Thông tin y học: Vì sao chưa có gan nhân tạo?
Gan là cơ quan nội tạng đơn lớn nhất trong cơ thể, được ví như “nhà máy kỳ diệu” đảm nhiệm hơn 500 vai trò nội tiết và ngoại tiết quan trọng. Cứ mỗi 2 phút, toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan một lần. Chính lượng lớn máu này từng phút từng giây mang các chất dinh dưỡng cũng như các chất độc hại trực tiếp đến gan để gan phân loại, xử lý.

Gan được gọi là một nhà máy kỳ diệu tham gia hầu hết các quá trình tổng hợp, lọc và thải độc để cơ thể từng giây từng phút
Trong hơn 500 vai trò khác nhau của gan, vai trò chống độc được xem là nổi bật nhất. Hàng ngày, cơ thể có thể bị tấn công bởi nhiều yếu tố độc hại từ các nguồn như: rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, thuốc uống… Khi những yếu tố độc hại này theo máu đến gan, gan sẽ xử lý, chuyển hóa, biến chúng thành chất không độc hoặc ít độc hơn, dễ tan trong nước rồi thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
Ngoài ra, gan còn giữ vai trò quan trọng trong điều hòa miễn dịch và bảo vệ cơ thể khi cứ mỗi 2 phút toàn bộ máu trong cơ thể lại qua gan một lần để được gan làm sạch.
Gan cũng đảm nhiệm vai trò quan trọng là sản xuất mật để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Gan cũng là cơ quan giúp dự trữ máu, glucose (dưới dạng glycogen), các vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, B12, folate, sắt và đồng cho cơ thể. Một số vai trò quan trọng khác của gan bao gồm: giúp cơ thể hấp thu những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K; sinh tổng hợp albumin, tạo áp lực keo của huyết tương giúp ổn định tuần hoàn máu; sản xuất các yếu tố đông cầm máu như prothrombin, fibrinogen…
Chính vì gan đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng như vậy nên cho đến nay, y học và công nghệ hiện đại vẫn chưa chế tạo được gan nhân tạo. Điều đáng nói là gan đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng nhưng lại là cơ quan nằm ở vị trí cửa ngõ thường xuyên tiếp nhận những chất độc hại, vi khuẩn… nên rất dễ bị nhiễm độc, suy yếu sớm và nhanh. Nhất là trong lúc thực phẩm “bẩn” chứa vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, chất tạo nạc, các loại kháng sinh, chất bảo quản, hóa chất nhuộm màu hoặc tẩy trắng, phụ gia tạo mùi độc hại…xuất hiện thường trực trong các bữa cơm như hiện nay.

Gan đã bị nhiễm độc, hư tổn thì rất khó phục hồi và không có cơ quan thay thế. Do vậy, cần chủ động chống độc, bảo vệ gan ngay từ khi gan chưa bị nhiễm độc hoặc nhiễm độc chưa nặng.
Theo PGS-TS Bùi Hữu Hoàng, nghiên cứu về sinh học phân tử gần đây cho thấy khi những độc chất từ thực phẩm “bẩn” vào cơ thể, một mặt trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer – một loại tế bào miễn dịch nằm ở xoang gan – hoạt động quá mức, làm cho tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm làm tổn thương, hủy hoại tế bào gan. Mặt khác, các độc chất cũng khiến tế bào gan làm việc quá sức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer mạnh mẽ, và một lần nữa gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, hư hại làm tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan cũng như nhiều bệnh lý tại các cơ quan khác.
Được biết, chi phí mỗi ca ghép gan hiện nay ở nước ta là khoảng 1,5 tỉ. Nếu tiến hành ghép gan ở nước ngoài, chi phí có thể lên đến 2-4 tỉ. Mỗi năm, khoảng 1.500 người ở nước ta có chỉ định ghép gan nhưng số được ghép chỉ vài chục ca do khan hiếm nguồn tạng hiến.
Do đó, việc chủ động chống độc bằng cách hạn chế tối đa thực phẩm bẩn, kiểm soát tế bào Kupffer trước dùng sự tấn công của các độc chất là cách bảo vệ gan vô cùng cần thiết.