Ăn không tiêu là triệu chứng cảnh báo bệnh gì?

30-10-2020

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Sau khi ăn thức ăn được nhiều giờ nhưng bạn vẫn cảm thấy no, chướng bụng và khó chịu đây được gọi là tình trạng ăn không tiêu, điều này không có gì đáng lo ngại chỉ xuất hiện lâu lâu một lần. Tuy nhiên, nếu tình trạng ăn không tiêu lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, đừng chủ quan có thể bạn đã mắc các bệnh liên quan đến các vấn đề  tiêu hóa gan mật. Vậy ăn không tiêu là bệnh gì? cách khắc phục ra sao hãy để chuyên gia Hewel giải đáp cụ thể qua bài viết sau.

Ăn không tiêu là triệu chứng cảnh báo bệnh gì?

Ăn không tiêu là hiện tượng rối loạn tiêu hóa dễ nhận thấy bởi sau khi dạ dày tiếp nhận thức ăn trong nhiều giờ vẫn không tiêu hóa, tích lại và gây ra cảm giác đầy hơi, chướng bụng, chán ăn buồn nôn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, công việc của người bệnh.

Đa phần, ăn không tiêu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa do các nguyên nhân như thói quen ăn uống không khoa học cụ thể dung nạp nhiều tinh bột, đồ uống chứa cồn, caffeine, thức ăn quá cay, chua; ăn quá nhanh, nhai không kỹ, vừa ăn vừa xem phim, nói cười cũng dễ gây hiện tượng ăn không tiêu; lạm dụng nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh liều cao dễ gây ra tác dụng phụ đầy bụng khó tiêu.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên đối mặt với mệt mỏi, áp lực, căng thẳng cũng có thể khiến hệ tiêu hóa stress theo và gây ra tình trạng ăn không tiêu…

ăn không tiêu

Ăn không tiêu có thể do việc ăn uống thiếu khoa học, ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột, thức ăn nhanh

Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng ăn không tiêu, chán ăn buồn nôn lặp đi lặp lại với tần suất dày đặc có thể bạn đã mắc một số bệnh lý về tiêu hóa gan mật, ảnh hưởng đến sức khỏe có thể kể đến như viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, đại tràng co thắt, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày. Do ảnh hưởng của các bệnh lý này khiến khả năng co bóp tống thức ăn bị gián đoạn và làm chậm quá trình tiêu hóa, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn hoặc bị dừng lại ở một khâu trung gian nào đó.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh về gan làm chức năng gan suy giảm, dịch mật không đủ tiết ra để tiêu hóa thức ăn gây ra tình trạng ăn không tiêu, mệt mỏi chán ăn…

Cụ thể, gan tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn. Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật, được cô đặc và dự trữ trong túi mật, khi thức ăn vào cơ thể, mật sẽ được tiết vào ruột để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Mọi thức ăn tiêu hóa ở ruột sẽ được đưa tới gan chế biến lại rồi mới vào máu, đi nuôi cơ thể.

Nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử gần đây cho thấy, khi bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại, tế bào Kupffer sẽ “nổi loạn” và trở nên gây hại cho gan. Khi các yếu tố độc hại từ thực phẩm “bẩn”, môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc điều trị bệnh… được đưa vào cơ thể liên tục sẽ kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương và hoại tử tế bào gan. Theo thời gian, nếu không có giải pháp khắc phục tế bào gan chết trên diện rộng khiến gan nhanh chóng suy yếu, hư hại. Từ đó, dẫn đến nguy cơ hình thành hàng loạt bệnh lý về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, nguy hiểm hơn nữa là ung thư gan. Mà triệu chứng ban đầu dễ nhận thấy của các bệnh lý về gan là rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: táo bón, chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu…

Biểu hiện của tình trạng ăn không tiêu

Các triệu chứng ăn không tiêu thường rõ ràng và dễ dàng nhận biết như:

Chán ăn buồn nôn: Do thức ăn không được tiêu hóa nên người bệnh cảm thấy chán ăn và luôn có cảm giác muốn nôn và nôn để giải phóng áp lực tại dạ dày, giúp cơ thể dễ chịu hơn.

Đầy hơi: Khoảng 30 phút sau ăn, vì thức ăn chưa được tiêu hóa gây tắc nghẹn ở dạ dày và gây ra cảm giác đầy hơi chán ăn, bụng phình như chứa đầy hơi, thường đi kèm với triệu chứng xì hơi, ợ hơi, ợ nóng hoặc ợ chua.

Chướng bụng: Bụng căng cứng, óc ách như có nước ở trong, người bệnh có cảm giác mệt mỏi và sợ ăn.

Cảm giác no: Dù người bệnh không ăn hoặc chỉ ăn một ít thức ăn.

