Cách nhận biết và phòng trị bệnh gan
Bệnh gan là gì? Các loại bệnh gan nguy hiểm thường gặp
Theo tổ chức y tế WHO, khoảng 46% dân số toàn cầu mắc các bệnh về gan và 59% tỷ lệ tử vong do các bệnh gan mãn tính (gần 35 triệu người trên thế giới tử vong vì các bệnh gan mãn tính). Tỷ lệ bệnh gan gia tăng đều đặn trong những năm gần đây. Theo thống kê quốc gia ở Anh và Mỹ bệnh gan được xếp hạng là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 2. Ung thư gan là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 16 trên toàn cầu.
Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, trung bình cứ 10 người Việt Nam lại có 1 người nhiễm virus viêm gan B và có đến 22 ngàn ca tử vong mỗi năm vì ung thư gan. Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ mắc các bệnh về gan.
Với vai trò vô cùng phức tạp, gan đảm nhiệm những “trọng trách” không thể thay thế bởi thiết bị nhân tạo hay bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau, gan luôn bị đe dọa và tấn công, các bệnh lý về gan thường gặp như:
1. Gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan, 25% trường hợp gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến thành Viêm gan, Xơ gan, Ung thư gan.
Gan nhiễm mỡ có hai nhóm bệnh: Gan nhiễm mỡ do bia rượu và gan nhiễm mỡ không do bia rượu.
2. Viêm gan
[content] Viêm gan là tình trạng tổn thương gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm. Viêm gan được chia thành 2 loại là viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. Trong đó, viêm gan thường kéo dài trên 6 tháng gọi là viêm gan mạn tính.
Có 3 yếu tố chính gây ra viêm gan:
– Do nhiễm khuẩn: Virus như virus viêm gan A, B, C, D, E, G CMV, EBV, do ký sinh trùng (ký sinh trùng sốt rét…)
– Do chất độc: Rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, thuốc (thuốc điều trị lao, thuốc giảm đau kháng viêm…), kim loại nặng, aflatoxins…
– Do tự miễn: Hệ miễn dịch tấn công và hủy hoại tế bào gan.
3. Tăng men gan
Gan có rất nhiều loại men (enzyme) khác nhau để xúc tác các phản ứng chuyển hóa, khi tế bào gan bị hủy hoại quá mức sẽ phóng thích các men này vào máu và gây tăng men gan.
4. Xơ gan
Xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa mạn tính không hồi phục, đặc trưng bởi sự xơ hóa và hoại tử tế bào gan, hình thành những nối bất thường ở gan.
5. Ung thư gan
Ung thư gan là loại ung thư phổ biến trên thế giới, có tỷ lệ tử vong hàng thứ 2 trong các bệnh ung thư.
Ung thư gan gồm: Ung thư nguyên phát (khối u xuất hiện tại gan) và ung thư thứ phát (khối u xuất phát từ những cơ quan khác rồi di chuyển đến gan).

Các bệnh về gan đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh
Nhận biết bệnh gan với 8 triệu chứng điển hình
Do tâm lý chủ quan, phớt lờ khiến gan phải âm thầm “chịu đựng” nhiều tổn thương theo thời gian. Đến khi gan “suy kiệt” và có những triệu chứng cụ thể thì bệnh đã trở nặng, hầu như đã “vô phương cứu chữa”. Do đó, dù bạn là ai, bạn bao nhiêu tuổi, bạn đang làm nghề gì, hãy biết yêu thương bản thân và chăm lo cho sức khỏe của mình nói chung và sức khỏe của gan bằng cách “lắng nghe” từng dấu hiệu nhỏ nhất.
Theo bác sĩ Narayana Menon, Trưởng khoa ghép gan tại Bệnh viện Cleveland (Ohio, Mỹ) nếu bạn gặp một số vấn đề sau đừng chủ quan rất có thể bạn đang mắc bệnh gan:
1. Màu mắt chuyển vàng
Vàng mắt là một dấu hiệu đặc trưng cho biết gan của bạn đang gặp một vấn đề nào đó. Chất Bilirubin là sắc tố vàng da cam, là chất thải của quá trình vỡ hồng cầu trong máu và đi qua gan, cuối cùng được gan đẩy ra ngoài (chủ yếu là phân và nước tiểu). Tuy nhiên, nếu tế bào gan bị tổn thương làm cho bilirubin tích tụ tại niêm mạc, vùng dưới da và dẫn đến vàng mắt và vàng da.
