Viêm gan C: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách phòng ngừa

02:05 09/05/2020
Trên thế giới, hiện có khoảng 200 triệu người đang nhiễm virus viêm gan C, trong đó Việt Nam có khoảng 4-5 triệu người. Do bệnh viêm gan C có diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt nên người bệnh không biết mình bị nhiễm virus viêm gan C và vô tình là nguồn lây nhiễm cho người khác. Đến khi phát hiện, bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, nguy cơ tử vong cao.
 

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn về bệnh viêm gan siêu vi C, dấu hiệu nhận biết, triệu chứng của bệnh nếu không may mắc phải và cung cấp những thông tin hữu ích trong việc phòng – khắc phục bệnh viêm gan C hiệu quả.

I. Viêm gan C là gì?

Viêm gan C là bệnh lý truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong cao, bệnh thường được phát hiện khi chuyển sang mãn tính và để lại hậu quả nặng nề là những bệnh gan nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Tuy vậy, bệnh viêm gan C đến nay vẫn còn ít được quan tâm. (5)

II. Dấu hiệu viêm gan C

Virus viêm gan C sau khi xâm nhập vào cơ thể có thời gian ủ bệnh khá dài khoảng 7-8 tuần, sau đó mới bắt đầu thời kỳ khởi phát bệnh. Nhưng đa số các trường hợp viêm gan C cấp tính thường ít có dấu hiệu nên dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của cảm cúm thông thường. Một số biểu hiện thường gặp như: (1)

  • Mệt mỏi
  • Đau nhức cơ
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn
  • Nhức đầu
  • Người nóng sốt
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau bụng
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Có hiện tượng vàng da, vàng mắt
triệu chứng viêm gan b

Các triệu chứng khi mới bị virus viêm gan C xâm nhập thường ở thể nhẹ nên người bệnh rất dễ bỏ qua.

III. Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm gan C

Viêm gan do virus viêm gan C là một trong những bệnh truyền nhiễm có mức độ tử vong cao nhưng lại diễn biến âm thầm, khó phát hiện. Dưới đây là các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm gan C:(2)

1. Thời gian ủ bệnh

Đây là khoảng thời gian tính từ lần tiếp xúc virus viêm gan C đầu tiên cho đến khi bắt đầu phát bệnh. Thời gian này có thể kéo dài từ 14 đến 80 ngày, nhưng trung bình là 45 ngày.

viêm gan siêu vi c

Tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh viêm gan C

2. Viêm gan C cấp

Bệnh có diễn tiến trong thời gian ngắn, khoảng 6 tháng đầu tiên sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Có một số ít trường hợp người bị viêm gan C sẽ tự khỏi sau 2-12 tuần mà không cần hỗ trợ cải thiện bất kỳ loại thuốc nào, trường hợp còn lại sẽ phát triển thành bệnh viêm gan C mạn tính (nghĩa là sau 6 tháng cơ thể không đào thải được HCV ra ngoài).

3. Viêm gan C mạn tính

Đối với những người bị viêm gan C, có đến 75-85% người nhiễm mới phát triển thành bệnh viêm gan C mạn tính. Nhưng, có một điều đáng nói là người mắc bệnh viêm gan C mạn tính thường cũng không có các triệu chứng đặc trưng. Và hậu quả là đến khi phát hiện bệnh thì có 5 – 20% phát triển thành xơ gan, 1-5% trường hợp chết vì xơ gan hoặc ung thư gan. Theo thống kê, có đến 25% bệnh nhân ung thư gan có nguyên nhân cơ bản là do viêm gan C.

4. Xơ gan

Virus viêm gan C khi xâm nhập vào gan sẽ liên tục tấn công gan trong thời gian dài khiến tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm tăng sản sinh TGFβ là yếu tố kích hoạt tế bào stellate sản sinh sợi xơ ở gan. Các chất xơ sinh ra ngày càng nhiều gây tổn thương và làm chết các tế bào gan. Các tế bào gan bị thoái hóa được thay bằng những tế bào gan tân sinh và các dải xơ sợi làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc gan. Gan bắt đầu hình thành các mô sẹo, các nốt bất thường khiến cho gan chai cứng, không có khả năng phục hồi, dẫn đến bệnh lý xơ gan.

