Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng

11:05 10/05/2020
Hệ tiêu hóa vốn được coi là “bộ não thứ hai” của con người, một khi bị rối loạn sẽ gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Khác với tình trạng đầy hơi, chướng bụng thông thường do vấn đề của thức ăn hoặc do thói quen ăn uống sẽ qua nhanh, bạn có biết mức độ nào của rối loạn tiêu hóa là không thể xem thường?

Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa là gì?

Cấu tạo của hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa là đường ống để thức ăn đi qua bắt đầu từ miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng và hậu môn là phần cuối cùng của đường tiêu hóa. Tuyến tiêu hóa có hai tuyến lớn và nhỏ: Tuyến tiêu hóa lớn gồm tuyến nước bọt, gan và tụy; tuyến tiêu hóa nhỏ nằm bên trong thành ống tiêu hóa lớn như tuyến dạ dày, tuyến ruột và tuyến ruột non.

Hệ tiêu hóa có thể nói là một trong những bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể. Có chức năng tiếp nhận, tiêu hóa thức ăn để tách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, đồng thời đẩy chất thải ra ngoài.

cau tao tieu hoa

Cấu tạo hệ tiêu hóa người

Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng các cơ vòng trong của hệ tiêu hóa bị co thắt một cách bất thường, khiến các chức năng của hệ tiêu hóa bị biến đổi, từ đó gây nên tình trạng rối loạn. Hội chứng rối loạn tiêu hóa có nguyên nhân chủ yếu từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý ở người lớn, còn với trẻ em, nguyên nhân chính là do hệ tiêu hóa của các bé còn yếu và do tác dụng từ việc sử dụng thuốc. Theo các chuyên gia y tế, rối loạn tiêu hóa được phân ra làm 2 loại là rối loạn tiêu hóa cấp tính và mãn tính.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

1. Đau bụng

Những cơn đau bụng lâm râm, quặn từng cơn hay thậm chí là đau dữ dội là các biểu hiện thường thấy của rối loạn tiêu hóa. Cơn đau có thể liên tục, âm ỉ suốt ngày hoặc co thắt từng đợt. Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể lan ra sau lưng.

2. Đầy hơi

Sình bụng, đầy hơi là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Theo đó, vùng bụng sẽ phình to và căng lên, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện thường xuyên. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng giống như bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa.

3. Tiêu chảy

Triệu chứng nặng của rối loạn tiêu hóa cấp tính là hiện tượng bị tiêu chảy. Người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi do cơ thể bị mất chất dinh dưỡng và mất nước. Trong trường hợp này, người bệnh nên bổ sung nước và đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị.

4. Các vấn đề liên quan đến đại tiện

Người bệnh có thể có sự thay đổi thói quen đại tiện như: đi vệ sinh không còn đều đặn như trước, cảm thấy đau bụng từng cơn, lúc thì gặp phải tình trạng táo bón, lúc lại bị tiêu chảy hoặc tính chất phân thay đổi.

dau bung gay roi loan tieu hoa

Đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện là triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm ăn uống, việc sử dụng thuốc kháng sinh hoặc là hậu quả của một số bệnh lý khác.

1. Do thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm độc

Việc tiêu thụ các thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm độc là nguyên nhân thường thấy gây rối loạn tiêu hóa cấp tính, tức là sau khi bị và được điều trị, hệ tiêu hóa hồi phục lại trạng thái ban đầu.

2. Do thói quen ăn uống

Chế độ và thói quen ăn uống không hợp lý là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Trẻ em hoặc người già, ngay cả người trưởng thành, nếu ăn quá nhiều bữa, mỗi lần ăn quá no, ăn uống quá nhiều chất béo, chất đạm hoặc tinh bột, trong khi lại ăn ít rau củ quả, sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Thói quen ăn uống không hợp lý như ăn không đúng bữa, ăn thức ăn để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, trướng bụng, ọc ạch khó chịu. Ngoài ra, ở một số người có thói quen ăn quá nhanh, vừa ăn vừa làm việc, xem tivi, ăn quá nhiều gia vị cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.(1)

