6 Xét nghiệm viêm gan B phổ biến – Quy trình kỹ thuật chẩn đoán
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus HBV gây ra. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, đặc biệt có thể gây xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những biểu hiện, triệu chứng bên ngoài cơ thể, rất khó để xác định có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Vì vậy, các xét nghiệm viêm gan B đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh này.
1. Xét nghiệm viêm gan B là gì?
Xét nghiệm viêm gan B (HBV) là xét nghiệm đo nồng độ các chất khác nhau trong máu để xem bạn có đang bị nhiễm viêm gan B hay đã từng nhiễm trước đây hay không. Cụ thể, xét nghiệm sẽ đo nồng độ của những chất sau:
- Kháng nguyên: Là những chất tồn tại trong virus. Sự có mặt của kháng nguyên HBV có nghĩa là cơ thể đang tồn tại virus.
- Kháng thể: Là protein được cơ thể tạo ra để chống chọi lại sự tấn công của virus. Sự có mặt của kháng thể có 2 ý nghĩa: một là đang bị nhiễm virus, hai là đã từng nhiễm virus và đã khỏi bệnh.
- ADN của virus viêm gan B: Nếu xuất hiện ADN virus viêm gan B cho thấy số lượng virus có mặt trong cơ thể. Lượng ADN sẽ giúp xác định được tình trạng nghiêm trọng tới mức nào và có nguy cơ lây nhiễm cho người khác không.
Xét nghiệm viêm gan B là cách tốt nhất để phát hiện viêm gan B chính xác và an toàn
2. Các xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B giúp bác sĩ theo dõi giai đoạn bệnh của người nhiễm virus HBV, đồng thời là căn cứ để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Một số xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan B như:
2.1 Xét nghiệm HBsAg (HBsAg âm tính/ dương tính)
Xét nghiệm HBsAg là phương pháp phổ biến để xét nghiệm viêm gan B. Xét nghiệm HBsAg là phương pháp giúp xác định bạn có mắc bệnh viêm gan B không. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính tức là bạn đã mắc virus HBV, còn nếu âm tính có nghĩa là bạn không bị viêm gan B.
Thông thường, xét nghiệm HbsAg gồm xét nghiệm định tính và xét nghiệm định lượng, xét nghiệm định tính sẽ chẩn đoán kết quả cho biết bệnh nhân có mắc bệnh viêm gan B không. Còn kết quả xét nghiệm định lượng cho biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít, từ đó là căn cứ để theo dõi tình hình của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. (1)
2.2 Xét nghiệm HBeAg (kháng nguyên e)
HBeAg là một kháng nguyên vỏ capsid của virus viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho ra kết quả HBeAg có kết quả dương tính, có nghĩa là virus gây bệnh đang gia tăng và có khả năng lây lan rộng với khả năng tổn thương gan lan rộng. Nếu kết quả HBeAg âm tính đồng nghĩa virus viêm gan B đang trong trạng thái ngủ yên, tạm thời không hoạt động và hầu như không có khả năng gây tổn thương cho gan. Tuy nhiên, để kiểm soát tình trạng sức khỏe bạn nên đi khám định kỳ 3 tháng một lần.
2.3 Xét nghiệm Anti-HBs (kháng thể bề mặt)
Xét nghiệm viêm Anti-HBs là xét nghiệm tìm kháng thể kháng lại kháng nguyên bề mặt HBsAg. Nếu bạn từng mắc viêm gan B và đã khỏi bệnh hoặc đã tiêm vắc xin viêm gan B thì kết quả HBsAb dương tính, đồng nghĩa với việc bạn đã có miễn dịch với virus này. Cụ thể hơn, kết quả nồng độ của Anti-HBs > 10mUL/ml được xem là có tác dụng bảo vệ khỏi virus viêm gan B.
Cần chọn các địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện xét nghiệm viêm gan B
2.4 Xét nghiệm Anti-HBe (kháng thể e)
Anti-HBe là kháng thể HBeAg. Nếu xét nghiệm Anti-HBe dương tính chứng tỏ bạn có một phần của kháng thể chống lại virus. Ngược lại, kết quả xét nghiệm Anti-HBe âm tính chứng tỏ cơ thể bệnh nhân chưa có miễn dịch với virus viêm gan B. Ngoài ra, xét nghiệm này được dùng để xác định bạn có đang trong thời kỳ dễ lây nhiễm cho người khác không.
2.5 Xét nghiệm Anti-HBc (kháng thể lõi của HBV)
Phương pháp xét nghiệm viêm gan B này chủ yếu để xác định tình trạng viêm gan B hiện tại đang ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính. Ngoài ra, do kháng thể này xuất hiện rất sớm và tồn tại suốt đời, nên xét nghiệm này còn có thể chẩn đoán được người bệnh trước đó đã từng bị nhiễm virus viêm gan B hay chưa từng mắc bệnh.(2)
Anti-HBc IgM là một loại kháng thể lõi của virus viêm gan B type IgM, được cơ thể tạo ra trong giai đoạn viêm gan B cấp tính hoặc giai đoạn cấp của viêm gan B mạn tính. Để chẩn đoán bệnh viêm gan B là cấp hay mạn tính, bác sĩ sẽ chỉ định cả 2 xét nghiệm: HBsAg và Anti-HBc IgM. Nếu cả hai đều cho kết quả dương tính thì khả năng bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính. Ngược lại, nếu kết quả Anti-HBc IgM âm tính thì người bệnh có khả năng bị viêm gan B mạn tính.
