6 Dấu hiệu bệnh gan thường gặp

25-05-2020

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Ai cũng biết bia rượu không tốt nhưng lại không đủ can đảm từ bỏ. Nhiều người đợi đến khi sức khỏe suy kiệt do xơ gan hay ung thư gan thì mới thức tỉnh, bỏ bia rượu. Gây không ít hệ lụy đến kinh tế, xã hội… và làm tăng số người chết mỗi năm.

Ngoài nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, tất cả các dấu hiệu bệnh gan được nêu ra bên dưới chỉ xuất hiện khi gan đã bị tổn thương nghiêm trọng. Hy vọng “đấng mày râu” sẽ có thêm động lực để uống bia rượu chừng mực.

1. Vàng da, vàng mắt

Nhiều người thắc mắc mắt vàng hay da vàng có phải bệnh gan không? Câu trả lời không hoàn toàn vì ngoài lý do tổn thương gan, vàng da còn có thể do tan huyết, vỡ hồng cầu; hay do tắc nghẽn đường mật.

Màu da của người bệnh vàng hơn người bình thường, đặc biệt là lòng bàn tay. Khi khả năng giải độc của gan bị hạn chế, lượng bilirubin dư thừa sẽ tích tụ trong mật gan nên gây sắc tố vàng trên da hay lòng trắng mắt.

Dấu hiệu bệnh gan này hầu như chỉ xuất hiện ở những người bệnh gan nặng như viêm gan mạn, xơ gan hay ung thư gan…

vang da dau hieu benh gan

Vàng da, vàng mắt có phải bệnh gan không?(hình minh họa)

2. Kén ăn sụt cân

Thường thì người bị suy giảm chức năng gan sẽ xuất hiện dấu hiệu bệnh gan như ăn không ngon miệng, mệt mỏi và buồn nôn. Nhiều trường hợp dẫn đến sụt cân.

Vì vậy, khi nhậu người bệnh cần lưu ý đến các “mẹo” vặt sau để giảm thiểu tối đa tổn hại gan khi uống bia rượu. Ăn no rồi mới uống bia rượu. Uống bia rượu theo tỉ lệ 4 nước/1 rượu và 2 nước/1 bia. Trong khi nhậu ăn nhẹ một chút thực phẩm chứa dầu mỡ và chất béo. Sau khi nhậu, nên bổ sung nước cho cơ thể. Có thể uống nước cam, ăn cháo, soup lỏng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây và cá để giảm tải công việc cho gan.

ken an dau hieu benh gan

Chán ăn cũng là một dấu hiệu hay gặp của bệnh gan (hình minh họa)

3. Mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt

Còn ngứa ngáy, da mọc nhiều mụn có phải bệnh gan không? Khi thấy cơ thể đột nhiên bị nổi mề đay, mụn nhọt… ngoài các bệnh về á sừng, tổ đỉa… thì đây cũng là dấu hiệu của bệnh gan.

Đây là các dấu hiệu bệnh gan nhẹ nhất và cũng dễ thấy nhất ở những người hay uống bia rượu. Nguyên nhân là do tế bào gan bị tổn thương hoặc chết đi, men gan không có chỗ trú nên phóng thích vào máu gây tăng men gan. Đồng thời, uống nhiều bia rượu gây giải độc kém và tích tụ độc tố.

Với các dấu hiệu bệnh gan dạng này, nếu bỏ rượu uống các loại nước mát như atiso, khổ qua, bí đao, lá nếp…thì sẽ rất tốt. Mỗi ngày uống không quá cốc 200ml, uống trong khoảng vài tuần. Lúc đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt có thể sẽ rầm rộ nhưng sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần.

Còn nếu bia rượu vào thường xuyên thì không loại thảo dược mát gan nào có thể cứu được.

4. Bề mặt móng tay lượn sóng

Khi thấy màu sắc và hình dạng móng tay thay đổi bất thường thì chúng ta phải nghĩ ngay đến khả năng mắc bệnh gan, đặc biệt là những người hay thường xuyên “cụng ly”.

Dấu hiệu bệnh gan là hình dạng móng tay cong, màu trắng. Khi thấy các biểu hiện trên kèm theo khát nước, thường xuyên đi tiểu, đau đầu, chóng mặt, co thắt ruột, tiêu chảy… thì biện pháp tốt nhất là chúng ta đi khám để biết mình có phải bị bệnh gan hay không.

mong tay luon song benh gan

Móng tay lượn sóng (hình minh họa)

5. Chảy máu mũi

Bị chảy máu mũi không hẳn là dấu hiệu của bệnh gan, có thể do nóng trong người, viêm đường hô hấp hay lệch vách ngăn mũi. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị chảy máu mũi, đi kèm với các dấu bầm tím trên cơ thể thì có thể là do bệnh gan.

Ngoài ra, đầu mũi màu đỏ có thể là một dấu hiệu đặc biệt của những người bị bệnh gan, hay gặp ở nữ.

chay mau mui dau hieu benh gan

Chảy máu mũi (hình minh họa)

6. Sưng gan, đau gan khi thở

Khi có những dấu hiệu lạ ở vùng bụng như sưng hoặc đau khi thở ở vị trí dưới xương sườn bên phải (vị trí của gan) thì đó cũng có thể là biểu hiện của bệnh gan.

Dấu hiệu bệnh gan này không dễ nhận ra ngay cả trong trường hợp người bệnh viêm gan do bia rượu mạn tính hay xơ gan. Vì vậy, nên tỉnh táo khi uống bia rượu.

Không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày (gần 2 lon bia 330 ml (5%)) hoặc uống quá 5 ngày/tuần nếu không muốn đối diện với nguy cơ suy gan hoặc xơ hóa gan.

Đánh giá bài viết
18-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Suy gan cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa

Suy gan cấp là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương không phục hồi, gan nhanh chóng mất khả năng hoạt động và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chủ động tìm hiểu các thông tin về...
Chi tiết

Bị bệnh viêm gan B nên uống nước gì để tình trạng tiến triển tốt?

Đối với người bệnh viêm gan siêu vi B, chế độ sinh hoạt và ăn uống giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Hơn hết, việc điều trị viêm gan B thường kéo dài cả đời nên người bệnh cần chăm sóc gan đúng cách để...
Chi tiết

Cách thải độc cơ thể bằng bột sắn dây có thực sự giúp giải độc gan

Theo Y học cổ truyền, bột sắn dây có vị ngọt, tính mát có tác dụng làm mát, thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố trong gan, thận, máu…. Dưới góc độ của Y học hiện đại, liệu cách thải độc cơ thể bằng bột sắn dây có thực...
Chi tiết

Bệnh viêm gan C có tái phát không? Cách phòng bị mắc lại ra sao?

Bên cạnh viêm gan B và rượu, viêm gan C là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Do đó, nhiều người sau khi điều trị viêm gan C thành công lại lo lắng rằng không biết viêm gan C...
Chi tiết

7 cách phòng bệnh xơ gan hiệu quả mà cực kỳ đơn giản hiện nay

Xơ gan có thể gây ra các tổn thương gan không thể phục hồi, làm tăng nguy cơ ung thư gan và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hiện tại, chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh xơ gan. Do đó, chủ động phòng ngừa xơ gan...
Chi tiết

Bị gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không? Ăn mì gói lưu ý gì?

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, chế độ dinh dưỡng, vận động đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện bệnh. Cũng vì vậy mà không ít người bệnh thắc mắc gan nhiễm mỡ ăn mì tôm được không?...
Chi tiết