3. Nguyên nhân do dùng thuốc kháng sinh

Rối loạn tiêu hóa cũng có thể do chúng ta dùng quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc dùng kháng sinh tùy tiện và lạm dụng làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Thuốc kháng sinh cũng rất dễ gây phản ứng phụ là tiêu chảy, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Một số trường hợp dùng kháng sinh liều cao kéo dài có thể gây tình trạng tiêu chảy, nặng hơn được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Do vậy, không được tự ý uống thuốc kháng sinh, khi chưa có đơn thuốc, chỉ định của bác sĩ.

4. Do uống nhiều rượu, bia

Khi sử dụng rượu, bia quá nhiều, lượng cồn trong rượu, bia làm tăng khả năng co bóp của dạ dày, acid dịch vị cũng tiết ra nhiều hơn, gây mất cân bằng trong hệ sinh thái vi sinh đường ruột. Dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn, thậm chí không ăn uống được, rối loạn đại tiện vào ngày hôm sau.

Nói về tác hại của việc uống nhiều rượu, bia TTND Lê Văn Điềm – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nhấn mạnh, nếu cùng lúc “dung nạp” quá nhiều rượu bia, gan không kịp sản xuất đủ lượng men giải độc sẽ khiến các chất cồn ứ đọng trong cơ thể, làm kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức và sản sinh nhiều chất gây viêm có hại cho cơ thể. Điều này làm hủy hoại tế bào gan và gây các bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng men gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Trong nhiều trường hợp, người bị bệnh gan do bia rượu không có triệu chứng điển hình cho đến khi gan tổn thương nặng. Một số người có thể sẽ gặp một số triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, mất ngủ, đãng trí…

ruou bia gay roi loan tieu hoa

Thường xuyên sử dụng rượu, bia không tốt cho hệ tiêu hóa

5. Nguyên nhân liên quan đến một số bệnh lý

Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý có thể đến từ các vấn đề sức khỏe như bệnh gan mật, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng dạ dày – tá tràng, viêm ruột, viêm đại tràng cấp, mãn tính và đáng chú ý nhất chính là dấu hiệu liên quan đến bệnh lý về gan nhưng người bệnh thường bỏ qua vì thiếu kiến thức.

Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể, tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa, chuyển hóa thức ăn. Mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật, được cô đặc và dự trữ trong túi mật, khi thức ăn vào cơ thể, mật sẽ được tiết vào ruột để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Sau khi thức ăn tiêu hóa ở ruột sẽ được đưa tới gan chế biến lại rồi mới vào máu, đi nuôi cơ thể.

Nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử gần đây cho thấy, khi bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại, tế bào Kupffer sẽ “nổi loạn” và trở nên gây hại cho gan. Cụ thể, khi những yếu tố độc hại từ thực phẩm “bẩn”, môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc men… vào cơ thể, một mặt trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, làm phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan. Mặt khác, các yếu tố độc hại khi vào cơ thể, đến gan cũng khiến tế bào gan làm việc quá sức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer mạnh mẽ, và một lần nữa gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, hư hại. Từ đó, dẫn đến nguy cơ hình thành hàng loạt bệnh lý về gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, nguy hiểm hơn nữa là ung thư gan. Mà triệu chứng ban đầu dể nhận thấy của các bệnh lý về gan là rối loạn tiêu hóa.

Cụ thể, khi chức năng gan suy giảm, nhiễm độc hoặc mắc bệnh lý sẽ không thể thực hiện tốt các vai trò của mình, đặc biệt là khả năng khử độc, giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: táo bón, chán ăn, mệt mỏi, ợ hơi, khó tiêu.

Đối tượng có khả năng mắc bệnh rối loạn tiêu hóa

1. Ai dễ bị rối loạn tiêu hóa?

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề về sức khỏe thường gặp, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên những người mắc các bệnh lý về hệ tiêu hóa như bệnh lý về gan, dạ dày, viêm đại tràng cấp tính, viêm ruột; tiểu đường dễ bị rối loạn tiêu hóa hơn người có sức khỏe tốt.

