3 đường lây nhiễm viêm gan C cần hỗ trợ phòng tránh

21-06-2016

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Hiểu rõ viêm gan C lây qua đường nào sẽ giúp bạn và người thân phòng tránh bệnh tốt hơn. Đồng thời, khi tiếp xúc với người bị viêm gan C qua các sinh hoạt hằng ngày như ăn chung bàn, ngủ cùng giường, bắt tay, nói chuyện hoặc ôm hôn cũng không nảy sinh tâm lý kỳ thị, lo lắng.

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do virus siêu vi C (Hepatitis C virus – HCV) gây ra. Các đường lây nhiễm viêm gan C là đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Bệnh không lây truyền theo đường tiếp xúc thông thường như nói chuyện, ăn uống, dùng chung ly tách, bát đũa, khăn mặt…

không dùng chung kim tiêm với người bị nhiễm viêm gan

Tuyệt đối không được dùng chung kim tiêm với người bị nhiễm HCV.

Viêm gan C lây truyền qua đường máu

Nguy cơ lây nhiễm HCV chủ yếu qua đường máu, khi một người lành tiếp xúc trực tiếp với máu người mang virus viêm gan C. Cụ thể như dùng chung kim tiêm nhiễm virus siêu vi C; dùng chung các vật dụng cá nhân có thể gây trầy xước, chảy máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay, cây lấy rấy tai, cây gãi lưng, dụng cụ cạo gió, lược chải đầu … hay xăm hình, bấm lỗ tai, châm cứu mà các vật dụng hành nghề chưa được xử lý vô trùng. Chạy thận dài ngày, dùng chung trang thiết bị y khoa bị nhiễm HCV chưa được xử lý vô khuẩn cũng có thể bị lây nhiễm viêm gan C.

quan hệ tính dục an toàn

Sinh hoạt tình dục không an toàn có thể là con đường lây nhiễm bệnh viêm gan C.

Viêm gan C lây nhiễm qua đường tình dục

Người lành có thể bị nhiễm virus siêu vi C nếu quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm bệnh. Nếu trong tinh dịch của người đàn ông mắc bệnh viêm gan C có chứa máu, thông qua các vết xước ở niệu đạo trong quá trình quan hệ tình dục, HCV có thể tấn công người bạn tình của họ một cách dễ dàng. Hay bất kỳ một hành vi tình dục nào có thể gây tổn thương, trầy xước đều có nguy cơ truyền truyền nhiễm cao. Khi chúng ta đã biết được đường lây viêm gan C, bản thân mỗi người cần có ý thức bảo vệ sự an toàn cho mình và người khác bằng cách sinh hoạt tình dục an toàn, một vợ một chồng, tránh những hành vi tình dục có nguy cơ cao gây chảy máu, tránh giao hợp khi hành kinh và sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ nhằm tránh lây nhiễm bệnh sang bạn tình.

mẹ nhiễm viêm gan c có thể lây cho con

Mẹ nhiễm viêm gan C có thể lây cho con khi núm vú bị trầy xước.

Viêm gan C lây nhiễm từ mẹ sang con

Trẻ cũng có nguy cơ bị lây virus siêu vi C nếu mẹ đã mắc bệnh khi mang thai. Đường lây truyền viêm gan C từ mẹ sang con là qua nhau thai vào thời điểm sinh. Trong quá trình sinh nở, nhau thai bong tróc, virus viêm gan C sẽ theo máu truyền từ mẹ sang con. Nên dù sinh thường hay sinh mổ thì mẹ bị bệnh viêm gan C vẫn có thể truyền sang cho con.

Ngoài ra, có những mẹ trong giai đoạn mang thai không nhiễm viêm gan C và bé sinh ra khỏe mạnh. Nhưng trong giai đoạn cho con bú, mẹ lại bị lây nhiễm viêm gan C, khi này cần cẩn trọng khi cho bé bú, không nên cho bé bú trực tiếp mà nên vắt sữa ra bình, để tránh trường hợp núm vú bị trầy xước có thể lây truyền bệnh sang cho con.

Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, viêm gan C vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa, nên việc kiểm soát các con đường lây nhiễm viêm gan C cũng như chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của gan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ phòng bệnh viêm gan C, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh gan nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan, giảm nguy cơ tử vong.

 

Đánh giá bài viết
25-08-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết

4 cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả và đúng khoa học

Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, khoảng 296 triệu người đang sống chung với bệnh viêm gan B mãn tính, với 1,5 triệu ca nhiễm mới...
Chi tiết

Viêm gan B thể ngủ: Nguyên nhân, xét nghiệm và cách điều trị

Viêm gan B thể ngủ là một thể virus viêm gan B ở dạng ngủ, không hoạt động. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan vì bệnh có thể trỗi dậy bất cứ khi nào khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút. 
Chi tiết

Viêm gan B cấp tính: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh

Viêm gan B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh viêm gan B, chúng thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn mãn tính với các triệu chứng nặng như xơ gan, ung thư gan. 
Chi tiết

Bị viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn không và cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống của người viêm gan B là vấn đề quan tâm của rất nhiều người. Trong đó, có thắc mắc viêm gan B có nên ăn trứng, vịt lộn hay không và cần lưu ý gì. Những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết...
Chi tiết

7 cách phòng ngừa viêm gan siêu vi hiệu quả, chuẩn an toàn

Viêm gan siêu vi là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng gan và nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước...
Chi tiết