Tổn thương gan hậu Covid-19 điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Covid gây hại cho gan như thế nào?
Nhiễm SARS-CoV-2 có thể xuất hiện các tổn thương trên gan với biểu hiện rõ nhất là hội chứng gan mật và men gan tăng cao. Một nghiên cứu đoàn hệ lớn được tiến hành tại Trung Quốc trên 1.099 bệnh nhân mắc COVID-19, cho thấy số bệnh nhân mắc Covid-19 có tăng Alanine Amino Transaminase (ALT) và Aspartate Amino Transaminase (AST) là 21,3% và 22,2%, và 10,5% có bilirubin bất thường. Số bệnh nhân mắc Covid-19 có nhiễm viêm gan siêu vi B là 2.1%.. Nghiên cứu cũng cho thấy 417 bệnh nhân mắc Covid nhập viện có bất thường chức năng gan cao gấp đôi.
Ngoài ra, có đến 25-53% người khỏi Covid gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, thiếu máu.. Bác sĩ Lê Thanh Quỳnh Ngân (Trung tâm nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) chia sẻ, tại bệnh viện có khoảng 50% bệnh nhân sau mắc Covid-19 sẽ than phiền về một hoặc phối hợp nhiều triệu chứng ở đường tiêu hóa.. Các triệu chứng thường là chán ăn (30%), tiêu chảy (20%) , hoặc đau bụng, buồn nôn, khó tiêu. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng sau khi mắc Covid-19.
Có khoảng 50% bệnh nhân sau Covid-19 gặp các rắc rối về đường tiêu hóa như: đau bụng, ăn không ngon miệng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy
Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng THE LANCET cho thấy bệnh nhân có bệnh gan mãn tính và đặc biệt là xơ gan có nguy cơ nhập viện và tử vong cao khi nhiễm SARS-CoV-2. Nguyên nhân là do rối loạn và suy giảm chức năng miễn dịch, suy gan mất bù cấp tính trên nền mãn tính và tình trạng viêm toàn thân. Từ đó, gây rối loạn đông máu, tăng báng bụng, bệnh não do gan, giảm đáp ứng miễn dịch tế bào, giảm hiệu quả khi tiêm vaccine… Đồng thời gây tổn thương phổi, suy hô hấp cấp tính nặng.
Cơ chế tiềm ẩn gây tổn thương gan liên quan đến Covid-19 có thể bao gồm các tác động trực tiếp của nhiễm virus, cơn bão cytokine, tổn thương do thuốc, do mắc các bệnh lý nền. Cụ thể:(1)
1. Virus tấn công trực tiếp vào gan
Theo tạp chí Virology -một tạp chí quốc tế uy tín về các chuyên đề virus, thì enzym chuyển Angiotensin II (viết tắt là ACE2)là thụ thể chính của virus SARS-CoV-2 được biểu hiện trong tế bào mật 59,7% và trong tế bào gan 2,6%t. Một nghiên cứu gần đây cũng phát hiện ra rằng một nửa số bệnh nhân đã khỏi sau nhiễm COVID-19 vẫn còn virus phát tán trong mẫu phân 11 ngày sau khi các kết quả kiểm tra khác đã âm tính. Điều này cho thấy có thể có sự nhân lên của virus ở gan và đường tiêu hóa.
Ngoài ra, khi phát hiện “kẻ lạ mặt” là virus SARS-CoV-2 tấn công gan, lập tức tế bào Kupffer (đại thực bào thường trú ở gan, tạo phản ứng miễn dịch và loại bỏ các tế bào gan chết) thiết lập quá trình tiêu diệt “kẻ thù” bằng cách sản sinh ồ ạt các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β… đặc biệt là Interleukin với mục đích chống lại virus, Tuy nhiên vì bị kích hoạt liên tục và kéo dài nên vô tình làm tổn thương các tế bào gan, làm tăng tình trạng viêm và hủy hoại gan nhanh hơn.