2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa có thể kể đến chính là thói quen sinh hoạt không đảm bảo khoa học, ăn uống không hợp lý, thường xuyên sử dụng rượu bia, lạm dụng thuốc kháng sinh.

Tâm lý căng thẳng, thường xuyên lo lắng, áp lực cũng ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của nhu động ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa.

Điều trị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì?

Đối với những bệnh lý rối loạn tiêu hóa cấp tính như đầy bụng khó tiêu thì có thể dễ dàng xử trí tại nhà như sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc thực phẩm có tác dụng điều hòa, tăng cường hệ tiêu hóa (uống trà gừng, kết hợp xoa bóp và bổ sung các lợi khuẩn cho đường ruột). Hoặc dùng một số loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa:

  • Nhóm thuốc giảm đau dạ dày: Thuốc có tác dụng kháng axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc thực quản, niêm mạc dạ dày tá tràng, điều trị chứng đầy bụng chậm tiêu, ợ hơi.
  • Nhóm chống đầy hơi, khó tiêu: Dùng khi sự co bóp dạ dày kém đưa đến sự chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm. Thuốc có tác dụng điều hòa nhu động dạ dày – ruột, trị các chứng đầy bụng, buồn nôn. Không dùng thuốc cho người có tiền sử chảy máu dạ dày – ruột, nghẽn ruột, phụ nữ có thai.
  • Nhóm men tiêu hóa: Đây là men tiêu hoá giúp thức ăn tiêu hoá dễ dàng hơn, từ đó giảm cảm giác đầy bụng chướng hơi.

Khi dùng thuốc trị rối loạn tiêu hóa tại nhà, người bệnh cần lưu ý thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Với người mẫn cảm, có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc cần phải chú ý nhiều hơn.

Rối loạn tiêu hóa nặng cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ

Với tình trạng rối loạn tiêu hóa do bị nhiễm độc từ thực phẩm dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa dẫn đến nguy cơ mất nước người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị sớm, không được chủ quan, tự uống thuốc tại nhà.

Đối với những triệu chứng rối loạn tiêu hóa có tính chất mạn tính, có nguyên nhân do bệnh lý tổn thương – thoái hóa của các cơ quan tiêu hóa như gan mật, tụy, dạ dày ruột hoặc do các cơ quan như nội tiết thì việc điều trị phức tạp hơn và phải tìm đúng nguyên nhân cụ thể mới có biện pháp xử trí thích hợp. Vì vậy, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị rối loạn tiêu hóa, không nên tự ý mua và sử dụng thuốc.

Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa

Để giúp hệ tiêu hóa ổn định và cân bằng, phòng tránh rối loạn tiêu hóa. Chúng ta cần thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh ăn thức ăn đã để nhiều giờ hoặc đã để qua đêm mà không được bảo quản cẩn thận, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn ngoài đường phố, những nơi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực phẩm dùng hàng ngày cần có nguồn gốc rõ ràng, chọn mua thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt (rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,…).

Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, không nên ăn quá nhiều bữa, quá no, nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, tránh lạm dụng rượu cùng các chất kích thích khác. Uống đủ nước và duy trì một chế độ tập luyện mỗi ngày cũng là cách tốt để chúng ta có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa rất hay gặp, vấn đề ăn uống có mối liên quan mật thiết đến sự hình thành và phát triển bệnh. Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần xem lại chế độ ăn uống, tham khảo, sử dụng những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

1. Chuối

Trong chuối chứa nhiều Kali, vitamin và khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời cung cấp chất điện phân cho cơ thể, trong trường hợp tiêu chảy do rối loạn điện giải. Chuối còn chứa nhiều chất xơ giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón, chướng bụng.