5. Ung thư gan

Viêm gan C có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn ung thư gan. Ung thư gan là kết quả cuối cùng và nguy hiểm nhất khi bệnh viêm gan C ở giai đoạn cuối. Virus viêm gan C huỷ hoại hầu hết các tế bào gan, từ đó làm cho hàng loạt các yếu tố kích hoạt tế bào Kupffer tiết ra Interleukin, TNF-α, TGF-ß… Đây là những chất làm tăng tình trạng chết tự nhiên của tế bào gan. Hậu quả là các tế bào gan mới tăng nguy cơ đột biến, ung thư. Mắc phải biến chứng nguy hiểm này, cuộc sống của người bệnh thường không kéo dài.

IV. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ nhiễm viêm gan C

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan C là do Hepatitis C virus (HCV) gây nên. HCV là một loại virus RNA mạch đơn, xâm nhập thẳng vào cơ thể qua đường máu rồi tấn công gan. Tại gan, chúng sinh sôi nảy nở làm cho gan sưng phồng, đồng thời giết chết các tế bào gan, hủy hoại gan.

bệnh viêm gan c có tái phát không

Hepatitis C virus là tác nhân chính gây ra viêm gan C ở người.

Nguy cơ nhiễm viêm gan C của bạn sẽ tăng lên nếu bạn:

  • Tiếp xúc với máu của người bị nhiễm bệnh do kim bị nhiễm trùng đâm vào da của bạn.
  • Dùng chung kim tiêm với người khác
  • Nhiễm HIV
  • Thực hiện xỏ lỗ hoặc hình xăm trong điều kiện không đủ an toàn, môi trường không sạch sẽ…
  • Người đang điều trị chạy thận nhân tạo trong một thời gian dài
  • Người mẹ bị nhiễm viêm gan C
  • Có quan hệ tình dục không an toàn với người mắc viêm gan C
  • Những người được truyền máu hoặc cấy ghép nội tạng trước năm 1992.
  • Đặc biệt là đối tượng sinh từ năm 1945 đến năm 1965, có tỷ lệ nhiễm viêm gan C cao nhất (3)

V. Chẩn đoán viêm gan C bằng cách nào?

Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu người bị nghi nhiễm virus viêm gan C xét nghiệm máu để tìm: (4)

1. Kháng thể chống HCV

Kiểm tra các dấu hiệu của HCV thường bắt đầu bằng xét nghiệm kháng thể viêm gan C. Kháng thể chống HCV là các protein mà cơ thể bạn tạo ra khi tìm thấy virus viêm gan C trong máu của bạn. Kháng thể này sẽ xuất hiện khoảng 12 tuần sau khi cơ thể tiếp xúc với nguồn bệnh.

Kết quả của kháng thể chống HCV có thể là:

  • Không phản ứng – âm tính:

Kết quả này cho thấy cơ thể bạn không tồn tại virus viêm gan C. Tuy nhiên, nếu bạn đã tiếp xúc virus viêm gan C trong 6 tháng qua, bạn sẽ cần phải được kiểm tra lại.

  • Phản ứng – dương tính:

Cơ thể bạn đã có kháng thể chống HCV có nghĩa là bạn đã bị nhiễm bệnh virus viêm gan C. Lúc này, bác sĩ sẽ cho bạn tiếp tục thực hiện xét nghiệm số lượng phần tử RNA mạch đơn trong máu. Nếu âm tính: bạn không bị viêm gan C. Nếu dương tính: đang bị viêm gan C.

2. Xét nghiệm chức năng gan

Sau 7-8 tuần nhiễm bệnh, nhân viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra protein toàn phần và nồng độ enzyme. Khi gan của bạn bị tổn thương, các enzym sẽ xâm nhập vào máu làm tăng men gan. Tuy nhiên, bạn có thể nhiễm virus nhưng chưa ảnh hưởng đến gan và mặc dù cơ thể có nồng độ men bình thường, bạn vẫn có khả năng đang bị nhiễm viêm gan C.