Mất ngủ: Cảm giác bụng luôn nặng nề, căng tức do thức ăn không tiêu kèm với hiện tượng trào ngược dạ dày khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Sụt cân: Ăn không tiêu khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể bị gián đoạn. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên người bệnh sẽ bị sụt cân, nặng hơn có thể sụt cân mất kiểm soát.

Phương pháp cải thiện tình trạng ăn không tiêu

Nếu bạn thường xuyên mắc chứng ăn không tiêu rất có thể bạn đã mắc bệnh về tiêu hóa, tốt nhất đến chuyên khoa tiêu hóa gan mật sớm để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và được thực hiện các kiểm tra cần thiết để tìm ra giải pháp điều trị tối ưu nhất.

Ngoài ra để cải thiện tình trạng ăn không tiêu bạn cần thực hiện các biện pháp như:

Thay đổi thói quen ăn uống khoa học: Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, chọn thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, chất béo, tinh bột. Bổ sung nhiều thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa như: rau xanh, chuối, sữa chua, gừng… Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bột. Hạn chế sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống nhiều ga, các gia vị nóng như mù tạt, ớt, hạt tiêu, đồ chua (nếu nghi ngờ đau dạ dày tá tràng).

Chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý: Bạn nên vận động thường xuyên, tham gia môn thể thao nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đi bộ… giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress, nhờ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Làm việc điều độ, vừa phải, không quá sức, cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp cơ thể thư giãn và nạp lại năng lượng.

vận động để tiêu hóa

Vận động thường xuyên bằng cách chạy bộ khoảng 30 phút mỗi ngày giúp hệ tiêu hóa được cải thiện và tăng cường sức khỏe toàn diện.

Hạn chế dùng thuốc: Lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm khi chưa được bác sĩ chỉ định dễ gây ra nhiều tác dụng phụ trong đó có tình trạng ăn không tiêu, khó chịu ở hệ tiêu hóa.

Đặc biệt, với những trường hợp ăn không tiêu do gặp vấn đề về gan hoặc những người thường xuyên uống rượu bia, thuốc lá; ăn những thực phẩm chứa hóa chất độc hại; sống trong môi trường bị ô nhiễm; người dùng thuốc điều trị trong thời gian dài… cần tăng cường chống độc, bảo vệ gan bằng các loại sản phẩm tốt cho gan đã được khoa học nghiên cứu chọn lọc kỹ và kiểm chứng lâm sàng an toàn.

Dưới góc độ sinh học phân tử các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 tinh chất Wasabia và S. Marianum có khả năng kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer – nằm ở xoang gan từ đó giúp gan giữ vững vai trò chống độc, giải độc; tăng cường sức đề kháng và hoạt động tế bào gan, bảo vệ và tái tạo cấu trúc gan.

Viên uống bổ gan Hewel đến từ Mỹ với sự kết hợp của bộ đôi tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có thể giải quyết được yếu tố quan trọng trong cơ chế sinh ra các bệnh lý về gan, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể (protide, glucide, lipid…), lợi mật từ đó giảm các triệu chứng như ăn không tiêu, chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi, bứt rứt trong người; ngoài ra còn giúp giảm mẩn ngứa da.

 

Đánh giá bài viết
18-09-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Suy gan cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa

Suy gan cấp là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương không phục hồi, gan nhanh chóng mất khả năng hoạt động và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chủ động tìm hiểu các thông tin về...
Chi tiết

7 cách phòng bệnh xơ gan hiệu quả mà cực kỳ đơn giản hiện nay

Xơ gan có thể gây ra các tổn thương gan không thể phục hồi, làm tăng nguy cơ ung thư gan và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hiện tại, chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh xơ gan. Do đó, chủ động phòng ngừa xơ gan...
Chi tiết

Nóng trong người nổi mụn: 10 nguyên nhân và cách điều trị

Nếu phát hiện cơ thể dễ bị mẩn ngứa, xuất hiện các nốt mụn đỏ,... bạn nên chú ý theo dõi bởi đó có thể là biểu hiện của tình trạng nóng trong người nổi mụn. Đây cũng có thể dấu hiệu là cảnh báo cho những vấn đề về...
Chi tiết

6 triệu chứng viêm da dị ứng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành. Bệnh ngoài gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày còn có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác...
Chi tiết

Nóng trong người nên ăn trái cây gì? 13 hoa quả giải nhiệt?

Không ít người cho rằng, ăn nhiều các loại trái cây giải nhiệt có thể giúp cải thiện tình trạng nóng trong người. Điều này có đúng không? Và nóng trong người nên ăn trái cây gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chi tiết

Suy gan nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Suy gan là bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh suy gan nên ăn gì và tránh những thực phẩm nào là vấn đề quan tâm của nhiều người. Danh sách những...
Chi tiết