Chỉ nên ăn 2 quả chuối trong 1 ngày, không ăn chuối khi đói, tốt nhất là sau bữa ăn chính từ 1 – 2 tiếng sẽ phát huy tốt tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động.

chuoi tot cho he tieu hoa

Chuối cung cấp chất điện phân cho cơ thể, rất tốt cho hệ tiêu hóa

2. Dứa

Dứa chứa nhiều chất xơ, việc ăn dứa hoặc uống nước ép từ dứa sẽ giúp thúc đẩy sự hấp thụ protein trong cơ thể, giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu khi bị rối loạn tiêu hóa. Không nên uống nhiều hơn 1 cốc nước ép dứa trong 1 ngày, nếu tiêu thụ quá nhiều dứa sẽ khiến dư thừa lượng chất xơ có thể gây nôn ói, tiêu chảy.

3. Khoai lang

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Khoai lang là một trong những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa với hàm lượng lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao, có khả năng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng.

Khoai lang chỉ nên hấp và luộc, không nên chiên qua dầu vì khi đó các enzym tiêu hóa sẽ bị phân hủy và trở nên khó tiêu. Chỉ nên ăn 1-2 củ khoai lang trong ngày.

4. Bơ

Bơ rất giàu chất xơ, vitamin, chất béo không bão hòa đơn giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa một cách lành mạnh, duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nửa quả bơ một ngày là đủ.

5. Đu đủ

Đu đủ chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, vitamin A, C, chất xơ và các nguyên tố vi lượng như kali, folate giúp bảo vệ đường ruột chắc khỏe, thúc đẩy quá trình bài tiết diễn ra đều đặn. Tuy nhiên, không nên ăn đu đủ chín hằng ngày, khi bị tiêu chảy, một tuần chỉ nên ăn 3 lần.

6. Táo

Táo chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan, giàu vitamin và khoáng chất giúp duy trì trạng thái hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón. Bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn Táo từ 3 – 5 lần trong một tuần, mỗi lần không nên quá một quả.

7. Gừng

Gừng có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Không chỉ hiệu quả trong các trường hợp đầy bụng khó tiêu, gừng còn có thể điều trị chứng buồn nôn, co thắt dạ dày. Một ly trà gừng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bị rối loạn tiêu hóa.

gung chua day bung

Gừng giúp chữa chứng đầy bụng, khó tiêu

8. Sữa chua

Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic và lượng lớn lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Sữa chua còn giúp trị táo bón và hạn chế nguy cơ tiêu chảy, khó tiêu khá hiệu quả.

Đối với người khỏe mạnh, mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250gr là hợp lý, ăn sữa chua tốt nhất là buổi tối hoặc sau bữa trưa 1 đến 2 giờ, không nên ăn lúc bụng đói có thể khiến axit dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày.

Rối loạn tiêu hóa nên uống gì?

Khi bị rối loạn tiêu hóa, chúng ta cần bổ sung đầy đủ nước trong ngày (2 – 3 lít) để chống mất nước khi bị tiêu chảy và làm mềm phân trong trường hợp táo bón. Ngoài ra có thể uống:

  • Uống trà gừng để làm dịu cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
  • Uống Oresol khi bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy để cấp nước và chất điện giải cho cơ thể.
  • Nước ép cà rốt, thêm vài nhánh bạc hà giúp làm dịu cơn sôi sục của dạ dày.
  • Một ly nước ép cam vào buổi sáng, khi no, vitamin C trong cam sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và góp phần làm hệ vi khuẩn trong ruột khỏe hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Nước dừa rất giàu kali và khoáng chất, có tác dụng điều hòa chất điện giải và bổ sung lượng nước bị mất trong cơ thể khi đi ngoài nhiều. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước dừa hay ăn cơm dừa lại có thể gây đầy hơi, chướng bụng.

Ngoài ra, khi bị rối loạn tiêu hóa, ngoài việc quan tâm sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa người bệnh cần tránh những thực phẩm chứa nhiều chất béo, bánh ngọt, đồ ăn chiên rán qua dầu mỡ, không nên uống nước giải khát có gas, cafe, nhất là rượu bia.