VI. Viêm gan C lây qua đường nào?

Như các loại viêm gan virus khác, nhiều người vẫn đang thắc mắc bệnh viêm gan C có lây không? Lây qua đường nào? Bệnh viêm gan C không lây truyền qua đường tiếp xúc thông thường như nói chuyện, ăn chung bát đũa, ly tách, khăn mặt… mà bệnh lây truyền từ người nhiễm HCV sang người lành qua 3 đường chủ yếu: đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con. Trong đó, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C theo đường máu thường chiếm tỉ lệ cao hơn (tiêm chích ma tuý, tiếp xúc máu, truyền máu).

VII. Cách điều trị viêm gan C

Phương pháp hỗ trợ điều trị viêm gan C hiện nay chủ yếu là dùng thuốc ức chế virus HCV. Có nhiều loại thuốc ức chế sự hoạt động của virus viêm gan C được kê đơn như: Zepatier, Harvoni, Epclusa, Vosevi, Mavyret… Nhưng việc dùng thuốc gì, liều lượng ra sao phải dựa vào kết quả thăm khám và mức độ tiến triển của bệnh.

Để tránh các biến chứng nguy hiểm và rút ngắn thời gian hỗ trợ cải thiện, bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh viêm gan C có thể dùng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, đặc biệt là Wasabia và S. Marianum. Wasabia và S. Marianum, qua nghiên cứu có thể hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer hoạt động quá mức, từ đó giúp tăng hiệu quả cải thiện bệnh viêm gan C, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như tăng men gan, xơ gan, ung thư gan từ gốc, giảm nguy cơ tử vong.

smarianum

S. Marianum làm giảm đáng kể nồng độ virus HCV. Nguồn: Antiviral Therapy, April 2013, Medical University of Vienna, Austria.

wasabia

Wasabia Japonica kích hoạt Nrf2 tăng gấp 3 lần giúp kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan. (p<0.05). Nguồn: Environ Health Perspect (2011) 19:1117-1122(2011). doi:10.1289/ehp.1003123 Đại học Tsukuba, Tsukuba, Japan.

Bên cạnh đó, duy trì thói quen ăn uống đủ chất sẽ giúp người bệnh viêm gan siêu vi C cảm giác khỏe hơn và cơ thể có đủ sức để chống chọi với bệnh. Vì thế, bệnh nhân không nên kiêng khem quá mức khiến cơ thể thiếu chất làm ảnh hưởng xấu đến gan. Trong bữa ăn hàng ngày, cần phải cân đối giữa các chất đường, đạm, béo và các vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, người bệnh viêm gan C cũng nên hạn chế ăn quá nhiều cholesterol xấu như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, thức ăn nhiều dầu mỡ. Vì ở người bệnh viêm gan C khả năng bài tiết mật giảm không tiêu hóa hết chất béo sẽ làm gan bị tổn thương nghiêm trọng hơn. (6)

Dù đang áp dụng cách điều trị viêm gan C nào thì bạn cũng nên từ bỏ những thói quen gây hại gan. Ngoài việc dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bệnh nhân viêm gan C cũng nên hạn chế, tốt nhất là từ bỏ hẳn những thói quen làm ảnh hưởng xấu đến gan. Theo đó, người bệnh cần cố gắng kiêng bia, rượu, thuốc lá; không nên thức khuya; không ăn thực phẩm bị nấm mốc, không tự ý dùng thuốc … là những điều hết sức ý nghĩa góp phần làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường sức khỏe bằng cách tham gia hoạt động thể dục, thể thao vừa sức, để tăng cường tuần hoàn đưa máu nuôi dưỡng gan, đồng thời tiết mồ hôi giúp đào thải bớt độc tố qua da.

VIII. Phòng ngừa bệnh viêm gan C

Không giống như bệnh viêm gan A, viêm gan B, bệnh viêm gan C hiện chưa có vacxin phòng ngừa. Bản thân mỗi người cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình khỏi nhiễm bệnh bằng cách tránh các con đường lây truyền của bệnh. Bạn cần tránh tiếp xúc với máu bị nhiễm HCV bằng cách không dùng chung kim tiêm hay các vật dụng cá nhân dễ gây chảy máu như dao cạo râu, kềm cắt móng tay, bàn chải đánh răng, kim tiêm… Trong sinh hoạt tình dục, khi đã biết hoặc nghi ngờ người tiếp xúc có mang virus viêm gan C thì cần thiết phải dùng bao cao su để đảm bảo an toàn.

Đặc biệt, xu hướng mới hiện nay là sử dụng các tinh chất quý từ thiên nhiên để hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ gan, tăng cường sức đề kháng và khả năng chống độc cho gan, từ đó làm giảm virus và giảm nguy cơ bệnh gan diễn tiến nặng. Bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học tại Nhật Bản và Đức còn phát hiện, sử dụng tinh chất Wasabia (Wasabia Japonica) và S. Marianum giúp tăng cường khả năng diệt virus, ký sinh trùng, các loại vi khuẩn có hại khác từ đó giúp bảo vệ gan.

phục hồi

Wasabi chứa hoạt chất isothiocyanates nổi tiếng với vai trò kháng khuẩn, giúp hoạt hóa yếu tố phiên mã Nrf2 (là cấu trúc protein nhỏ), từ đó gia tăng tổng hợp các phân tử protein thúc đẩy quá trình giải độc trong gan.

Đồng thời, việc giảm virus, vi khuẩn giúp tế bào Kupffer không bị kích hoạt quá mức – là yếu tố then chốt giúp việc phòng và bảo vệ sức khỏe của gan hiệu quả hơn. S. Marianum chứa hoạt chất Silibinin giúp kiểm soát tế bào Kupffer hoạt động quá mức, giảm hình thành các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin, nhờ vậy làm chậm quá trình viêm và tổn thương gan. Sự kết hợp giữa Wasabia và S. Marianum giúp tăng cường vai trò khử độc của gan, giữ cho gan luôn được khỏe mạnh, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh gan nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan từ gốc.

Viêm gan C nên ăn và không nên ăn gì? Để cải thiện bệnh viêm gan C và như phòng ngừa hiệu quả người bệnh nên có chế độ ăn dinh dưỡng.

IX. Các thắc mắc liên quan đến bệnh viêm gan C

Dưới đây là các thắc mắc liên quan đến bệnh viêm gan C, bạn nên tham khảo:

1. Viêm gan C có nguy hiểm không?

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm có mức độ tử vong cao hàng đầu hiện nay, song các dấu hiệu thường khó phát hiện hoặc diễn biến âm thầm. Bệnh viêm gan C tồn tại trong cơ thể lâu dài mà không được phát hiện và điều trị sớm sẽ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.

2. Bệnh viêm gan C có di truyền không?

Bệnh viêm gan C là một bệnh lây truyền nhưng không phải là bệnh lý di truyền. Bệnh lây truyền từ cơ thể người mang virus viêm gan C sang cho người lành. Vì vậy, bạn nên tránh dùng chung vật dụng cá nhân hoặc áp dụng biện pháp tình dục an toàn (dùng bao cao su) khi chưa biết rõ họ có bị nhiễm virus viêm gan C hay không, cùng như nên tìm hiểu rõ về các đường lây truyền bệnh để có cách chủ động phòng tránh cho bản thân.

3. Viêm gan C lây qua đường nào, có lây qua đường ăn uống không?

Viêm gan C không lây qua đường ăn uống mà lây truyền qua đường máu (chủ yếu), qua đường tình dục và từ mẹ sang con. Vì vậy, mỗi người hãy tự bảo vệ bản thân mình và người khác để tránh lây nhiễm viêm gan C nhé.

