Viêm gan B cấp tính: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh
1. Viêm gan B cấp tính là gì?
Viêm gan B cấp tính là bệnh lý do virus viêm gan B (HBV) gây ra, đa phần bệnh lý này thường phát sinh trong 6 tháng và có khả năng truyền virus cho người khác. Thời điểm này bệnh ít triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ nên dễ nhầm với các bệnh khác như: mệt mỏi, chán ăn, nôn ói, đau tức vùng gan, nhức khớp.
Viêm gan B khi xâm nhập vào cơ thể sẽ có thời gian ủ bệnh. 90% người khỏe mạnh sẽ đẩy lùi được HBV và tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Sau thời gian 6 tháng, nếu cơ thể không thể tự đào thải được viêm gan B sẽ trở thành mãn tính. Viêm gan B không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành các bệnh nặng như xơ gan, ung thư gan.
2. Nguyên nhân gây viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính là do một loại virus viêm gan B (HBV), được lây truyền qua đường máu, các chế phẩm máu hoặc dịch tiết bị nhiễm bệnh.
-
- Bệnh lây truyền qua đường máu: Nếu da hoặc niêm mạc bị trầy xước mà tiếp xúc với máu của người bệnh thì có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Việc dùng chung kim tiêm với người nhiễm bệnh, hoặc tái sử dụng lại ống tiêm chưa được tiệt khuẩn cũng chính là nguyên nhân làm lây lan viêm gan B cấp tính. Đường lây truyền này này thường xảy ra với các nhân viên y tế, phẫu thuật, nha khoa, hoặc xảy ra ở những người xăm, tiêm chích… khi tiếp xúc với máu nhiễm bệnh mà không có biện pháp bảo hộ.
-
- Lây truyền qua đường tình dục: HBV có trong trong tinh dịch và dịch âm đạo, và có thể gây lây nhiễm cho đối phương qua các vết xước nhỏ trong quá trình quan hệ tình dục. Nếu quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su) với những người bị viêm gan B, khả năng cao sẽ bị nhiễm HBV.
- Lây truyền từ mẹ sang con: Mẹ bầu bị nhiễm HBV, có nguy cơ em bé sinh ra sẽ bị nhiễm viêm gan B, đặc biệt là trong quá trình sinh. Có thể giảm thiểu nguy cơ lây truyền bệnh cho trẻ bằng cách dự phòng bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) và tiêm phòng vaccine trong vòng 24 giờ sau sinh.
3. Dấu hiệu viêm gan B cấp tính
Viêm gan siêu vi B cấp tính thường bắt đầu từ 6 tuần đến 6 tháng, với một số triệu chứng như:
- Sốt nhẹ
- Buồn nôn
- Ăn không tiêu
- Rối loạn tiêu hóa
- Mệt mỏi
- Đau bụng quặn thắt
- Nước tiểu vàng sậm
- Phân màu bạc
- Đau khớp
- Vàng da vàng mắt
- Sụt cân nhẹ
Những người bị viêm gan B thường bị đau khớp và nổi mẩn đỏ ngứa trên da nhiều hơn so với những người bị viêm gan virus khác. Tất cả các triệu chứng này thường gặp ở người lớn, tuy nhiên có đến 50% viêm gan B cấp tính và trẻ nhỏ không có triệu chứng. Thời gian kéo dài bệnh có khác nhau, đa số những người bệnh thường kéo dài từ vài tuần đến 6 tháng.(1)

Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân viêm gan B
4. Cách chẩn đoán bệnh viêm gan B cấp tính
Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, để chẩn đoán bệnh viêm gan B cấp tính cần làm xét nghiệm máu. Trong trường hợp các xét nghiệm phát hiện ra các bất thường về gan, các xét nghiệm máu khác sẽ được thực hiện để kiểm tra có nhiễm virus viêm gan hay không. Các xét nghiệm máu giúp xác định các kháng nguyên, kháng thể do cơ thể sản xuất để chống lại virus, và đôi khi là vật chất di truyền của virus. Một số xét nghiệm thường được chỉ định nhất bao gồm:(2)
-
- Xét nghiệm kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg): Nếu kết quả xét nghiệm này dương tính tức là người bệnh đã bị nhiễm virus viêm gan B. Trường hợp này, người bệnh sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định nồng độ virus và mức độ tổn thương gan.
-
- Xét nghiệm kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAb hay Anti HBs): Nếu kết quả dương tính nghĩa là người bệnh đã có kháng thể chống lại virus gây bệnh, tức người bệnh đã tiêm vaccine viêm gan B hoặc đã từng nhiễm viêm gan B cấp tính trước đó.
-
- Xét nghiệm kháng nguyên vỏ virus viêm gan B (HBeAg): Nếu trong cơ thể có sự hiện diện của HBeAg chứng tỏ virus đang nhân lên và bệnh có khả năng lây lan nhanh.
-
- Xét nghiệm kháng thể kháng kháng nguyên lõi virus viêm gan B (Anti HBc): Kháng thể HBcAb gồm 2 loại là immunoglobulin M (IgM) và Immunoglobulin G. HBcAb IgM xuất hiện và gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn viêm gan B cấp hoặc đợt cấp của viêm gan mãn tính, sau đó giảm dần. HBcAb IgG xuất hiện trong giai đoạn viêm gan mãn tính. Kết quả xét nghiệm dương tính cho biết người bệnh đã hoặc đang nhiễm virus HBV.
- Xét nghiệm HBV-DNA: Xét nghiệm này giúp đánh giá mức độ virus đang nhân lên trong cơ thể. Nếu nồng độ đo được càng cao thì virus nhân lên càng nhiều và có khả năng lây truyền cao.
Viêm gan B cấp tính được xác định bởi sự hiện diện của kháng thể HBsAg và kháng thể IgM đối với kháng nguyên lõi HBcAg. Trong giai đoạn đầu, bệnh thường có kết quả dương tính với xét nghiệm kháng nguyên e viêm gan B (HBeAg).
5. Điều trị bệnh viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính thường tồn tại thời gian ngắn và có thể tự khỏi mà không cần bất cứ can thiệp nào. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống, vận động khoa học, uống đủ nước, hạn chế rượu bia, chất kích thích; Hạn chế chất béo, tránh sử dụng các loại thuốc chuyển hóa gan.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng (viêm gan B tối cấp), người bệnh cần được điều trị hồi sức nội khoa tích cực, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus như entecavir hoặc tenofovir. Các loại thuốc này được dùng bằng đường uống.(3)

Người bị viêm gan B cấp tính cần nghỉ ngơi, ăn uống và vận động khoa học
6. Viêm gan B cấp tính có nguy hiểm không?
Viêm gan B cấp tính ít ảnh hưởng lâu dài, bệnh thường tự khỏi mà không cần phải can thiệp y tế. Nhiều thống kê cho thấy, có khoảng 90% người bệnh viêm gan B cấp tính sẽ khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng, còn khoảng 10% người mắc viêm gan B cấp tính sẽ chuyển thành viêm gan B mãn tính. Trong đó, khoảng 20-30% người bị nhiễm HBV mạn tính sẽ tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.
Lưu ý, có những trường hợp virus không còn tồn tại trong máu sau nhiễm viêm gan B cấp tính, tuy nhiên virus vẫn sống trong gan ở trạng thái không hoạt động. Do vậy, virus không thể lây lan cho người khác nên được xem như là không nhiễm bệnh. Song, virus trong gan có thể tái hoạt động trong tương lai nếu người bệnh dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Vì thế, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ, giúp tầm soát, phòng ngừa để ngăn virus viêm gan B tái hoạt động.
7. Làm sao để phòng ngừa viêm gan B cấp tính?
Để phòng ngừa viêm gan B cấp tính, cần tránh các yếu tố nguy cơ như:
- Không dùng chung kim tiêm với người khác
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng
- Nên đeo găng tay khi chạm vào vết máu hoặc vết thương hở của người khác
- Nếu có nhu cầu xăm hình/xỏ khuyên, nên sử dụng các dụng cụ được vô trùng đúng cách
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như: dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, bàn chải đánh răng…
Ngoài những biện pháp phòng tránh yếu tố nguy cơ, hiện nay đã có phương pháp phòng ngừa hiệu quả là tiêm vaccine.