Thường xuyên uống rượu bia sẽ đưa một lượng cồn lớn vào trong cơ thể, gây quá tải cho lợi khuẩn trong đường ruột, đồng thời tiêu diệt lợi khuẩn, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó việc lạm dụng rượu bia còn thúc đẩy chuyển dịch các độc tố, vi khuẩn từ ruột vào gan, chính các độc tố này làm các tế bào Kupffer (đại thực bào thường trú ở gan) kích thích quá mức, từ đó sản xuất ra các chất gây viêm, gây hoại tử tế bào gan, sinh ra các bệnh lý về gan.

Theo TTND Lê Văn Điềm – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã đưa ra kết luận:

Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh nên chú ý chọn những thực phẩm tươi, an toàn, tốt cho hệ tiêu hóa (như chuối, dứa, khoai lang, bơ, đu đủ…), không lạm dụng các chất kích thích (rượu bia, cà phê…). Uống đủ nước trong ngày và duy trì chế độ tập luyện điều độ mỗi ngày.

Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe gan mật, giúp gan tăng khả năng giải độc, chống độc cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ rối loạn.

Kiểm soát tế bào Kupffer – Giải pháp giải độc, bảo vệ gan từ gốc

Ứng dụng thành tựu của ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm HEWEL có tác dụng kiểm soát hiệu quả hoạt động tế bào Kupffer, chủ động chống độc, bảo vệ gan từ gốc.

HEWEL với công thức đột phá chứa tinh chất Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, giảm các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin, nhờ đó cải thiện đáng kể tình trạng viêm và tổn thương gan, hạn chế sự hình thành các mô sợi gây xơ hóa. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn làm tăng Nrf2 – yếu tố bảo vệ cơ thể, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hỏng… Những tác dụng này đã đưa đến một trong những giải pháp nhắm trúng đích trong việc phòng, trị các bệnh lý gan, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, giúp lợi mật, … từ đó bảo vệ gan tối ưu nhất.

Rối loạn tiêu hóa tuy không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu tình trạng này diễn ra quá thường xuyên, đi kèm với các triệu chứng chán ăn, chướng bụng, buồn nôn, đau tức hạ sườn, sụt cân, vàng da…đây có thể là triệu chứng báo hiệu bệnh lý về gan mà người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám, kiểm tra chức năng gan sớm để biết được tình hình sức khỏe và có phương hướng điều trị kịp sớm.

Đánh giá bài viết
08:10 18/09/2023
Tác Giả: Đội Ngũ Hewel - Eco Pharma

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Suy gan cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa

Suy gan cấp là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương không phục hồi, gan nhanh chóng mất khả năng hoạt động và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chủ động tìm hiểu các thông tin về...
Chi tiết

7 cách phòng bệnh xơ gan hiệu quả mà cực kỳ đơn giản hiện nay

Xơ gan có thể gây ra các tổn thương gan không thể phục hồi, làm tăng nguy cơ ung thư gan và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hiện tại, chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh xơ gan. Do đó, chủ động phòng ngừa xơ gan...
Chi tiết

Nóng trong người nổi mụn: 10 nguyên nhân và cách điều trị

Nếu phát hiện cơ thể dễ bị mẩn ngứa, xuất hiện các nốt mụn đỏ,... bạn nên chú ý theo dõi bởi đó có thể là biểu hiện của tình trạng nóng trong người nổi mụn. Đây cũng có thể dấu hiệu là cảnh báo cho những vấn đề về...
Chi tiết

6 triệu chứng viêm da dị ứng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành. Bệnh ngoài gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày còn có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác...
Chi tiết

Nóng trong người nên ăn trái cây gì? 13 hoa quả giải nhiệt?

Không ít người cho rằng, ăn nhiều các loại trái cây giải nhiệt có thể giúp cải thiện tình trạng nóng trong người. Điều này có đúng không? Và nóng trong người nên ăn trái cây gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chi tiết

Suy gan nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Suy gan là bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh suy gan nên ăn gì và tránh những thực phẩm nào là vấn đề quan tâm của nhiều người. Danh sách những...
Chi tiết