Da bị vàng có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm virus viêm gan, ống dẫn mật bị tắt (thường là do sỏi mật ), phản ứng với thuốc hoặc độc tố hoặc các tình trạng vỡ các tế bào hồng cầu, đặc biệt là bệnh về gan.

Mắt vàng là triệu chứng điển hình của bệnh gan
2. Nước tiểu sẫm màu
Những người bị viêm gan do virus, xơ gan, viêm gan nhiễm mỡ do rượu bia… nước tiểu thường có màu vàng sẫm, trường hợp nặng có thể có màu nâu đen.
Tuy nhiên, ngoài là dấu hiệu bệnh về bệnh gan, nước tiểu sẫm màu có thể do: viêm nhiễm đường tiết niệu, thiếu máu, tắc nghẽn ống mật, …. Hoặc do dùng thuốc, uống ít nước cũng dẫn đến nước tiểu có màu vàng.
Nếu tình trạng nước tiểu có màu vàng sẫm kèm các triệu chứng như sốt, vàng da, tiêu chảy, ngứa, đau bụng, kém ăn, buồn nôn cần đến ngay cơ sở y tế.
3. Đầy bụng
Một số bạn lầm tưởng đầy bụng chỉ là triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, theo bác sĩ Menon, đầy bụng thường xuyên có thể là nguyên nhân do bệnh về gan, cụ thể khi tăng áp lực trong các mạch máu quanh gan có thể dẫn đến sự tích tụ dịch và gây ra hiện tượng bụng báng. Ngoài bụng báng, khi mắc bệnh về gan còn đi kèm với các triệu chứng như khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, chán ăn.
4. Ngứa
Ngứa da do bệnh gan là tình trạng chức năng gan suy giảm, khả năng lọc và đào thải các chất độc hại của gan bị yếu đi và dần tích tụ trong cơ thể gây nóng trong và tích tụ dưới da gây ra ngứa. Ngoài ra tình trạng ngứa này còn liên quan đến muối mật. Mật là một chất tiêu hóa do gan sản xuất, tuy nhiên ở những người bị xơ gan mật nguyên phát (một bên gan tự miễn sẽ làm ống mật bị xẹp, mật tích tụ và gây ra ngứa). Đây cũng là triệu chứng bệnh nóng gan thường gặp.

Ngứa da có thể do chức năng gan suy giảm
5. Cảm thấy mệt mỏi liên tục
Mệt mỏi có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do các nguyên nhân tương đối vô hại (như ngủ không đủ giấc, bỏ bữa, …). Điều đáng nói mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu bệnh về gan.
Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Liver International cho thấy mối liên quan giữa mệt mỏi trong bệnh gan mạn tính và trầm cảm và lo lắng, vì vậy nếu mệt mỏi dai dẳng, bạn cần gặp bác sĩ và kiểm tra chức năng gan.
6. Nghiện rượu, bia
Sử dụng rượu, bia vô tội vạ chính là “thủ phạm” nguy hiểm nhất làm hủy họa và tổn thương hàng loạt tế bào gan. Gan giúp cơ thể loại bỏ các hóa chất và độc tố độc hại, do đó khi bạn nạp nồng độ cồn cao vào cơ thể khiến gan phải hoạt động với cường độ cao, lâu dần hình thành các xơ gan không còn hoạt động và dẫn đến bệnh gan nguy hiểm điển hình là xơ gan và gây ra các triệu chứng bệnh nóng gan.
7. Thừa cân
Thừa cân hoặc béo phì ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Theo tổ chức Gan, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu đang gia tăng, đặc biệt với những người trong độ tuổi 40 và 50. Về cơ bản, hiện tượng bệnh gan này là do chất béo đã tích tụ trong gan và dẫn đến xơ gan.
Để phòng ngừa và ngăn chặn bệnh gan nhiễm mỡ bạn hãy làm chủ chế độ dinh dưỡng của mình và tạo thói quen tốt cho cơ thể.
8. Chứng hay quên
Mặc dù quên không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra đột ngột hoặc thường xuyên, chớ nên coi thường bởi có thể bạn đã mắc bệnh não gan.
Bệnh não gan là tình trạng xảy ra do rối loạn trao đổi chất tại hệ thống thần kinh trung ương khi gan không thể loại bỏ độc tố khỏi cơ thể và thường xảy ra ở những trường hợp mắc bệnh gan mạn tính, xơ gan hoặc viêm gan (theo báo cáo của Tổ chức nghiên cứu các bệnh về Gan Hoa Kỳ). Bệnh não gan cũng là dấu hiệu gan đã suy yếu quá nặng.
Do đó, đừng để gan của bạn “âm thầm” chịu đựng “một mình” đã đến lúc gan cần sự “hỗ trợ” của bạn, khi bạn gặp phải các dấu hiệu trên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa gặp bác sĩ để kiểm tra chức năng gan và phát hiện sớm các bệnh về gan để điều trị kịp thời nhé!
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gan
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng dịch bệnh Trusted Source nhận định, nếu dùng hơn 8 ly rượu/bia một tuần đối với phụ nữ và hơn 15 ly rượu/bia một tuần đối với nam giới nằm trong đối tượng có nhiều khả năng phát triển một số bệnh gan.
Ngoài ra một số đối tượng sau sẽ nằm trong “danh sách” tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gan cao:
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh gan
- Dùng chung bơm kim tiêm
- Xăm hình hoặc xỏ lỗ trên cơ thể bằng kim không vô trùng
- Cán bộ y tế thường xuyên tiếp xúc với máu và các chất dịch cơ thể
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Người bị tiểu đường hoặc cholesterol cao
- Người thừa cân, béo phì
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc thuốc trừ sâu
- Tiếp xúc với độc tố hoặc thuốc trừ sâu
- Dùng một số chất bổ sung hoặc thảo dược, đặc biệt là với số lượng lớn
Nguyên nhân bệnh gan
Vì gan đứng ở vị trí cửa ngõ thường xuyên “đón nhận” những chất độc hại từ bên ngoài vào, do đó gan là bộ phận “đương đầu” nhiều hơn với các yếu tố nguy hiểm và dễ bị tổn thương, kiểm soát những nguyên nhân bệnh gan dưới đây là cách để bạn phòng tránh các bệnh về gan hữu hiệu:
1. Virus gây viêm gan
Theo WHO, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mạn tính cao nhất khu vực Đông Nam Á và chiếm trên 20% dân số. Virus gây viêm gan B là nguyên nhân thường gặp và nguy hiểm trong các bệnh về gan, đây là căn bệnh diễn ra âm thầm, do đó nhiều người nhiễm dễ lây cho người khác qua quan hệ tình dục hoặc do dùng chung kim tiêm. Khi bị nhiễm viêm gan B mạn tính (virus viêm gan B tồn tại trong gan 6 tháng) thì nguy cơ bệnh tiến triển thành xơ gan hay ung thư gan.
Ngoài ra, viêm gan còn có 2 loại khác thường gặp là viêm gan A và viêm gan C. Viêm gan A có thể lây lan qua đường tiêu hóa như dùng thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm virus này. Viêm gan C lây nhiễm nếu người bạn có tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh tương tự như đường lây của viêm gan B.
2. Sử dụng thực phẩm bẩn, không an toàn
Gan có hơn 500 chức năng, trong đó có vai trò chuyển hóa các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên nếu sử dụng nhiều thực phẩm bẩn, bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc, … là những nguyên nhân “thầm lặng” làm suy giảm chức năng gan, dễ dẫn đến men gan cao, viêm gan, xơ gan, ung thư gan,….
3. Môi trường ô nhiễm
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới. Gan có nhiệm vụ giải độc và thải trừ độc tố. Tuy nhiên, sống trong môi trường ô nhiễm bởi khí thải, chất độc hại; phải tiếp xúc với nhiều hóa chất, khói thuốc lá,…. Lúc này gan tồn đọng rất nhiều chất độc và phải “gồng mình” phân giải các chất này. Cho đến một ngày, chất độc tại gan quá tải và xâm nhập vào tế bào gan, khiến tế bào gan bị tổn thương, dẫn đến chức năng gan suy giảm và là “cơ hội” để các bệnh về gan phát triển như viêm gan, xơ gan, bệnh gan to, ….
4. Rượu, bia
[content] Vì hơn 90% lượng rượu bia vào cơ thể được chuyển hóa và “đổ bộ” vào gan do đó thường xuyên sử dụng rượu bia là nguyên nhân gây xơ gan đứng thứ 2 chỉ sau viêm gan B. Dung nạp quá nhiều rượu bia sẽ khiến chức năng gan bị suy giảm, gan nhiễm mỡ là giai đoạn sớm của bệnh gan do rượu bia. Nếu “đoạn tuyệt” với rượu bia ở giai đoạn này có thể cải thiện được tình trạng bệnh. Nếu tiếp tục uống rượu bia sẽ dẫn tới viêm gan, xơ gan, ung thư gan, gan mất dần khả năng hoạt động và có thể dẫn đến tử vong.

Rượu, bia là “thủ phạm” hàng đầu gây các bệnh về gan
Bạn có biết, hầu hết nguyên nhân gây bệnh về gan đề quy về “một mối. Các bệnh gan có thể do nhiều yếu tố kể trên nhưng theo các nghiên cứu gần đây, các bệnh gan đều xuất phát từ một nguyên nhân căn cơ sau đây:
Nghiên cứu dưới góc độ công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học phát hiện, Kupffer – một loại tế bào nằm trong xoang gan (là nơi dẫn máu ra, vào gan), khi bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại như rượu bia, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn… tế bào Kupffer sẽ chuyển từ yếu tố có lợi thành yếu tố có hại, tấn công và phá hủy gan.
Nghiên cứu đăng trên Thư viện Y học quốc gia Mỹ chỉ rõ, tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức sẽ sản sinh ra các chất gây viêm phóng thích các chất gây viêm như Interleukin (IL6, IL10…), TNF-α, TGF-β… gây hủy hoại và làm chết tế bào gan, khiến tế bào gan bị tổn, thương nghiêm trọng và trở thành “thủ phạm” gây ra hầu hết bệnh gan như: gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng men gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Nhờ những lý giải mới về tế bào Kupffer đã mở ra cái nhìn toàn diện về cơ chế sinh bệnh gan. Nhờ đó, thay vì bị động “ngồi chờ” gan nhiễm độc rồi mới giải độc, thải độc cho gan thì cần chủ động chống độc hàng ngày để bảo vệ gan bằng cách kiểm soát tế bào Kupffer, giúp nó hoạt động trong ngưỡng an toàn, kiềm chế khả năng sản sinh ra nhiều chất độc hại, từ đó không chỉ cải thiện các bệnh về gan mà còn tạo một “đội cận vệ” chắc chắn bảo vệ tốt cho gan.
Biến chứng bệnh gan
Khi gan không khỏe mạnh, chức năng gan bị suy giảm, đặc biệt là khả năng khử độc, làm sạch máu, lúc này cơ thể tích độc tố ngày càng nhiều khiến tế bào Kupffer hoạt động quá mức và phóng thích ra nhiều chất gây viêm làm chết, hoại tử tế bào gan từ đó một loạt các biến chứng nguy hiểm như hôn mê gan, giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa, suy thận ở bệnh nhân bị xơ gan tiến triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gia tăng tỷ lệ tử vong. Người bị bệnh gan sẽ đứng trước nguy cơ:
1. Hôn mê gan (bệnh não gan)
Đây là biến chứng nặng nhất và thường xảy ra trên nền một bệnh lý gan mãn tính (như đợt cấp của viêm gan mãn tính giai đoạn cuối, xơ gan mạn tính) khi mà chức năng gan đã suy kiệt. Lúc này, các chất độc hại thu từ ruột không được gan xử lý và dần tích lũy trong máu, sau đó đưa đến não đưa đến não. Khi chất độc tích tụ trong não ngày càng nhiều sẽ làm giảm chức năng não và tổn thương hệ thần kinh trung ương dẫn đến tình trạng phù não trong suy gan cấp có thể gây thoát vị não và tử vong.
2. Hội chứng gan phổi
Cơ chế bệnh sinh của hội chứng này là do việc tăng sản xuất quá mức hoặc giảm thanh thải ở gan các yếu tố giãn mạch trên những bệnh nhân suy gan cấp hoặc mạn tính giãn mạch máu phổi, hậu quả là gây thiếu oxy trong máu động mạch. Khi bệnh gan tiến đến giai đoạn cuối hậu quả là làm giảm khả năng thanh thải độc chất, đưa vào hệ tuần hoàn các yếu tố gây giãn mạch như nitric oxide, glucagon, peptide kích hoạt calcitonin, peptide gây giãn mạch ở ruột, và nhất là giãn mạch phổi dẫn đến thiếu oxy máu.
3. Ung thư gan và tử vong
Gan bị tổn thương nặng nề sau một thời gian không điều trị sẽ chuyển biến thành ung thư, các tế bào ung thư di căn ra các bộ phận khác sẽ không còn khả năng cứu chữa và dẫn đến tử vong là điều khó tránh khỏi.
Những bệnh về gan đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, do đó đừng chủ quan, cần chủ động phòng tránh ngay từ đầu, nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh gan đến ngay địa chỉ y tế uy tín để kiểm tra và có giải pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
4. Giãn tĩnh mạch thực quản
Giãn tĩnh mạch thực quản do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phổ biến là ở những người mắc bệnh gan. Khi gan suy yếu, xuất hiện các mô sẹo khiến dòng chảy của máu đến gan bị chậm lại, làm tăng áp lực máu tại tĩnh mạch cửa, dẫn đến tăng áp lực và giãn tĩnh mạch tại thực quản. Tĩnh mạch thực quản bị giãn, có thể dẫn đến vỡ, gây chảy máu lượng nhiều đe dọa tính mạng người bệnh gan.
Giãn tĩnh mạch thực quản – biến chứng nguy hiểm của cá bệnh về gan
Bệnh gan có lây không? Bệnh gan lây qua đường nào?
Bệnh gan có lây không? Câu trả lời là “có”, cụ thể viêm gan siêu vi (chủng A,B,C, D, E) là những bệnh gan có khả năng lây nhiễm cao, với nhiều con đường lây nhiễm khác nhau. Ngoài viêm gan siêu vi, các loại bệnh gan do rượu, viêm gan tự miễn, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan… đều không lây qua bất kỳ đường nào tuy nhiên rất dễ mắc do lối sống sinh hoạt thiếu khoa học, điều độ.
Nắm rõ được con đường lây lan các bệnh viêm gan là “nền tảng” giúp bạn phòng tránh được một số bệnh gan, cụ thể:
1. Lây truyền qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, quan hệ bằng miệng, hậu môn là những “thủ phạm” hàng đầu gây các bệnh viêm gan B,C.
2. Truyền từ mẹ sang con
Có đến 90% phụ nữ có thai bị viêm gan B có thể lây nhiễm cho con và khoảng 5% phụ nữ có thai bị viêm gan C có thể lây truyền cho con.
3. Lây truyền qua đường máu
Vô tình nhận máu truyền từ người bệnh, dùng chung bơm kim tiêm, tiếp xúc với dụng cụ xỏ khuyên, xăm hình không được sát trùng là những con đường lây truyền virus viêm gan B và C.
4. Đường tiêu hóa
Đây là con đường lây truyền chủ yếu của viêm gan A. Người khỏe mạnh có thể lây truyền bệnh viêm gan A nếu như:
- Ăn chung đồ, uống chung nước với người nhiễm bệnh
- Dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn lau mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bát đũa, ….
- Ăn chung đồ ăn, nước uống với người bệnh hoặc đồ ăn, nước uống bị nhiễm virus HAV
- Dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng, bát đũa…
Một số trường hợp khác (rất hiếm) viêm gan A có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục hoặc khi chăm sóc người bệnh, đường máu.
Vì con đường lây nhiễm virus siêu vi khá đa dạng với tỷ lệ mắc cao do đó con số nhiễm viêm gan tại nước ta tăng lên trong những năm qua. Theo Bộ Y tế, ước tính hiện nay Việt Nam có đến 8,7 triệu người nhiễm virus viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C. Số bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B, C đang cao gấp 40 lần số người nhiễm HIV.
Chẩn đoán và điều trị bệnh gan
Các bệnh gan hầu hết đều để lại biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ bệnh gan sẽ được cải thiện hiệu quả.
Nếu đang lo lắng mình mắc bệnh gan? hoặc có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh gan? tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để gặp bác sĩ và thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh gan.
Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh gan của gia đình người bệnh (gia đình có ai mắc bệnh gan chưa? Nếu có thì đã mắc bệnh nào?,…) Sau đó, sẽ quan sát xem người bệnh đã có những triệu chứng bệnh gan bộc phát ra bệnh ngoài chưa (vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, …) và hỏi một số câu hỏi về các triệu chứng bạn nhận thấy cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt.
Đặc biệt, khi thăm khám người bệnh nên khai báo rõ ràng với bác sĩ về các loại thuốc đang dùng, kể cả các thực phẩm chức năng.
Sau khi thu thập thông tin cụ thể (hay còn gọi là khám lâm sàng) bác sĩ sẽ tùy từng trường hợp cụ thể mà chỉ định các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm công thức máu toàn phần
- Chụp CT scan, MRI hoặc siêu âm để kiểm tra tổn thương gan hoặc khối u
- Sinh thiết gan, bao gồm lấy mẫu gan của người bệnh và kiểm tra các dấu hiệu tổn thương
Cuối cùng, khi có kết quả xét nghiệm, chẩn đoán tùy vào từng bệnh lý người bệnh mắc phải cũng như tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể.
Phòng tránh bệnh gan bằng cách nào?
Kiểm soát tế bào Kupffer – giải pháp đột phá bảo vệ gan trước các bệnh nguy hiểm
Nhiều người khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh gan đã nôn nóng sử dụng các loại thuốc giải độc mát gan, thuốc trị bệnh gan hay các cây thuốc trị bệnh gan, cây thuốc nam trị bệnh gan khác nhau. Các cách này chỉ làm giảm triệu chứng, nếu muốn bảo vệ gan tốt nhất phải “triệt tiêu” căn nguyên gây bệnh gan ngay từ đầu.
Bên cạnh việc hạn chế các yếu tố gây bệnh gan, do nguyên nhân sâu xa gây ra các bệnh về gan là do tế bào Kupffer bị kích thích và làm việc quá mức sản sinh ra các chất gây viêm và gây hoại tử tế bào gan nên việc kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer là phương pháp hữu hiệu để chống độc bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về gan.
Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phân tử, mới đây, nhà sản xuất St. Paul Brands – thương hiệu danh tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Mỹ đã cho ra mắt sản phẩm HEWEL. HEWEL với công thức đột phá chứa tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có khả năng hỗ trợ kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer. Nhiều nghiên cứu chỉ rõ, Wasabia và S. Marianum giúp làm giảm tính nhạy cảm của thụ thể TLR trên bề mặt Kupffer, ức chế sản sinh các chất gây viêm Interleukin, TNF-α, TGF-β…, nhờ đó giảm tổn thương tế bào gan, ngăn chặn viêm và xơ hóa gan. Mặt khác, Wasabia và S. Marianum còn tăng cường đáng kể Nrf2 (loại protein có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa), thúc đẩy quá trình khử độc tại gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo hiệu quả các tế bào gan bị hư hỏng.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu tại Đức và Nhật Bản đã cho thấy nhờ 2 tinh chất quý có trong HEWEL giúp hỗ trợ các liệu pháp điều trị viêm gan B, C, giảm tác hại của hóa trị, giảm mẩn ngứa, mụn nhọt, duy trì làn da khỏe mạnh; hỗ trợ hạ men gan, phòng ngừa và hỗ trợ phục hồi chức năng gan trong các trường hợp viêm gan mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan, tổn thương gan do bia rượu.
Như vậy, đứng trước nhiều yếu tố có tác động tiêu cực đến gan, khiến gan dễ bị hư hại, kiểm soát tế bào Kupffer là giải pháp đột phá trong chủ động chống độc, bảo vệ gan từ gốc rễ vấn đề.
TS Lê Thành Lý – Phó chủ tịch Hội Gan Mật TP HCM cho biết để giải độc gan cần xác định nguồn cơn và tác động trúng đích vào nguyên nhân đó bằng giải pháp khoa học. Nhiều người vẫn ngộ nhận rượu bia, thuốc lá, thực phẩm bẩn… là thủ phạm khiến gan nhiễm độc, tuy nhiên đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Phần nguy hiểm nhất chính là khi các độc tố đó kích hoạt tế bào Kupffer trong gan làm phóng thích các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… khiến tế bào gan tổn thương và chết nhiều. Tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên là 2 khắc tinh của tế bào Kupffer mà các nhà khoa học Mỹ mới tìm ra.
Sử dụng Wasabia và S. Marianum được chứng minh kiểm soát tế bào Kupffer, làm giảm các chất gây viêm, từ đó giảm thiểu số lượng tế bào gan bị hủy hoại, tăng cường khả năng giải độc, chống độc cho gan.
Phòng ngừa và điều trị bệnh gan cần sự kết hợp giữa nhiều yếu tố. Bên cạnh giải pháp bảo vệ gan từ bên trong với chiết xuất Wasabia và S. Marianum bạn cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, cụ thể:
Bệnh gan nên ăn gì?
Thực đơn cho người bệnh gan cần có:

Quả bưởi chứa chất chống oxy hóa tự nhiên bảo vệ gan
1. Quả bưởi giúp giảm sự phát triển của bệnh xơ gan
Quả bưởi chứa chất chống oxy hóa tự nhiên bảo vệ gan. Hai chất chống oxy hóa chính được tìm thấy trong bưởi là naringenin và naringin.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những chất chống oxy hóa này có thể làm giảm sự phát triển của xơ gan, một tình trạng có hại trong đó mô liên kết quá mức tích tụ trong gan.
2. Cà phê giúp hạ men gan
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống cà phê ít mắc bệnh gan nhiễm mỡ hơn những người không uống. Caffeine có thể làm giảm lượng men gan bất thường của những người có nguy cơ mắc các bệnh về gan. Tuy nhiên, cần đảm bảo cà phê đang uống là “sạch” và có chất lượng tốt chứ không phải loại cà phê “bẩn” chứa nhiều hóa chất nhé.
3. Đậu phụ (đậu hũ) giảm mỡ tích tụ
Một nghiên cứu của Đại học Illinois trên chuột cho thấy protein đậu nành, có trong thực phẩm như đậu phụ, có thể làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan. Thêm vào đó, đậu phụ ít chất béo nhưng lại có protein cao.
4. Các loại cá cải thiện mỡ trong gan
Người bị bệnh gan nên ăn gì? Không thể không nhắc đến các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ có nhiều axit béo omega-3. Axit béo omega-3 có thể giúp cải thiện mức mỡ trong gan và giảm viêm, đặc biệt là ít chất béo (được đề xuất bởi Tổ chức Gan Canada)
5. Bột yến mạch giúp duy trì cân nặng
Carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp duy trì cân nặng ổn định, từ đó giảm nguy cơ thừa cân béo phì do đó các bệnh về gan cũng có thể được kiểm soát.
6. Quả bơ bảo vệ gan
Bơ có nhiều chất béo lành mạnh, và nghiên cứu cho thấy chúng có chứa các hóa chất có thể làm chậm tổn thương gan. Chúng cũng giàu chất xơ, có thể giúp kiểm soát cân nặng.
7. Sữa ít béo bảo vệ gan khỏi những tổn thương
[Sữa có hàm lượng protein cao, có thể bảo vệ gan khỏi bị tổn thương thêm, theo một Nghiên cứu năm 2011 ở chuột.
8. Quả óc chó cải thiện gan nhiễm mỡ
Quả óc chó có nhiều axit béo omega-3. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ăn quả óc chó đã cải thiện các xét nghiệm chức năng gan.

Quả óc chó có nhiều axit béo omega-3 giúp cải thiện chức năng gan
Bệnh gan nên kiêng gì?
1. Rượu
Hãy “đoạn tuyệt” rượu nếu không muốn gan của mình bị hư tổn.
2. Thực phẩm chiên
Đây là những chất béo và calo cao gây áp lực cho gan làm việc.
3. Muối
Ăn quá nhiều muối có thể khiến gan tích tụ dịch và phát sinh các bệnh về gan.
4. Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn)
Thịt bò và thịt nguội có nhiều chất béo bão hòa, có nguy cơ tích lũy amoniac khiến chức năng gan suy yếu. Do đó, hạn chế ăn các loại thịt để bảo vệ lá gan.
5. Hạn chế ăn đường
Nên tránh xa các thực phẩm có đường như kẹo, bánh quy, nước ngọt và hạn chế nêm nếm đường vào thức ăn thay vào đó có thể chọn mật ong tự nhiên sẽ tốt cho gan hơn. Vì lượng đường trong máu cao làm tăng lượng chất béo tích tụ tại gan.

Hạn chế ăn đường để bảo vệ gan
Đừng để nhà máy lọc “hóa chất” của mình bị các “kẻ xấu” có cơ hội tấn công, chủ động bảo vệ gan bằng các sản phẩm chuyên biệt như HEWEL giúp quản lý tốt hoạt động của tế bào Kupffer là giải pháp “trúng đích”. Bên cạnh đó, bạn hãy xây dựng cho mình lối sống khoa học, ăn uống và luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tiêm ngừa vắc xin (viêm gan siêu vi A, B) đầy đủ.
![]() |
![]() |