Việc chủng ngừa bệnh viêm gan B được khuyến khích cho những đối tượng sau đây:
- Tất cả trẻ sơ sinh
- Tất cả trẻ em và thanh thiếu niên từ 18 tuổi trở xuống
- Bất kỳ người lớn nào muốn được bảo vệ khỏi bệnh viêm gan B
- Những người có nguy cơ nhiễm cao do thường xuyên phải tiếp xúc với máu và dịch tiết
- Những người bị nhiễm virus viêm gan C
Tùy vào đối tượng mà có các kiểm tra và chủng ngừa khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh, vaccine viêm gan B được tiêm cho trẻ sơ trong vòng 24 giờ sau khi sinh và tiêm nhắc các mũi theo lịch.
- Mũi 1: mũi tiêm đầu tiên
- Mũi 2: sau mũi 1 một tháng
- Mũi 3: sau mũi 2 một tháng
- Tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm.
Đối với người lớn, trước tiêm vaccine viêm gan B cần phải làm xét nghiệm máu để biết cơ thể đã có kháng thể chưa. Tùy vào kết quả xét nghiệm để bác sĩ có thể chỉ định tiêm vaccine hay không. Với những người đã tiêm ngừa, hoặc đã bị nhiễm HBV nhưng đã khỏi bệnh, cơ thể đã tạo ra kháng thể nên không cần tiêm ngừa. Nếu đang bị nhiễm HBV thì cũng không cần tiêm ngừa, vì vaccine lúc này không có tác dụng. Nếu cơ thể hoàn toàn chưa bị nhiễm thì cần tiêm ngừa.
Sử dụng tinh chất thiên nhiên bảo vệ gan từ sớm
Theo chuyên gia Lê Văn Điềm, viêm gan là một bệnh lý được đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào gan bị viêm. Trong đó, các nguyên nhân có thể khiến tế bào gan bị viêm, tổn thương và chết trên diện rộng bao gồm: virus gây viêm gan (A, B, C…), vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, các hóa chất độc hại từ bia rượu, thực phẩm nhiễm độc, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, thuốc điều trị bệnh và các yếu tố tự miễn.
Các yếu tố độc hại trên khi vào cơ thể sẽ khiến tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức và sản sinh ra các chất gây viêm, đặc biệt là Interleukin, làm huỷ hoại tế bào gan, dẫn đến gan bị viêm và suy giảm chức năng. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Do đó, bên cạnh việc điều trị bệnh virus viêm gan A, B, C (nếu có), cần bổ sung các dưỡng chất đặc hiệu như Wasabia và S.Marianum để hỗ trợ kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer, hỗ trợ giảm quá trình viêm gan và tổn thương gan, phòng ngừa xơ hóa.
Wasabia từ lâu được xem là loại dược liệu quý, được người Nhật sử dụng trong y học và ẩm thực dành riêng cho giới quý tộc và hoàng gia. Trong Wasabia có chứa 3 hợp chất độc đáo gọi chung là Isothiocyanates mà không thể tìm thấy ở bất kỳ loài thực vật nào khác. Chúng có tác dụng hỗ trợ chống độc, kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer ở gan, thậm chí kháng ung thư gan.
S. Marianum là loại dược liệu thiên nhiên có khả năng hỗ trợ bảo vệ gan, được người La Mã áp dụng từ hơn 2000 năm trước. Nhờ sự phát triển của y học hiện đại, các chuyên gia đã phát hiện những tác dụng quan trọng của S. Marianum, đặc biệt là khả năng kiểm soát tế bào Kupffer ở xoang gan. Qua đó giúp làm chậm quá trình xơ hóa, kích thích hình thành tế bào gan mới, phục hồi và thay tế bào gan bị hủy hoại.
Nghiên cứu dưới góc độ sinh học phân tử cho thấy, S. Marianum kết hợp cùng Wasabia Japonica có mặt trong sản phẩm Hewel hỗ trợ kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, làm hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… Nhờ vậy, bộ đôi tinh chất này hỗ trợ cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, hạ men gan, giảm viêm gan, gan nhiễm mỡ và phòng ngừa xơ hóa hiệu quả.
Viêm gan B cấp tính được xem là giai đoạn khởi đầu của viêm gan B, tuy bệnh có thể tự khỏi nhưng bệnh cũng không nên chủ quan bệnh sẽ diễn tiến nặng. Do vậy, mọi người cần chú ý chăm sóc sức khỏe, có lối sống lành mạnh, thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động bổ sung tinh chất thiên nhiên giúp chống độc, bảo vệ gan an toàn, hiệu quả từ sớm.