Bệnh gan có nguy hiểm cách phát hiện bệnh gan
Nói đến bệnh gan, người ta hay quan tâm các vấn đề như bệnh gan có nguy hiểm không, cách phát hiện bệnh gan, bị bệnh gan nên ăn uống như thế nào. Các câu trả lời bên dưới chắc chắn sẽ giúp bạn tăng hiểu biết về bệnh gan, từ đó, có thể tự bảo vệ chính mình và người thân.
Mục lục
Các bệnh liên quan đến gan
Các loại bệnh gan thường gặp là xơ gan,, gan nhiễm mỡ, suy gan, viêm gan do virus hay viêm gan do bia rượu. Việc phát hiện và điều trị bệnh gan không dễ dàng. Bệnh thường được phát hiện từ những dấu hiệu bất thường thông qua các kỳ khám tổng quát hoặc xét nghiệm men gan, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm).

Ung thư gan là ung thư thường gặp đứng thứ 2 (về số lượng người mắc trong) 10 bệnh ung thư tại nước ta
Suy gan là tình trạng bệnh ở gan đã tiến triển nặng. Đặc biệt là chứng suy gan cấp, khả năng tử vong từ 50 - 90% nếu không chữa trị kịp thời.
Một bệnh về gan nguy hiểm khác là ung thư gan. Tại nước ta, ung thư gan đứng hàng thứ 2 trong 10 bệnh ung thư phổ biến ở cả nam và nữ, chỉ sau ung thư phổi. Tỉ lệ mắc ung thư gan nói chung của cả hai giới tại Việt Nam chiếm tới 24,6% trong các loại bệnh ung thư, trong đó tỉ lệ tử vong chiếm 23,7% trong số những người mắc bệnh. Bệnh nhân bị nhiễm virus B có tỉ lệ ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường.
Đối với bệnh gan nhiễm mỡ, do quá trình tích lũy mỡ diễn ra từ từ, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn nên người bệnh khó nhận thấy và dễ bỏ qua bệnh. Gan nhiễm mỡ được chia thành 3 cấp độ. Rơi vào cấp độ 3 nghĩa là chứng năng gan đã suy giảm, quá trình thanh lọc, thải độc diễn ra khó khăn, dễ chuyển thành xơ gan, ung thư gan.
Điều này cho thấy những bệnh liên quan đến gan đã trở thành mối nguy hại lớn với sức khỏe cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng từng đưa cảnh báo do không được xét nghiệm và điều trị kịp thời: “Hàng triệu người đang có nguy cơ bệnh tiến triển thành bệnh gan kinh niên, ung thư, hoặc tử vong”.
Bệnh gan có nguy hiểm không?
Đề trả lời câu hỏi: Bệnh gan có nguy hiểm không? Cần phải xem xét nguyên nhân gây bệnh và thời gian phát hiện bệnh.
Theo đó, viêm gan do virus (viêm gan B, C) và bia rượu thường để lại hậu quả nghiêm trọng. Người bệnh đối diện với nguy cơ suy gan cấp (tỷ lệ tử vong lên đến 90% nếu không điều trị kịp thời), hoặc viêm gan mạn dẫn đến xơ gan, bệnh não gan, ung thư gan.
Với bệnh viêm gan, mức độ nguy hiểm của bệnh thể hiện ở chỗ không có biểu hiện sớm. Những dấu hiệu vàng da, vàng mắt, chướng bụng… đều không xuất hiện ở giai đoạn đầu nên rất khó phát hiện. Hơn nữa, bệnh viêm gan virus B, C lại lây nhiễm rất nhanh qua đường máu, tình dục… Còn với những người có thói quen uống rượu bia - nguyên nhân hàng đầu gây viêm gan ở nước ta - lại khó từ bỏ thói quen gây hại này, vì thế bệnh ngày càng trở nặng.

Vàng da là dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất của bệnh viêm gan
Mức độ nguy hiểm cao hơn trong trường hợp gan mất khả năng hoạt động lâu ngày sẽ dẫn đến suy gan. Khi ấy, người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, bao gồm: suy thận, rối loạn đông máu, bệnh não gan, tăng áp tĩnh mạch cửa, ung thư gan, thậm chí tử vong.