2.6 Xét nghiệm HBV-DNA (định lượng virus)
DNA là phần nhân của virus viêm gan B. Xét nghiệm HBV-DNA để xem trong máu có mang virus hoàn chỉnh (gồm phần nhân và vỏ) hay không. HBV-DNA phản ánh hàm lượng virus viêm gan B trong máu và sự sao chép của virus cũng như khả năng lây nhiễm của chúng. Định lượng HBV-DNA càng cao chứng tỏ virus hoạt động càng mạnh, cùng với đó là nguy cơ cao gây tổn thương gan và các biến chứng nghiêm trọng như viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.(3)
3. Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B
Vì Việt Nam có tỷ lệ mắc viêm gan B khá cao, do đó, mọi người đều nên xét nghiệm ít nhất một lần để biết mình có mắc viêm gan B hoặc đã có miễn dịch bảo vệ chưa. Ngoài ra, một số đối tượng nên xét nghiệm viêm gan B như:
- Phụ nữ có thai nên sàng lọc viêm gan B sớm để giảm tối đa nguy cơ lây truyền bệnh cho con
- Xuất hiện các triệu chứng liên quan đến viêm gan như sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau cơ khớp, mắt vàng, da vàng, mẩn ngứa, nước tiểu màu sẫm…
- Người nhiễm HIV có hệ miễn dịch kém
- Nhân viên y tế hoặc các ngành nghề khác thường xuyên tiếp xúc với vật sắc nhọn…
- Có nhu cầu hiến máu nên tầm soát để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người nhận máu
- Đối với người đã tiêm vắc xin nên xét nghiệm để xác định bạn đã có kháng thể chưa.
4. Quy trình xét nghiệm viêm gan B như thế nào?
4.1 Chuẩn bị
Bạn cần thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
4.2 Thực hiện xét nghiệm
Khi thực hiện xét nghiệm viêm gan B, chuyên viên y tế sẽ lấy mẫu máu của bạn với các bước:
- Quấn một dây đàn hồi xung quanh phần trên tay của bạn để ngăn sự lưu thông máu. Điều này giúp các mạch máu phía dưới phồng to ra nên sẽ dễ dàng hơn để đưa kim tiêm vào mạch máu
- Dùng cồn sát trùng vùng chọc tĩnh mạch
- Đưa kim vào mạch máu
- Kéo nòng để lấy máu
- Tháo garo khỏi cánh tay
- Đặt một miếng gạc hoặc bông gòn lên vùng vừa lấy máu sau khi rút kim ra
- Dán băng keo cá nhân
4.3 Xem kết quả xét nghiệm viêm gan B
Sau khi lấy máu xét nghiệm khoảng 2-3h bác sĩ sẽ đọc kết quả xem bạn có bị nhiễm virus viêm gan B hay không.
5. Các câu hỏi thường gặp về xét nghiệm viêm gan B
5.1 Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Bạn nên nhịn ăn từ 4-6 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Vì thức ăn có thể ảnh hưởng đến một số phản ứng sinh hóa, từ đó dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch.
5.2 Thời điểm thích hợp trong ngày để xét nghiệm viêm gan B
Bạn nên xét nghiệm viêm gan B vào buổi sáng. Lúc này cơ thể được thanh lọc, loại trừ các chất dư thừa và độc hại. Ngoài ra, thời gian ngủ qua đêm không ăn gì cũng đáp ứng được yêu cầu nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
Chăm sóc, bảo vệ gan từ gốc bằng các tinh chất thiên nhiên
Các chuyên gia nhận định, việc chủ động chăm sóc, bảo vệ gan từ gốc bằng các tinh chất thiên nhiên là giải pháp khoa học giúp phòng ngừa các bệnh lý về gan, trong đó có viêm gan B từ sớm. Dưới sự tấn công liên tục của các yếu tố gây hại từ rượu bia, thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, thuốc điều trị bệnh…. sẽ kích thích tế bào Kupffer (là đại thực bào nằm ở xoang gan) hoạt động quá mức. Khi tế bào Kupffer bị kích thích quá mức sẽ sản sinh các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương các tế bào gan, gây ra viêm, xơ hóa gan, hình thành bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng men gan, xơ gan và thậm chí ung thư gan. Do đó, kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer là giải pháp khoa học an toàn, hiệu quả để chăm sóc và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Hewel – chứa bộ đôi tinh chất quý là Wasabia và S. Marianum có khả năng kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer mang đến hiệu quả kép chống độc, kháng khuẩn từ bên ngoài và ngăn chặn sự phá hủy – tổn thương tế bào, bảo vệ gan từ bên trong.
Wasabia và S. Marianum được nghiên cứu tại các trường đại học Tsukuba (Nhật), Pavia (Ý) và Bệnh viện Đại học Regensburg (Đức) cho kết quả rất khả quan. Wasabia & S.Marianum có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer, giảm trên 50% các chất gây viêm làm hại gan chỉ sau 24 giờ, nhờ đó giảm quá trình viêm và tổn thương tế bào gan, ngăn chặn tăng men gan và tăng sức đề kháng cho gan. Ngoài ra, Wasabia và S. Marianum còn kích hoạt Nrf2 – Protein bảo vệ cơ thể tăng gấp 3 lần chỉ sau 6 giờ, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại nhờ đó, đồng thời, phòng tránh tăng men gan, viêm gan từ gốc
Hewel với bộ đôi tinh chất thiên nhiên là Wasabia Japonica và S. Marianum có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer, giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả các bệnh lý về gan
Xét nghiệm viêm gan B là cách tốt nhất và đơn giản nhất để kiểm tra xem bạn có mắc viêm gan B hay không hoặc đã có kháng thể chống lại viêm gan B sau khi tiêm ngừa hay không. Do đó, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và thực hiện xét nghiệm viêm gan B.