuy nhiên đối với người mắc bệnh gan, chỉ nên tiêu thụ 15gr-30gr chất béo mỗi ngày.
Việc cân bằng hàm lượng giữa các loại chất béo chứa omega-6 (có trong dầu thực vật và bơ) so với chất béo chứa omega-3 sẽ giúp hạn chế các bệnh về gan. Omega-3 là một loại chất béo lành mạnh có nhiều trong các loại cá béo (tiếng anh là Fatty fish/ Oily fish) bao gồm cá hồi, cá hồi chấm, cá ngừ, cá mòi, cá thu,… có tác dụng giảm viêm, giảm mức cholesterol, giảm mỡ ở gan giúp hạn chế viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
Các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh khác được các chuyên gia khuyên dùng bao gồm hạt, dầu olive (giúp cải thiện men gan, giảm tích lũy chất béo trong gan), dầu vừng, dầu đậu nành,…
Sử dụng các loại chất béo lành mạnh sẽ giúp hạn chế viêm gan nhiễm mỡ
4. Rau củ quả
Bên cạnh việc bổ sung các nhóm tinh bột, chất béo, chất đạm,… người bị suy gan nên ăn gì để bổ sung thêm các dưỡng chất cho gan? Câu trả lời chính là các loại rau củ quả bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình hoạt động của gan. Trong đó, một số loại rau củ đặc biệt giúp hỗ trợ chức năng gan bao gồm:
- Khổ qua: là loại thực phẩm giàu nước và chất xơ nên có tác dụng thanh lọc gan, kích thích hoạt động tiết mật, giảm nồng độ bilirubin và điều hòa men gan.
- Cà chua: là nguồn phong phú cung cấp các vitamin A, C và K. Trong đó, vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu, ngăn ngừa xuất huyết, hạn chế sự phát triển của xơ gan. Cà chua cũng có chứa các chất chống oxy hóa và giảm viêm nhiễm.
- Bí ngô: có hàm lượng vitamin C và carotenoid cao hỗ trợ quá trình chống oxy hóa đồng thời giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
- Củ cải đường: cung cấp nitrat và betalain giúp kìm hãm các kim loại nặng trong máu, hạn chế áp lực cho gan và giảm viêm nhiễm.
- Nghệ: curcumin – một hợp chất có trong nghệ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giải độc và làm sạch các tế bào gan.
- Tỏi, hành: hàm lượng sulphur và chlorophyll có trong hành, tỏi giúp hạn chế tác động của gốc tự do và thúc đẩy tăng sinh tế bào gan. Ngoài ra, tỏi chứa nhiều allicin là hợp chất hỗ trợ gan trong việc lọc các chất độc như thủy ngân, phụ gia thực phẩm,…
- Các loại rau sẫm màu: Các loại rau như rau muống, rau ngót, rau cải, rau đay, rau chân vịt, cải xoăn… chứa nhiều vitamin, giúp giải độc cho cơ thể. Bông cải, bắp cải có chứa các chất hỗ trợ gan trong quá trình trung hòa các chất độc và glucosinolates giúp thúc đẩy quá trình sản sinh ra các loại enzyme khử độc ở gan.
Các loại bông cải có tác dụng hỗ trợ quá trình khử độc ở gan
5. Các loại trái cây mát gan
Ăn gì tốt cho suy gan? Người bị các bệnh về gan sẽ khiến chức năng gan suy giảm, cơ thể dễ thiếu hụt vitamin, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch và hạn chế các hoạt động chuyển hóa. Bổ sung các loại trái cây dưới đây sẽ giúp tăng cường các chất có lợi cho cơ thể.
- Quả bưởi: Ngoài lượng vitamin C dồi dào, bưởi còn chứa hợp chất flavonoid (naringenin và naringin) giúp bảo vệ gan khỏi các gốc tự do và hạn chế sự phát triển của bệnh lý ở gan. Naringin còn được chứng minh có khả năng hạn chế tác hại của các loại bia rượu và làm giảm hàm lượng chất béo ở gan, tăng số lượng enzyme xử lý chất béo trong cơ thể.
