Viêm gan do rượu điều trị thế nào?
Rượu bia là thứ “chất độc” đang hủy hoại tế bào gan từng ngày
I. Tác hại của rượu bia đối với gan
Theo số liệu lấy từ Cổng thông tin Sở Y tế Tỉnh Nam Định: Rượu bia chính là nguồn độc tố khiến gan của hơn 90% nam giới trưởng thành Việt Nam phải tăng cường hoạt động để đào thải mỗi ngày. Trong một báo cáo của WHO năm 2018 đã công bố: Mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ khoảng 8,3 lít cồn nguyên chất trong 1 năm.
Và với 90% rượu bia vào cơ thể được chuyển hóa tại gan thì có thể thấy, bộ phận này phải chịu một áp lực lọc thải vô cùng lớn. Ngày qua ngày, phải làm việc cường độ cao, không chỉ lọc thải độc tố từ rượu bia mà còn từ nguồn thức ăn và nước uống, gan “đổ bệnh” là chuyện dễ hiểu.
Chất cồn trong rượu bia tác động đến chức năng gan theo 2 hướng:
- Thứ nhất: Làm tăng tổng hợp và giảm phân giải chất béo trong gan. Đồng thời, kích thích tế bào Kupffer gia tăng hoạt động khiến quá trình oxy hóa acid béo bị gián đoạn dẫn đến mỡ hóa tế bào gan hay bệnh gan nhiễm mỡ.
- Thứ hai: Thúc đẩy chuyển dịch vi khuẩn, độc tố từ ruột vào gan nhanh hơn và nhiều hơn. Sự tấn công ồ ạt của độc tố và vi khuẩn làm cho tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức sinh ra các chất gây viêm bao gồm Interleukin, TNF-a, TGF-β… Gan bị viêm do rượu bia lâu ngày, không được chữa trị đúng cách sẽ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan.
Khi gan bị nhiễm mỡ hoặc viêm gan, chúng ta vẫn còn cơ hội “giải cứu” gan nhưng một khi gan đã bị xơ hoặc xuất hiện tế bào ung thư thì mọi cố gắng chữa trị đều không thể đưa phần gan đã bị tổn thương về lại tình trạng ban đầu.
II. Viêm gan do rượu bia
Nguy cơ viêm gan do rượu bia chỉ xảy ra ở những người uống nhiều rượu bia liên tục trong khoảng thời gian dài. Nhưng, cần phải nhấn mạnh rằng: Không phải tất cả những người nghiện rượu bia đều bị viêm gan và những người uống ít hoặc không bao giờ uống rượu bia thì có thể yên tâm nằm ngoài mối nguy hiểm này.
1. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan do rượu
Triệu chứng của viêm gan do rượu bia đặc trưng và dễ nhận biết nhất là vàng da và vàng mắt. Bên cạnh đó, khi bị bệnh lý này, cơ thể sẽ xuất hiện đồng thời các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Ăn uống không ngon miệng (thậm chí không có cảm giác thèm ăn)
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau bụng, đau đầu
- Sốt (thường sốt nhẹ)
- Mệt mỏi và cảm thấy không có sức lực
- Khó tiêu, phân bạc màu, và nước tiểu có màu sậm
- Cơ thể bị suy nhược và sụt cân
- Ngoài ra, khi viêm gan chuyển nặng sẽ xảy ra các dấu hiệu và triệu chứng khác như:
- Sự tích tụ dịch lỏng trong bụng gọi là cổ trướng
- Suy thận và gan
Mỗi ngày uống bao nhiêu rượu bia thì không hại gan?
Nếu không chữa trị kịp thời, những tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng do viêm sẽ dần hình thành nên các mô sẹo không thể phục hồi – Nguồn gốc của xơ gan. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những triệu chứng và dấu hiệu kể trên (dù chưa chắc chắn có phải viêm gan), chúng ta nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám sớm nhất có thể.
2. Chẩn đoán viêm gan do rượu bia
Dấu hiệu phổ biến nhất của viêm gan do rượu bia là vàng da, thế nhưng nếu chỉ dựa vào biểu hiện này thôi thì chưa đủ để kết luận bệnh lý. Để biết chính xác có phải viêm gan hay không? bạn cần đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán dưới đây:
2.1 Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu cho thấy dòng chảy của máu qua gan và số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Nếu những yếu tố này có sự tăng giảm bất thường, bác sĩ sẽ biết được gan đang gặp vấn đề gì và mức độ nặng hay nhẹ ?
2.2 Siêu âm, CT hoặc MRI
Đây là những kỹ thuật chẩn đoán bệnh lý gan thông qua hình ảnh chụp lá gan từ bên trong. Hình ảnh sắc nét ghi lại mọi ngóc ngách của gan ở nhiều góc độ sẽ giúp bác sĩ dễ dàng nhận ra những bất thường đang tồn tại trong lá gan cũng như dòng chảy của các mạch máu gan. Từ đó, việc nhận định tình trạng gan và xác định bệnh lý gan chính xác hơn.
2.3 Sinh thiết gan
Nếu xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh không cung cấp đủ dữ liệu để chẩn đoán bệnh một cách rõ ràng hoặc bác sĩ nhận thấy người bệnh có thể bị viêm gan do nguyên nhân khác mà không phải rượu bia, thì xét nghiệm sinh thiết gan là bước kiểm tra cuối cùng và chính xác nhất.
Trước khi tiến hành những bước chẩn đoán này, bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất cũng như lịch sử sử dụng bia rượu của người bệnh. Khi trao đổi về thói quen và lượng rượu bia đưa vào cơ thể mỗi ngày, bạn cần chia sẻ trung thực bởi đây là cơ sở quan trọng để bác sĩ đưa ra nhận định có phải nguyên nhân gây viêm gan do rượu bia không.