Cách phát hiện bệnh gan
Thực tế cho thấy, bệnh gan không có các dấu hiệu đặc trưng, những biểu hiện như mệt mỏi, nước tiểu đậm màu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… khiến nhiều người lầm tưởng là những triệu chứng đau bình thường nên dễ bị cho qua.
Do đó, ngoài việc phải “tỉnh táo” với những dấu hiệu thông thường trên, bạn cũng có thể tham khảo một vài biểu hiện khác lạ được xem là dấu hiệu bệnh gan dưới đây:
- Móng tay xuất hiện tình trạng lồi lõm, gợn sóng: Khi thấy móng tay màu trắng bạc, bạn nên nghĩ đến nguyên nhân thiếu máu mãn tính, hoặc có vấn đề về gan, thận. Trường hợp bề mặt móng lồi lõm, hoặc có các đường vân dọc theo móng tay, nên xem đó là dấu hiệu gan đang có vấn đề.
- Mặt kém sắc: Sắc mặt thiếu tươi sáng, u ám, xuất hiện các vết nám trên gò má, hai bên cánh mũi… có thể đó là những dấu hiệu mắc bệnh gan mãn tính. Ngoài ra, sắc mặt vàng như nghệ, da sần sùi cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý về gan.
- Hiện tượng “mũi đỏ cà chua”: Hiện tượng đỏ khu vực đỉnh mũi có thể là dấu hiệu cho thấy chức năng gan suy giảm, gây rối loạn nội tiết tố. Thậm chí một số người có biểu hiện đỏ khắp vùng mặt. Hiện tượng này thường xảy ra ở nữ giới.
- Đau vùng bụng: Người mắc bệnh gan thi thoảng thấy đau quặn lên ở khu vực hạ sườn phải, càng nhấn càng thấy đau hơn. Lý do có thể là do gan tiết ra mật với hàm lượng thấp, không thể đẩy ra ngoài túi mật nên gây cảm giác đau tức.
Ngoài ra, cách phát hiện bệnh gan sớm và đúng nhất là siêu âm gan 6 tháng/lần. Đừng chờ đợi các triệu chứng bệnh gan xuất hiện mới bắt đầu chạy chữa.
Không quên kiểm tra gan bằng các xét nghiệm là cách phát hiện bệnh gan chính xác nhất. Các xét nghiệm gan bao gồm:
- Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan (AST, ALT, LDH, Ferritin…)
- Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc (Bilirubin, Urobilinogen, Phosphatase kiềm, 5NT, GGT, Amoniac máu…)
- Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp (Protein máu, Albumin huyết thanh…)
- Các xét nghiệm khác: chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, fibroscan).
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gan?
Để “chặn đứng” các loại bệnh về gan, nâng cao ý thức chủ động phòng tránh bệnh bằng cách duy trì những thói quen sau đây:
Thực hiện tốt chế độ ăn uống phòng bệnh
Người mắc bệnh gan nên hạn chế ăn đồ mặn, hạn chế tối thiểu các món ăn béo ngọt. Nên ăn uống thanh đạm và uống nhiều nước. Người bị gan nhiễm mỡ nên thu nạp càng nhiều rau và trái cây càng tốt.

Thức ăn nhanh nên được loại trừ khỏi thực đơn phòng ngừa bệnh gan nguy hiểm
Bên cạnh đó, duy trì việc làm sạch gan mỗi ngày bằng thực phẩm hỗ trợ chức năng gan chứa các tinh chất thiên nhiên đã được chứng minh hiệu quả trong việc kiểm soát yếu tố gây nên các bệnh về gan.
Khoa học đã chứng minh rằng các bệnh lý liên quan đến gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng men gan, xơ gan, ung thư gan là do sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer. Tế bào Kupffer vốn là đại thực bào thường trú ở gan, là những tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố tạo phản ứng miễn dịch, đồng thời có nhiệm vụ loại bỏ các tế bào gan chết. Thế nhưng, khi bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố gây hại (như thực phẩm nhiễm độc, virus, rượu bia, thuốc cải thiện, vi khuẩn…) tế bào Kupffer sẽ phóng thích ra các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại và bị mắc các loại bệnh lý về gan như trên.