2. Tổn thương gan do thuốc
Theo TTND Lê Văn Điềm, hầu hết các thuốc dù được dùng bằng đường uống, đường tiêm… đều được chuyển hoá tại gan. Tuy nhiên, sự tích tụ thuốc quá liều và không được chuyển hoá qua hệ thống enzyme Cytochrome P450 (CYP450) tại gan có thể gây ngộ độc thuốc và có thể tấn công vào gan gây viêm gan do thuốc.
Một số thuốc sử dụng trong thời gian nhiễm Covid có thể gây tổn thương gan như lopinavir / ritonavir, Recivir, chloroquine, tocilizumab, mitifovir, paracetamol… Ngoài ra, các thuốc kháng viêm Corticosteroid dùng trong điều trị Covid-19 cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan… Một số bệnh nhân tự ý dùng thuốc kháng viêm chứa Corticosteroid, không tuân thủ chỉ định, dùng quá liều lượng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan và các tổn thương gan khó hồi phục.
Dùng thuốc điều trị Covid-19 trong thời gian dài có thể gây ra các tổn thương ở gan
Cũng theo TTND Lê Văn Điềm, một số thuốc uống quá liều hoặc uống trong thời gian dài sẽ làm suy giảm chức năng gan, hoạt chất trong các loại thuốc không được gan chuyển hóa sẽ tạo thành các chất độc gây phá hủy tế bào gan. Bên cạnh đó, các sản phẩm trung gian trong quá trình gan chuyển hóa thuốc sẽ kích thích tế bào Kupffer gan phóng tiết ra các hoạt chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… khiến tế bào gan bị hủy hoại nhanh hơn, từ đó gan dễ bị nhiễm độc, lâu ngày không có giải pháp điều trị sẽ dẫn suy gan tối cấp, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Ngoài ra, chức năng gan suy giảm, nhiễm độc hoặc mắc các bệnh lý sẽ không thể thực hiện tốt các vai trò của mình, đặc biệt là khả năng khử độc, giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật gây rối loạn tiêu hóa. Đây là lý do khiến nhiều bệnh nhân sau khi mắc Covid-19 xuất hiện các di chứng tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn và nôn, chán ăn, mệt mỏi, ợ hơi, khó tiêu…
3. Bão Cytokine
Tổn thương qua trung gian miễn dịch do phản ứng viêm nghiêm trọng sau khi nhiễm COVID-19 cũng có thể gây ra tổn thương gan. Các dấu hiệu viêm như protein phản ứng C (CRP), ferritin huyết thanh, LDH, D-dimer, IL-6 và IL-2 ở bệnh nhân COVID-19 nặng tăng lên đáng kể dẫn đến “cơn bão cytokine” . Cơn bão cytokine làm xấu đi tình trạng bệnh, dẫn đến suy đa tạng và tình trạng viêm toàn thân do nó có thể gây ra tổn thương gan thứ phát.(2)
4. Bệnh nhân có bệnh nền
Tỷ lệ nhập viện và tử vong ở nhóm bệnh nhân mắc COVID-19 có kèm bệnh gan mãn tính cao hơn hẳn so với nhóm bệnh nhân COVID-19 không kèm bệnh gan mãn tính. Bệnh gan mãn tính không do rượu và xơ gan do rượu có nguy cơ mắc COVID-19 cao nhất trong nhóm bệnh gan mãn. Bệnh cạnh đó, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng bệnh gan mạn có thể làm trầm trọng thêm mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân COVID-19.