- Chanh: Vitamin C là một chất chống oxy hóa quan trọng giúp giải độc cho gan. Uống nước chanh với liều lượng hợp lý mỗi ngày sẽ giúp bảo vệ gan.
- Nho: Nho và chiết xuất từ hạt nho là những chất chống oxy hóa hiệu quả, có tác dụng cải thiện chức năng gan, giảm viêm cho gan.
- Táo: Táo với vitamin C và acid D-glucaric sẽ hỗ trợ quá trình đào thải chất béo ra khỏi gan.
- Chuối: Các dưỡng chất như kali, magie, canxi, vitamin A, C, B6 có trong chuối giúp giảm lượng đường trong máu, hạn chế gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Kali còn giúp duy trì mức natri để hạn chế ảnh hưởng xấu đến gan.
- Dưa hấu: Dưa hấu chứa vitamin C, kali có tác dụng trong việc giảm oxy hóa, chống viêm và hạn chế bệnh gan nhiễm mỡ. Lycopene trong dưa hấu cũng là một loại carotenoid có công dụng chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, dưa hấu còn cung cấp một lượng nước lớn hỗ trợ cho các quá trình trao đổi chất và thải độc ở gan.
- Nhóm quả mọng: Anthocyanin có trong các loại quả mọng như việt quất, nam việt quất, mâm xôi, dâu tây,… là chất chống các gốc tự do giúp làm chậm quá trình tổn thương của gan, hạn chế sự phát triển của các mô sẹo dẫn tới xơ gan. Việt quất còn ức chế sự phát triển thành ung thư gan.
Các loại quả mọng sẽ giúp chống gốc tự do và ngăn ngừa ung thư
- Lê gai: Tên khoa học là Opuntia ficus-indica, là một loại xương rồng và trái của nó có chứa các chất chống oxy hóa giúp chống lại quá trình tích tụ mỡ thừa, hạn chế viêm nhiễm và giúp gan chống lại các tác hại từ bia rượu.
- Đu đủ: Chứa hợp chất polyphenol, flavonoid, acid béo đơn không bão hòa có tác dụng chống viêm và phòng chống ung thư. Các chất xơ trong đu đủ còn giúp điều hòa lượng đường trong máu.
- Quả bơ: Được mệnh danh là siêu thực phẩm, bơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất vitamin B6, C, kali, magie,… có tác dụng chống oxy hóa, tốt cho gan.
6. Một số loại thực phẩm khác
Bên cạnh đó, vẫn còn một số loại thực phẩm hỗ trợ chức năng gan khác là đáp án cho câu hỏi suy gan ăn gì:
- Đậu xanh: Đóng vai trò chuyển hóa chất béo ở gan giúp thanh nhiệt, làm mát gan; hỗ trợ cho việc lưu thông máu ở gan diễn ra thuận lợi hơn.
- Sữa chua: Lợi khuẩn probiotic trong sữa chua có tác dụng trong việc tái tạo gan và hỗ trợ tiêu hóa.
- Các loại hạt: Chất béo lành mạnh và chất xơ trong các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca, hạt điều,… giúp chống oxy hóa và cải thiện nồng độ men gan ở người bệnh. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn hạt óc chó ít nhất 5 đến 6 lần 1 tuần, lượng mỡ gan giảm đáng kể so với những người ăn ít hơn.
Dưỡng chất có trong các loại hạt giúp cải thiện men gan
Các loại thức uống tốt cho gan
Bên cạnh vấn đề ăn gì tốt cho suy gan, một số loại thức uống cũng có công dụng trong việc bổ sung các dưỡng chất tốt cho gan.(2)
Một số loại trà
Nước trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa đã được chứng minh mang lại lợi ích đặc biệt cho gan. Các loại trà có tác dụng hỗ trợ gan: trà xanh, trà ô long, trà đen, trà đậu đen, trà gạo lứt, trà phổ nhĩ (trà pu-erh), trà atiso, trà lá sen,…
Nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể giúp làm giảm nồng độ men gan ở những người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), giúp hạn chế nguy cơ các bệnh lý về gan phát triển thành ung thư. Hiệu quả ngăn ngừa bệnh càng cao hơn đối với những người sử dụng trên 4 cốc trà xanh mỗi ngày.
Trà đậu đen và trà gạo lứt có công dụng làm mát gan gan, đồng thời cung cấp các dưỡng chất như vitamin, sắt, canxi, chất xơ,… có lợi cho sức khỏe.
Một nghiên cứu trên động vật cho thấy trà phổ nhĩ có tác dụng chuyển hóa chất béo ở gan và giảm tình trạng viêm nhiễm.
Trà atiso với cynarin và silymarin giúp giảm lượng cholesterol trong máu, hỗ trợ làm giảm bệnh lý về gan như viêm gan.
Trà nhìn chung có công dụng tốt cho người bệnh gan, tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng trà để hạn chế một số trường hợp bệnh lý không phù hợp với các chất có trong trà.
Trà atiso là loại thực phẩm hỗ trợ giảm cholesterol trong máu
- Cà phê
Nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê giúp ngăn chặn sự tích tụ các chất béo, giảm viêm nhiễm và hạn chế nguy cơ xơ gan hoặc tổn thương gan vĩnh viễn ở những người mắc bệnh gan mạn tính. Đặc biệt, uống cà phê mỗi ngày cũng giúp hạn chế nguy cơ phát triển thành ung thư gan và tử vong do bệnh gan mạn. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng cà phê được dùng để hạn chế lượng cafein trong cà phê gây hại đến cơ thể.
- Nước nha đam
Nha đam (lô hội) chứa các dưỡng chất từ thiên nhiên có công dụng giảm viêm và tăng khả năng miễn dịch. Nha đam còn giàu nước, hỗ trợ cho quá trình thanh lọc và giải độc của cả gan, thận và mang lại lợi ích cho da, tim mạnh, hệ tiêu hóa,…
- Uống đủ nước
Nước là nguyên liệu cần thiết cho hoạt động của gan và toàn cơ thể, hỗ trợ quá trình xử lý và đào thải các chất độc, duy trì nhiệt độ và bảo vệ, bôi trơn các khớp của cơ thể. Nước được đưa vào cơ thể mỗi ngày không chỉ qua nước lọc, nước trái cây,… mà còn thông qua các loại rau củ quả.
Theo US News & Report, lượng nước cần uống mỗi ngày có thể được tính theo cân nặng cơ thể, cụ thể là: Lượng nước (ml) = Cân nặng (kg) x 30. Người phải vận động thường xuyên hoặc phụ nữ có thai cần phải bổ sung thêm nước so với kết quả công thức trên.
Người bệnh suy gan không nên ăn gì?
Không chỉ cân nhắc về những thực phẩm cần bổ sung, người bệnh suy gan kiêng ăn gì, phải tránh những chất nào để hạn chế sự phát triển của bệnh?
1. Đồ uống có cồn
Chất cồn trong bia rượu kích thích các tế bào Kupffer (đại thực bào tồn tại trong xoang gan, giúp gan thực hiện các phản ứng miễn dịch) hoạt động quá mức làm gia tăng phóng thích các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… gây hủy hoại gan, đồng thời làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất béo của gan.
Do đó, bia rượu là một trong những nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ, lâu dài có thể tiến triển thành các bệnh nghiêm trọng về gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan.
Bia rượu là tác nhân dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng ở gan
2. Thức ăn nhiều muối, đường
Đường fructose có trong các loại đồ ngọt như đường, kẹo, mứt, bánh,… nếu không được gan chuyển hóa hoàn toàn sẽ tạo thành chất béo tích tụ lại trong gan. Người bệnh nếu dung nạp quá nhiều đường trong khẩu phần ăn sẽ khiến gan bị quá tải và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Theo khuyến cáo, người mắc các bệnh về gan không nên sử dụng quá 25gr đường 1 ngày.