4. Viêm gan C sống được bao lâu?

Người nhiễm virus viêm gan C không được điều trị đúng cách và kịp thời dễ biến chứng thành xơ gan và ung thư gan. Và hậu quả là 5 – 20% phát triển thành xơ gan, 1-5% chết vì xơ gan hoặc ung thư gan. Theo thống kê, có đến 25% bệnh nhân ung thư gan có nguyên nhân cơ bản là do viêm gan C. Thông thường mất 20 – 30 năm để viêm gan C mạn tính phát triển thành xơ gan.

5. Virus viêm gan C có lây truyền khi bị muỗi chích hoặc côn trùng cắn không?

Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy việc bị nhiễm virus viêm gan C là do côn trùng cắn hay muỗi chích.

6. Có khả năng bị nhiễm virus viêm gan C khi xăm mình hoặc xỏ lỗ hay không?

Khả năng bị lây nhiễm virus viêm C là có nếu xăm mình hoặc xỏ lỗ tai mà không vô trùng kỹ càng, không sử dụng dụng cụ tiệt trùng (dùng 1 lần).

7. Người mang virus viêm gan C không triệu chứng thì có thể lây bệnh cho người khác không?

Mặc dù chưa có biểu hiện triệu chứng, nhưng người đó vẫn có thể lây truyền virus cho người khác.

8. Nhiễm virus viêm gan C bao lâu thì bắt đầu biểu hiện triệu chứng viêm gan C cấp?

Phần lớn người bị viêm gan C không có biểu hiện triệu chứng, và nếu có triệu chứng thì xuất hiện sau 6-7 tuần, thường dao động từ 2-6 tháng. Triệu chứng của viêm gan C cấp tính thường dễ nhầm lẫn với các triệu cảm cúm thông thường như: mệt mỏi, đau nhức cơ, chán ăn, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, có hiện tượng vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng sậm…

câu hỏi về viêm gan c

Viêm gan C cấp có triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm cúm như mệt mỏi, chán ăn

Tuy nhiên, khi bệnh đang ở thể nhẹ, người bệnh thường hay bỏ qua. Bệnh thường được phát hiện khi viêm gan mãn tính (sau 6 tháng khi cơ thể không thể tự đào thải virus viêm gan C ra ngoài). Tuy nhiên, triệu chứng của viêm gan mãn tính cũng không đặc hiệu cho đến khi bệnh tiến triển nặng thành xơ gan và ung thư gan.

9. Viêm gan C mạn tính có nguy hiểm không?

Viêm gan C mạn tính là một bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng, vì có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

10. Viêm gan C có tự khỏi không?

Viêm gan C có thể tự khỏi mà không cần điều trị (chiếm 15-25%), số còn lại 75-85% không thể tự chữa khỏi mà cần điều trị để tránh những biến chứng lâu dài. Hiện nay có nhiều loại thuốc để điều trị cho viêm gan C hiệu quả cao và ít tác dụng phụ.

11. Hệ quả lâu dài của viêm gan C là gì?

Viêm gan C cấp tính nếu không phát hiện và điều trị có thể chuyển qua nhiễm virus viêm gan C mãn. Theo ước tính, cứ 100 người bị nhiễm virus viêm gan C thì có 75-85 người bị viêm gan C mãn tính. Trong đó, 60-70 người bị bệnh lý gan mãn tính, 5-20 người bị xơ gan (sau 20-30 năm), 1-5 người tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.

12. Làm thế nào để biết đã hoặc đang bị viêm gan C và có cần điều trị hay không?

Để xác định mình đã và đang bị nhiễm virus viêm gan C hay không thì cần làm xét nghiệm: Anti HCV và HCV RNA. Anti HCV là kháng thể do cơ thể tạo ra còn HCV RNA là các bản sao của virus viêm gan C. Dựa vào kết quả xét nghiệm để biết tình trạng sức khỏe gan:

  • Nếu AntiHCV (+) và HCV RNA (-) bạn đã bị nhiễm virus viêm gan C nhưng đã khỏi bệnh, không cần điều trị.
  • Nếu AntiHCV (+) và HCV RNA (+) bạn đang bị nhiễm virus viêm gan C, cần phải điều trị.