Để kiềm chế hoạt động của tế bào này, các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng của S. Marianum và Wasabia trong việc bảo vệ lá gan trước các mối lo virus, thực phẩm bẩn.... Theo đó, bộ đôi tinh chất S. Marianum và Wasabia (có trong Hewel), giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, ngăn không cho tế bào này sản sinh các chất gây viêm, giúp phòng và cải thiện các bệnh lý về gan.
Sinh hoạt điều độ
Duy trì thói quen sinh hoạt, ăn-ngủ-nghỉ đúng giờ giấc, không thức khuya, bữa tối nên ăn nhẹ nhàng, tránh gây thêm gánh nặng cho gan. Điều này giúp gan tăng khả năng hoạt động hiệu quả, nhất là trong khoảng thời gian từ 1-3 giờ sáng.
Chăm chỉ tập thể dục
Nâng cao sức khỏe tổng trạng bằng thói quen vận động 30 - 45 phút mỗi ngày (đi bộ, yoga, đạp xe… ) cũng là cách tăng cường sức mạnh cho gan. Cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp cho quá trình vận hành của gan diễn ra trơn tru hơn và hiệu quả hơn.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Mức độ nguy hiểm của viêm gan thể hiện ở chỗ bệnh không có những biểu hiện rõ ràng, chỉ đến khi bệnh trở nặng thì đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm. Do đó, khám sức khỏe định kỳ là cách chính xác và gọn lẹ nhất để phòng tránh bệnh. Điều này không chỉ hữu ích với bệnh gan mà còn với tất cả những mối nguy khác với sức khỏe.
Tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa
Tuân theo phác đồ điều trị là yếu tố tiên quyết giúp điều trị bệnh thành công. Mỗi loại bệnh gan lại có một phác đồ điều trị khác nhau, vì vậy người bệnh cần phải tuân theo chỉ định xét nghiệm, sử dụng thuốc và chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt của bác sĩ chuyên khoa. Có như vậy bệnh mới nhanh chóng được cải thiện, giảm bớt chi phí khám chữa bệnh và giảm bớt gánh nặng cho người thân.
Hải Trung
Vì sao phải tiêm phòng viêm gan A?
Chúng ta không thể đảm bảo rằng khi bị viêm gan A sẽ không rơi vào trường hợp nguy hiểm hoặc không lây nhiễm cho người khác. Đó là 2 trong 4 lý do chính để không mất cảnh giác...
Chi tiết
Giảm thèm ăn mệt mỏi có thể là biểu hiện của bệnh gan
Sau đây là 6 biểu hiện của bệnh gan, được chia theo thứ tự từ khó đến dễ nhận diện. Mục đích nhằm giúp người đọc đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của các bệnh...
Chi tiết
Bệnh viêm gan A có nguy hiểm không?
Nhiều người khi nghe nói đến viêm gan A đều xua tay, phớt lờ cho răng căn bệnh này không nguy hiểm. Trên thực tế, căn bệnh này có lành tính 100% hay không? Tham khảo tất tần tật...
Chi tiết
Bệnh viêm gan: Nguyên nhân và phòng ngừa
Gan là bộ phận “đứng mũi chịu sào” để ngăn cản các loại độc chất đi vào cơ thể, đặc biệt là từ đường tiêu hoá và đường máu, vì vậy gan cần được bảo vệ và quan tâm chăm sóc....
Chi tiết
Điểm danh những thực phẩm tốt cho gan
Trong cơ thể, gan chính là “người lao động cật lực” không ngừng nghỉ để chuyển đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và lưu trữ, cung cấp cho tế bào khi cần. Đồng thời, gan cũng...
Chi tiết
HEWEL - Tăng cường giải độc,
chống độc, bảo vệ gan
Tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên được chứng minh có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan.
Các chuyên gia giải đáp những thắc mắc về nguyên nhân, triệu chứng, nguy cơ của các bệnh lý gan. Đồng thời, tư vấn cách phòng và cải thiện các bệnh về gan một cách khoa học và hiệu quả.