Khắc phục tổn thương gan do Covid-19
Những F0 khỏi bệnh nhưng vẫn gặp các di chứng nghi ngờ tổn thương gan như: Người lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon miệng, đau hạ sườn phải, bị nổi mề đay, mẩn ngứa, da vàng, mắt vàng, nước tiểu sẫm màu… cần chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để được kiểm tra chức năng gan và đánh giá mức độ tổn thương của gan do Covid-19 gây ra, từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Theo Hiệp hội Dược phẩm Trung Quốc, để khắc phục những tổn thương ở gan do Covid-19 mang lại, mọi người cần ghi nhớ chiến lược “bốn chống và hai cân bằng”, bao gồm chống virus, chống sốc, chống oxy hóa máu, chống nhiễm trùng thứ cấp, đồng thời căn bằng cơ thể bằng cách duy trì nước, chất điện giải, axit bazo và cân bằng vi sinh.
Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp bổ trợ như: Sử dụng L-ornithine-L-aspartate để hỗ trợ điều trị suy gan và giảm nồng độ amoniac trong bệnh não gan. Bổ sung prebiotic, biotic để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa, đồng thời, giảm bớt sự tích ứ chất độc tại gan, mật.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc Covid-19 có biểu hiện tổn thương gan nặng có thể điều trị bằng các loại thuốc bảo vệ gan, chống vàng da hoặc chống viêm như polyene phosphatidylcholine, glycyrrhizic acid, ursodeoxycholic acid và adenosylmethionine…Lưu ý, khi sử dụng các loại thuốc này phải có sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý sử dụng mang lại tác dụng ngược, khiến gan tổn thương nặng hơn.
Đặc biệt, chủ động chủ động thải độc, chống độc, bảo vệ gan bằng các tinh chất thiên nhiên quý là giải pháp an toàn, hữu hiệu được các chuyên gia khuyến nghị, không chỉ dành cho các bệnh nhân bị tổn thương gan hậu Covid-19 mà còn dành cho tất cả mọi người để có được một lá gan khỏe mạnh toàn diện.
Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra công thức kết hợp giữa tinh chất Wasabia và S. Marianum (có trong Hewel) có khả năng kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer. Nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng Wasabia và S. Marianum sau 6 tuần sẽ giúp kiểm soát tế bào Kupffer, giảm trên 50% các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin…; nhờ đó hạn chế quá trình viêm và chủ động chống độc cho gan từ bên trong, ngăn ngừa nhiều độc chất tấn công từ bên ngoài. Đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể (protide, glucide, lipide…), lợi mật, từ đó giảm các triệu chứng khó chịu của rối loạn tiêu hóa do hậu Covid-19 gây ra như chướng bụng đầy hơi, chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi, mề đay, mẩn ngứa, bứt rứt trong người…
Ngoài ra, Wasabia và S. Marianum còn giúp gia tăng gấp 3 lần Nrf2 (loại protein có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể), tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư tổn.
Lưu ý cách chăm sóc và bảo vệ gan sau khi nhiễm Covid-19
Chuyên gia y tế khuyên rằng, người bệnh COVID-19 sau khi khỏi bệnh vẫn cần tiếp tục theo dõi và chủ động tự nâng cao sức khỏe toàn diện. Đặc biệt, phải có kế hoạch chăm sóc và bảo vệ gan lâu dài, dưới đây các chuyên gia sẽ chia sẻ các bí kíp giúp bảo vệ, chăm sóc lá gan luôn khỏe mạnh, cụ thể:
1. Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Để tăng cường sức khỏe cho gan, thực đơn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất chính là chất đạm (protein); chất béo (lipid); đường bột (glucid); vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra, bạn cần ăn nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin và khoáng chất (có nhiều trong các loại trái cây mọng nước như: cam, quýt, nho, bơ, táo, bưởi…) – Đóng vai trò như chất chống oxy hóa, loại trừ các gốc tự do, làm sạch gan và ngăn ngừa bệnh gan. Bổ sung nhiều chất xơ để giúp gan hoạt động trơn tru. Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn chất xơ tuyệt vời để kết hợp vào chế độ ăn hàng ngày.
Lưu ý, hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo, đường và muối, vì những thức ăn này có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Thức ăn chiên rán và thức ăn nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Đồng thời, tránh xa các loại thực phẩm không còn tươi hoặc chứa chất bảo quản, hóa chất, phẩm màu, các loại thức ăn hun khói, tái sống và các loại gia vị có tính nóng như ớt, hạt tiêu…
Đặc biệt, bổ sung đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Nước sẽ giúp quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ ở gan diễn ra tốt hơn, ngược lại nếu thiếu nước sẽ làm tăng quá trình tích tụ mỡ. Khi cơ thể mất nước, độc tố sẽ không được đào thải ra ngoài mà tích tụ trong gan, thận, ruột.
2. Tập thể dục, thể thao đều đặn
Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn không chỉ nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa, giúp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Các chuyên gia khuyến nghị các bộ môn như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội… làm giảm căng thẳng và cải thiện chức năng gan, giúp gan khỏe mạnh, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm stress, mệt mỏi và cải thiện chức năng gan
3. Tránh xa stress, căng thẳng
Stress/ căng thẳng không chỉ bào mòn sức khỏe mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy cho gan. Đặc biệt, stress thường xuyên sẽ gây rối loạn giấc ngủ, từ đó gây giảm tưới máu ở gan, làm cho quá trình nuôi dưỡng tế bào gan bị gián đoạn và chức năng lọc của gan bị suy giảm. Do đó, để bảo vệ gan bạn nên loại bỏ stress bằng cách giảm việc, dành nhiều thời gian cho bản thân để nghỉ ngơi, đi du lịch, gặp gỡ người thân, bạn bè…
Đặc biệt, ngủ đủ giấc để gan làm việc hiệu quả hơn. Gan làm việc tích cực từ 23h đêm đến 1h sáng hôm sau, lúc này gan thực hiện thải độc, loại bỏ chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Do đó, trong thời gian này bạn cần ngủ say, thời gian lý tưởng để ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi và hỗ trợ gan làm việc hiệu quả là từ 22h đến 6h sáng.
4. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về sức khỏe, nhất là các bệnh về gan mật. Ngoài ra, những F0 đã khỏi bệnh, nên khám sức khỏe định kỳ 3 tháng/ lần để kiểm soát những di chứng hậu Covid và xử lý kịp thời.
5. Không dùng thuốc tùy tiện
Sau thời gian dài điều trị Covid-19 bằng các loại thuốc khác nhau, gan ít nhiều đã bị tổn thương và cần thời gian để phục hồi. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho lá gan.
6. Hạn chế rượu bia, từ bỏ thuốc lá
Khi bia rượu vào cơ thể, chỉ có khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua nước tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại sẽ đến chuyển đến gan. Do đó, nếu thường xuyên uống rượu bia, chất cồn sẽ tích tụ ở gan, phá hoại tế bào gan gây viêm hoặc tổn thương do gan và gây ra các bệnh lý về gan nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần hoặc khám ngay khi có triệu chứng sẽ phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về sức khỏe, nhất là các bệnh về gan mật (Ảnh: Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy – Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh Hà Nội cung cấp)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, người trưởng thành không nên uống quá một đơn vị chất cồn mỗi ngày, trong đó một đơn vị = 25ml thức uống chứa cồn có cồn 40 độ, hoặc 50ml thức uống có cồn 20 độ (khoảng 1/4 ly bia rượu). Nếu lạm dụng quá mức này sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm cho gan và các cơ quan khác.
Theo bác sĩ Lê Thanh Quỳnh Ngân, việc xác định những triệu chứng này là bệnh đường tiêu hóa hay hậu Covid-19 khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, việc xác định bệnh tiêu hóa hay bệnh hậu Covid-19 không quan trọng, nhiệm vụ ưu tiên của bạn là nên đến khám tại bệnh viện chuyên khoa để đánh giá tình trạng, có phương pháp điều trị phù hợp cũng như có những điều chỉnh thói quen sinh hoạt và sử dụng các sản phẩm bảo vệ gan uy tín.