Muối ăn là loại thực phẩm được khuyến cáo nên hạn chế trong bữa ăn hàng ngày bởi những tác hại của nó. Gia vị này còn làm tăng tích lũy dịch trong cơ thể, tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, làm cho quá trình tiến triển thành xơ gan, suy gan diễn ra nhanh hơn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người bị suy gan không dùng quá 3gr muối mỗi ngày.
3. Các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ nướng
Người bị bệnh gan không nên ăn nhiều các món ăn chiên, xào chứa nhiều dầu mỡ vì sẽ góp phần làm tăng lượng cholesterol, tăng tích tụ mỡ ở gan. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm có chứa nhiều cholesterol mà người bệnh gan cũng nên hạn chế là lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, óc động vật, mỡ động vật,…
Chất béo bão hòa trong các loại thịt động vật và trong các loại thực phẩm đóng hộp có thể bị tích tụ gây áp lực cho gan khiến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng và góp phần gây xơ vữa động mạch.
Bên cạnh đó, việc chiên, nướng khiến thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao có thể gây ra các chất độc hại cho gan và tăng nguy cơ ung thư. Các loại thực phẩm chứa carbohydrate nếu được chế biến với nhiệt độ trên 200 độ C có thể sinh ra hợp chất acrylamide gây hại cho cơ thể. Chế biến theo cách chiên, nướng còn làm mất đi các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Hạn chế các loại thực phẩm chiên, nướng là biện pháp để bảo vệ gan
- Thực phẩm cay nóng
Các loại gia vị cay nóng là nguyên nhân làm hạn chế khả năng bài tiết chất béo của gan, làm tăng tình trạng “quá tải” mỡ ở gan. Hạn chế các loại thức ăn cay là biện pháp để người bệnh hạn chế quá trình phát triển của bệnh.
- Hạn chế các loại thịt đỏ
Khi bị bệnh về gan, việc chuyển hóa protein có trong các loại thịt đỏ của gan bị suy yếu. Bổ sung quá nhiều thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… là nguyên nhân khiến hoạt động của gan bị quá tải. Lượng protein dư thừa tích tụ tại gan còn có thể gây hại cho gan và gây táo bón, mệt mỏi, chóng mặt,…
Một số lưu ý khác về chế độ dinh dưỡng đối với người bệnh suy gan
Bên cạnh những lưu ý về việc suy gan ăn gì và kiêng gì, người bệnh cũng nên kết hợp những lời khuyên dưới đây để có thể xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, hỗ trợ việc hồi phục chức năng gan.
- Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày với các bữa chính phụ xen kẽ, bổ sung các loại trái cây, sữa hạt giàu dinh dưỡng trong các bữa nhẹ.
- Không sử dụng các thực phẩm ôi thiu, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc để hạn chế tối đa các chất độc hại đầu độc gan.
- Kết hợp tập thể dục với cường độ thích hợp để bảo vệ toàn diện sức khỏe.
- Tùy trường hợp cụ thể để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không chỉ duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cung cấp cho gan những dưỡng chất thiên nhiên cũng là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ hoạt động của gan. Việc kiểm soát hoạt động của các tế bào Kupffer để giảm quá trình sinh ra các chất gây viêm hủy hoại gan là vô cùng quan trọng.(3)
Các nhà khoa học trong quá trình nghiên cứu đã phát hiện ra hai tinh chất thiên nhiên S. Marianum và Wasabia có trong viên uống bổ gan Hewel, có tác dụng điều hòa hoạt động của tế bào Kupffer, hỗ trợ tăng cường thải độc, chống độc và bảo vệ gan, hạn chế tác động của các yếu tố gây hại. Sử dụng Hewel mỗi ngày 2 viên giúp hỗ trợ cải thiện chức năng gan, phòng ngừa các các bệnh lý về gan.
Người bệnh nên quan tâm đến việc suy gan nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp gan có đủ dưỡng chất để hoạt động và tránh tình trạng quá tải các chất độc. Ăn uống khoa học kết hợp tập thể dục với cường độ thích hợp và nghỉ ngơi điều độ là những việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe gan nói riêng và cả cơ thể nói chung.