III. Điều trị viêm gan do rượu bia
Nếu được chẩn đoán viêm gan do rượu, điều tiên quyết mà người bệnh phải làm ngay lập tức đó là ngừng uống rượu bia. Song song với việc “cai rượu bỏ bia”, tùy vào tình trạng viêm cụ thể của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị viêm gan bằng những phương pháp cụ thể.
1. Bỏ rượu bia
Đối với những người nghiện bia rượu, việc giảm dần rồi bỏ hẳn thứ nước uống kích thích này là thử thách vô cùng gian nan. Thế nhưng, phải ngừng và không bao giờ uống rượu bia trở lại là cách duy nhất để tránh tổn thương gan và kiểm soát diễn tiến theo chiều hướng xấu của bệnh.
Cai rượu theo kế hoạch của bác sĩ đảm bảo an toàn và hiệu quả
Quá trình cai rượu bia phụ thuộc rất nhiều vào sự quyết tâm và kiên trì của cá nhân người bệnh. Tuy nhiên, dừng uống rượu bia đột ngột có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn bên trong cơ thể như sảng rượu – tình trạng ảo giác tâm thần (thường xảy ra ở người nghiện nặng). Do đó, để cai rượu bia an toàn và hiệu quả, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn kế hoạch “chia tay” chất cồn phù hợp.
2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Người uống rượu bia có xu hướng ăn rất ít và gần như không có cảm giác thèm ăn. Điều này được lý giải là do chất cồn trong rượu ngăn cản cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng đúng cách.
Tình trạng này kéo dài vừa khiến tế bào gan suy yếu nhanh hơn vừa gây ra hiện tượng sụt cân bất thường. Lúc này, bác sĩ sẽ đề nghị bạn áp dụng một khẩu phần ăn uống đặc biệt để cân bằng và bổ sung những dưỡng chất đang bị thiếu hụt, đảm bảo các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.
Một số trường hợp gặp khó khăn khi ăn nhai và hấp thụ, bác sĩ có thể yêu cầu đưa trực tiếp thức ăn vào dạ dày bằng đường ống. Thức ăn truyền qua đường ống dạng lỏng dễ tiêu hóa sẽ dễ dàng hơn cho người bệnh.
Kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer
Viêm gan là một bệnh lý được đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào gan bị viêm. Trong đó, các nguyên nhân có thể khiến tế bào gan bị viêm, tổn thương và chết trên diện rộng bao gồm: virus gây viêm gan (A, B, C…), vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, các hóa chất độc hại từ bia rượu, thực phẩm nhiễm độc, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, thuốc điều trị bệnh và các yếu tố tự miễn.
Các yếu tố độc hại trên khi vào cơ thể sẽ khiến tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức và sản sinh ra các chất gây viêm, đặc biệt là Interleukin làm huỷ hoại tế bào gan, dẫn đến gan bị viêm và suy giảm chức năng.
Do đó, bên cạnh việc điều trị bệnh virus viêm gan A, B, C (nếu có), cần bổ sung các dưỡng chất đặc hiệu như Wasabia và S.Marianum để hỗ trợ kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer. Từ đó giảm quá trình viêm gan và tổn thương gan, phòng ngừa xơ hóa.
(Theo TTND Lê Văn Điềm – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh)
IV. Cách phòng ngừa viêm gan do rượu bia
Ngày nào còn uống bia rượu, ngày đó bạn còn phải thấp thỏm lo lắng về viêm gan, thậm chí là xơ gan và ung thư gan. Vậy nên, không có cách phòng ngừa viêm gan do rượu bia nào thiết thực bằng việc uống rượu bia chừng mực và vừa đủ.
1. Uống rượu bia điều độ và không vượt quá giới hạn
Mặc dù không có giới hạn an toàn cho việc sử dụng rượu bia, nhưng trong những tình huống bắt buộc phải uống rượu bia, nếu biết dừng đúng lúc thì vẫn sẽ giúp bạn giảm tránh được nguy cơ viêm gan. Bạn có thể tham khảo liều lượng rượu bia được khuyến cáo bởi Học viện Hoàng gia các Bác sĩ Anh (RCP) dưới đây:
- Nam giới: Không quá 21 đơn vị cồn mỗi tuần
- Nữ giới: Không quá 14 đơn vị cồn mỗi tuần
Trong tuần nên nói không với rượu bia 2 – 3 ngày để gan có thời gian phục hồi và đào thải hết độc tố trước đó. Hơn nữa, uống rượu bia liên tục các ngày trong tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm gan hơn so với uống cách nhật.
* Một đơn vị cồn được tính là tương đương với ⅔ lon bia 330ml nồng độ 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5% và 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%.
Uống rượu bia điều độ và có giới hạn giúp giảm tránh xuống mức thấp nhất nguy cơ viêm gan do rượu bia. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến yếu tố làm gia tăng nguy cơ viêm gan sau:
2. Cẩn thận khi đang uống thuốc theo toa
Nếu đang dùng thuốc kê toa, bạn nên hỏi bác sĩ kỹ càng rằng có được uống rượu không? Còn đối với thuốc không kê đơn, bạn cần phải chắc chắn không có cảnh báo biến chứng khi kết hợp với rượu trên nhãn mác thuốc.
Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc đang dùng thuốc có uống rượu được không?
Ngoài ra, duy trì chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi khoa học cũng là điều kiện cần thiết giúp tăng cường miễn dịch và chức năng cho lá gan. Khi gan khỏe mạnh, khả năng lọc thải độc tố từ rượu bia sẽ “lợi hại” hơn.
Viêm gan do rượu bia có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Chính bởi vậy, người thường xuyên sử dụng rượu bia nên đến bệnh việm kiểm tra ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng bất thường mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết.