Bệnh viêm gan D: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Bệnh viêm gan D (viêm gan siêu vi D) là một bệnh truyền nhiễm do virus HDV gây ra. Bệnh diễn biến âm thầm và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc chủ động tìm hiểu về viêm gan D sẽ giúp chúng ta hỗ trợ phòng tránh bệnh tốt hơn, chăm sóc tốt sức khỏe của gan nhằm kiểm soát các biến chứng xơ gan, ung thư gan từ gốc.
Viêm gan D là gì?
Viêm gan D là một loại bệnh truyền nhiễm do virus HDV gây ra. Đây là một loại virus có cấu trúc khá đơn giản, không đầy đủ nên được gọi là siêu vi không trọn vẹn. (4)
Nguyên nhân viêm gan D
Theo TTND Lê Văn Điềm – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, viêm gan D là bệnh lý đặc trưng chỉ bởi sự hiện diện của các tế bào gan bị viêm. Trong đó, các nguyên nhân khiến tế bào gan bị viêm và chết hàng loạt trên diện rộng bao gồm: virus gây viêm gan D, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, thành phần hóa chất độc hại từ bia rượu, thực phẩm nhiễm độc, thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm, thuốc điều trị bệnh và các yếu tố tự miễn.
Viêm gan D có thể xâm nhập cơ thể theo hai cách:
- Đồng nhiễm: Có thể nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV) và viêm gan siêu vi D (HDV) cùng một lúc.
- Siêu nhiễm: Nếu bạn đã bị viêm gan B, virus HDV có thể làm cho các triệu chứng của bạn nghiêm trọng hơn. Chính vì virus HDV có cấu trúc không trọn vẹn nên khi sinh trưởng đơn độc, virus HDV kết hợp với virus viêm gan B (HBV) để nhân rộng và phát triển. Điều đó có nghĩa là khi có sự hiện diện của HBV trong máu thì HDV mới trở thành yếu tố gây bệnh. Đây là con đường lây nhiễm viêm gan D phổ biến nhất. (1)
Triệu chứng của viêm gan D
Giống như các bệnh viêm gan do virus như viêm gan A, B, C… các triệu chứng của bệnh viêm gan D ở giai đoạn đầu cũng mờ nhạt, không rõ ràng và hầu hết các dấu hiệu thường giống như bệnh cảm cúm thông thường, đó là: người mệt mỏi, đau đầu, nóng sốt, chán ăn… nên rất khó phát hiện.
Đến khi bệnh xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Một số biểu hiện thường phát hiện ở người mắc viêm gan D:
- Vàng da và mắt (bệnh vàng da)
- Đau dạ dày, đau bụng
- Buồn nôn
- Cơ thể mệt mỏi
- Ăn uống không ngon miệng
- Nước tiểu đậm màu
- Phân màu vàng
Chẩn đoán viêm gan D
Các dấu hiệu của viêm gan B và viêm gan D thường tương tự nhau, vì vậy nếu chỉ quan sát biểu hiện sẽ rất khó xác định chính xác virus nào đang gây ra các triệu chứng của bạn. Trong một số trường hợp, viêm gan D có thể làm cho các triệu chứng của bệnh viêm gan B trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng bất thường. Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh mà không có vàng da, bác sĩ có thể không nghi ngờ bạn bị viêm gan.
Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để có thể phát hiện ra kháng thể chống viêm gan D trong máu của bạn. Nếu tìm thấy kháng thể, điều đó có nghĩa là bạn đã tiếp xúc với virus.
Đồng thời, để kết quả xét nghiệm chính xác, bác sĩ cũng sẽ cho bạn kiểm tra chức năng gan. Đánh giá chức năng gan được thực hiện bằng cách xét nghiệm máu, thông qua các chỉ số từ đo nồng độ protein, men gan và bilirubin trong máu của bạn. Kết quả từ xét nghiệm chức năng gan sẽ cho biết gan của bạn có bị căng thẳng hay bị tổn thương không.
Viêm gan D lây qua đường nào?
Viêm gan siêu vi D chỉ lây lan với những ai chưa có kháng thể kháng virus viêm gan B. Những người đã tiêm vắc xin ngừa viêm gan B hoặc có khả năng miễn nhiễm sẽ không bị nhiễm viêm gan siêu vi D nữa.
Không dùng chung kiêm tiêm với người đang hoặc có nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi D, B.
Và cũng giống như viêm gan B, bệnh viêm gan D lây truyền qua ba đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Trong đó, hoạt động tình dục và truyền nhiễm từ mẹ sang con có tỉ lệ khá thấp, bệnh chủ yếu lây qua đường máu.
Những người dễ bị lan nhiễm viêm gan siêu vi D thường là những người bị truyền máu nhiều lần hoặc lạm dụng tiêm thuốc vào tĩnh mạch, dùng chung các vật dụng cá nhân dễ gây trầy xước với người bị viêm gan B (dao cạo, máy thử đường huyết trong máu) hoặc những người xăm hình, châm cứu,… khi các dụng cụ hành nghề chưa được xử lý vô trùng.
Biến chứng của viêm gan siêu vi D
So với viêm gan B, viêm gan C thuần túy, bệnh nhân viêm gan siêu vi D thường có nguy cơ xơ gan, ung thư gan sớm hơn. Vì trong trường hợp virus viêm gan B đã và đang hủy hoại các tế bào gan thì cộng hưởng với virus viêm gan D sẽ làm cho các tế bào gan bị hoại tử nhiều hơn.
Sự tấn công đồng thời, cùng lúc của cả hai loại virus khiến tế bào Kupffer (một loại đại thực bào nằm ở xoang gan, chuyên xử lý các loại virus, vi khuẩn, hồng cầu già chết… tạo phản ứng miễn dịch) hoạt động quá mức, từ đó phóng thích ra các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin… làm hoại tử các tế bào gan nhanh hơn, thúc đẩy biến chứng xơ gan, ung thư gan đến nhanh hơn.
Bệnh viêm gan D gây biến chứng xơ gan.
Bệnh viêm gan D đặc biệt nguy hiểm với cơ thể người mang virus HBV, khi bị nhiễm HDV cơ thể lại kích hoạt viêm gan B bùng phát, cùng khởi đầu cho sự hủy hoại tế bào gan. Tuy vậy, virus viêm gan D cũng có thể bị chết nếu virus viêm gan B không hoạt động hoặc bị sức đề kháng của cơ thể đẩy lùi.
Điều trị viêm gan D
Người nhiễm virus HDV có thể được điều trị bằng thuốc. Các bác sĩ sẽ kê toa cho bệnh nhân sử dụng thuốc interferon trong tối đa 12 tháng. Interferon là một loại protein có thể ngăn virus lây lan và giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
Tuy nhiên, dù sau khi được điều trị và khỏi bệnh, những người bị viêm gan D vẫn có thể có kết quả dương tính khi xét nghiệm lại. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây truyền. Người sau khi điều trị cũng nên chủ động bằng cách theo dõi các triệu chứng tái phát.
Viêm gan D có thể chuyển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Ở những trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh ghép gan. Ghép gan là một cuộc phẫu thuật lớn bao gồm việc loại bỏ gan bị hư hỏng và thay thế nó bằng một lá gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Trong những trường hợp cần ghép gan, khoảng 70% số người sống được 5 năm hoặc lâu hơn sau khi phẫu thuật.(5)
Cách phòng tránh bệnh viêm gan D
Trong khi đa số bệnh nhân viêm gan B có thể tự khỏi bệnh thì viêm gan siêu vi D lại có khuynh hướng chuyển sang mạn tính, nguy hiểm và rất khó cải thiện. Việc cải thiện bệnh viêm gan D chủ yếu là sử dụng thuốc Interferon–alfa nhưng chi phí, thời gian hỗ trợ cải thiện thường kéo dài mà kết quả chỉ đạt từ 40-70%, trong số đó lại có khoảng 60-90% sẽ tái phát bệnh sau khi ngừng thuốc một thời gian. (2)
Do bệnh viêm gan D rất khó hỗ trợ điều trị, thời gian kéo dài, lại rất tốn kém nên việc chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin ngừa viêm gan B đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của gan, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan, kéo dài sự sống.
Phòng ngừa viêm gan D bằng cách tiêm chủng ngừa vắc-xin viêm gan B.
Nếu không có virus viêm gan B trong cơ thể thì không sợ lây nhiễm virus viêm gan D. Còn với những người đã mắc bệnh viêm gan B thì nguy cơ mắc bệnh viêm gan siêu vi D là rất cao, do đó mọi người nên thận trọng tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm. Các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa đối với bệnh viêm gan B cũng chính là các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa với viêm gan siêu vi D.
Kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức giúp bảo vệ gan tối ưu, giảm nguy cơ viêm gan D.
Song song đó, bạn cũng cần chủ động chăm sóc sức khỏe và tăng cường khả năng chống độc cho gan trước vấn nạn thực phẩm bẩn, để giúp bảo vệ sức khỏe của gan trước sự tấn công của virus, vi khuẩn, kí sinh trùng – là những yếu tố làm giảm sức đề kháng của cơ thể mở đường cho virus viêm gan D tấn công. Theo đó, bạn nên lựa chọn thật kỹ các nguồn thực phẩm sạch, ăn chín, uống sôi; hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, đồ ngọt, mặn; cai bia rượu, thuốc lá và tăng cường bổ sung các dưỡng chất giúp kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức, giữ cho gan luôn khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm gan D.
Đặc biệt, kiểm soát tế bào Kupffer là việc làm quan trọng để bảo vệ gan trước virus viêm gan D tốt hơn.
Ứng dụng thành tựu của sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh công thức đột phá chứa tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên (có trong Hewel) có khả năng kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, từ đó chủ động chống độc, bảo vệ gan từ gốc, hỗ trợ phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện các tình trạng bệnh lý ở gan như viêm gan, xơ gan…
Hiệu quả của Wasabia và S. Marianum đã được kiểm chứng bằng nhiều công trình nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức. Kết quả cho thấy, hai tinh chất này giúp kiểm soát tế bào Kupffer, chỉ sau 6 tuần đã giảm trên 50% các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin…, nhờ đó giảm quá trình viêm và tổn thương gan, giảm sản xuất các thành phần mô sợi gây xơ hóa gan. Bên cạnh đó, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần Nrf2 (loại protein có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa trong cơ thể) giúp tăng cường khả năng khử độc chỉ sau 6 giờ, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư tổn.
Các thắc mắc về virus viêm gan D
Để ngăn ngừa bệnh viêm gan D, bạn nên nắm rõ các vấn đề sau: (3)
1. Đồng nhiễm viêm gan B / viêm gan D là gì?
Những người bị nhiễm cả viêm gan B và viêm gan D cùng một lúc được coi là đồng nhiễm. Đồng nhiễm viêm gan B và viêm gan D có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như là suy gan cấp, nhưng nó thường không dẫn đến bệnh tật kéo dài suốt đời.
2. Viêm gan siêu vi D bội nhiễm là gì?
Viêm gan siêu vi D bội nhiễm là bị viêm gan D sau lần đầu tiên bị nhiễm virus viêm gan B. Bội nhiễm thường để lại bệnh tật về sau này, bao gồm cả sự phát triển nhanh chóng của xơ hóa gan, suy gan, thậm chí tử vong.
3. Viêm gan D phổ biến nhất ở đâu?
Viêm gan siêu vi D phổ biến nhất ở các nước khu vực Địa Trung Hải, Đông u, Nam u, Trung Đông, Tây và Trung Phi, Đông Á và lưu vực sông Amazon ở Nam Mỹ.
4. Có nguy cơ mắc bệnh viêm gan D nếu đã tiêm phòng viêm gan B không?
Theo Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia, khoảng 5% những người bị bệnh viêm gan B sẽ tiếp tục phát triển thành bệnh viêm gan D. Nếu không có lớp vỏ bọc của virus viêm gan siêu vi B, virus viêm gan D không có khả năng xâm nhập vào tế bào gan và ngay cả khi chúng sinh trưởng được trong tế bào gan thì cũng không thể gây bệnh do không có khả năng lây lan từ tế bào này sang tế bào kia. Do đó, những người đã tiêm vắc xin ngừa viêm gan B sẽ được bảo vệ khỏi bệnh viêm gan D.
Như vậy, để ngăn ngừa bệnh viêm gan D, bạn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B từ sớm. Mặc dù chưa có vắc xin phòng bệnh viêm gan D, nhưng việc tiêm vắc xin viêm gan B cũng bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm gan D.