13. Làm sao biết bạn bị viêm gan C cấp hay mãn tính?

Viêm gan siêu vi C cấp tính, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, triệu chứng thường giống như người bị cảm cúm: mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu… và có khả năng tự khỏi, hoặc nếu được phát hiện sớm sẽ có phương pháp hỗ trợ cải thiện và chăm sóc tốt, bệnh có thể sẽ được thuyên giảm sau vài tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển sang mãn tính (sau 6 tháng) với các biểu hiện đau vùng bụng phải, da, móng, lòng trắng mắt bị vàng, nước tiểu có màu vàng đậm.

14. Người viêm gan C mãn tính có nên tiêm phòng viêm gan B?

Viêm gan siêu vi có đến 5 chủng: A, B, C, D, E do các loại virus khác nhau gây ra. Một người bị nhiễm siêu vi viêm gan C vẫn có thể bị nhiễm thêm B Vì vậy, người bị viêm gan C mãn thì cũng nên tiêm phòng viêm gan B.

15. Người nhiễm viêm gan C làm thế nào để tránh lây bệnh cho người khác?

Khi phát hiện cơ thể dương tính với virus viêm gan C, bạn nên tìm hiểu các thông tin về bệnh, đặc biệt là các con đường lây nhiễm bệnh cho người khác, từ đó giúp bản thân ý thức về việc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người thân. Nên sinh hoạt tình dục an toàn (một vợ một chồng, sử dụng bao cao su, tránh các hành vi tình dục cọ xước gây chảy máu…), không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác (như bàn chải đánh răng, cắt móng tay, dao cạo, kim tiêm… ), không xăm mình, bấm lỗ tai tại các cơ sở không đảm bảo…

Đặc biệt, khi thấy cơ thể có các dấu hiệu của viêm gan C, nên đến cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Ngày nay, hầu hết những người bị viêm gan C đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Với các phương pháp điều trị mới, tỷ lệ chữa khỏi virus trên 90%. Bên cạnh đó, người bệnh hãy đảm bảo tuân thủ các thói quen lành mạnh tốt cho sức khỏe của gan, thăm khám thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả phục hồi nhanh nhất.

Đánh giá bài viết
08:12 18/09/2023
Tác Giả: Đội Ngũ Hewel - Eco Pharma

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Viêm gan C có lây qua đường nước bọt không? [Bật mí sự thật]

Virus viêm gan C (HCV) có thể gây ra tình trạng viêm gan cấp tính và mãn tính, làm tổn thương tế bào gan và dẫn đến sự hình thành các mảng xơ ở mô gan. Vậy viêm gan C có lây qua đường nước bọt không và có những...
Chi tiết

10 biến chứng viêm gan phổ biến – Bệnh có nguy hiểm không?

Biến chứng viêm gan không chỉ tác động xấu đến sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì thế, phát hiện và điều trị sớm viêm gan là việc hết sức cần thiết. Bệnh viêm gan có nguy hiểm không? Viêm gan là tình trạng các...
Chi tiết

Người mắc bệnh viêm gan B có nên uống nước cam không?

Nước cam rất giàu vitamin và dưỡng chất, có công dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa, giải độc cơ thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào uống nước cam cũng tốt và không phải ai cũng phù hợp để thưởng thức nước cam. Vậy...
Chi tiết

Viêm gan tự miễn: Triệu chứng, nguyên nhân và chẩn đoán

Viêm gan tự miễn là bệnh viêm gan tính mãn tính, chưa xác định được nguyên nhân. Đáng lo ngại hơn, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến xơ gan và suy gan. Vì vậy, hiểu rõ các vấn đề liên quan đến bệnh để thăm...
Chi tiết

Bị bệnh viêm gan B nên uống nước gì để tình trạng tiến triển tốt?

Đối với người bệnh viêm gan siêu vi B, chế độ sinh hoạt và ăn uống giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Hơn hết, việc điều trị viêm gan B thường kéo dài cả đời nên người bệnh cần chăm sóc gan đúng cách để...
Chi tiết

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết