Cách chữa bệnh gan không cần thuốc

21-05-2019

Tác Giả: Đội Ngũ Hewel

Bệnh gan, nhìn chung là một căn bệnh nguy hiểm. Mặc dù vậy, không phải bệnh gan nào cũng cần chữa bằng “dao kéo” (ghép gan) hay dùng thuốc chữa bệnh gan liên tục cho đến cuối đời (như viêm gan siêu vi B). Đôi khi chỉ cần thay đổi chế độ  ăn uống là đã góp phần hạn chế được diễn tiến của bệnh.

Cách chữa bệnh gan tùy theo tình trạng

Điều trị bệnh gan tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Chẳng hạn, trường hợp người bệnh bị tổn thương gan do dùng quá liều paracetamol, điều trị chỉ gồm chữa triệu chứng và súc rửa ruột.

Khi nguyên nhân là một bệnh nhiễm virus như virus viêm gan A hoặc B, bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị và theo dõi chặt chẽ gan của bạn trong giai đoạn sau đó. Một số bệnh gan chỉ cần thay đổi lối sống, chẳng hạn như ngưng uống rượu hoặc giảm cân là có thể được điều trị dễ dàng. Nhưng các bệnh gan khác có thể phải phẫu thuật hoặc điều trị bằng thuốc. Suy gan, xơ gan giai đoạn cuối thì phải ghép gan.

chữa bệnh gan không dùng thuốc

Chữa bệnh gan không cần thuốc

Không phải chữa bệnh gan nào cũng cần dùng thuốc. Tăng men gan nhẹ đơn thuần không do bệnh lý mạn tính nào (dùng bia rượu liên tục trong vài ngày gây tăng men gan đột ngột…) hoặc bị gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 thì có thể cải thiện bằng thói quen sinh hoạt và không cần dùng thuốc chữa bệnh gan.

Người bệnh nên chọn thực phẩm giàu carbohydrate làm nguồn cung năng lượng chính trong chế độ ăn uống hằng ngày. Hạt diêm mạch, bột yến mạch, kiều mạch, chuối, khoai lang, củ cải đường, cam, quả việt quất, bưởi, táo, đậu thận, đậu gà… Các loại thực phẩm này ít năng lượng nhưng lại giúp no lâu.

Ăn dầu như ô-liu, dầu hạt cải, quả hạch và hạt; thịt nạc; trái bơ… và các chất béo lành mạnh vừa phải tốt cho những người bị tăng men gan nhẹ, gan nhiễm mỡ độ 1. Chất béo và carbohydrate giúp ngăn ngừa sự tiêu hủy protein trong gan. Hãy bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B. Giảm lượng muối đưa vào cơ thể (thường ít hơn 1500 mg mỗi ngày) nếu bạn đang bị thừa dịch trong cơ thể.

Người có lá gan có vấn đề nên ăn ít protein. Tham khảo ý kiến bác sĩ về nhu cầu protein của bạn. Nhìn chung, mỗi ngày nên ăn lượng protein (đơn vị gam) tương ứng kilogram trọng lượng cơ thể. Điều này có nghĩa rằng một người đàn ông 70kg nên ăn 70g protein mỗi ngày.

Đối với các trường hợp bị gan nhiễm mỡ, tăng men gan có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh gan từ thiên nhiên. Nên chọn sản phẩm được chứng minh hiệu quả khi cải thiện gan nhiễm mỡ và tăng men gan. Đồng thời, có thể giảm các triệu chứng bệnh gan như ngứa, mề đay, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, bứt rứt… an toàn, dứt điểm.

chữa bệnh gan

Cách chữa bệnh gan bằng thuốc nam

Ngoài cách phân chia theo phương pháp điều trị (dùng thuốc, phẫu thuật, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng…) của Tây y, một số loại bệnh gan cũng có thể chữa trị theo Đông y. Thuốc nam hay thuốc theo Đông y không phải không có những phương thuốc chữa trị bệnh gan hay. Điều quan trọng là cần đến những cơ sở uy tín để được các lương y có chuyên môn để chuẩn đoán và điều trị bệnh chính xác. Thuốc Đông y, thuốc nam chữa bệnh gan được các lương y này bốc dù sao cũng sẽ đảm bảo hơn so với việc mua trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Một số loại thuốc nam chữa bệnh gan trên thị trường thường được pha tân dược giảm đau nhanh nhưng dùng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến gan càng suy kiệt hơn. Các loại tân dược được “chế tác” thêm vào các thuốc nam bao gồm corticoid (dexamethasone,…), thuốc chống viêm không corticoid (buprofen, diclofenac, naproxen…) và một số loại thuốc giảm đau nhanh khác. Các loại thuốc này tác dụng rất mạnh, muốn dùng bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ, nếu không sẽ để lại những ảnh hưởng khôn lường. Nhiều trường hợp bị dị ứng, ngộ độc sau khi dùng thuốc dẫn tới tử vong. Người bệnh cần hết sức thận trọng khi lựa các loại thuốc này chữa bệnh. Và nhớ phải kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh mỗi 3 – 6 tháng/lần.

chua benh gan khong can thuoc

Đánh giá bài viết
25-08-2023

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Suy gan cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, phòng ngừa

Suy gan cấp là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương không phục hồi, gan nhanh chóng mất khả năng hoạt động và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chủ động tìm hiểu các thông tin về...
Chi tiết

7 cách phòng bệnh xơ gan hiệu quả mà cực kỳ đơn giản hiện nay

Xơ gan có thể gây ra các tổn thương gan không thể phục hồi, làm tăng nguy cơ ung thư gan và đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Hiện tại, chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh xơ gan. Do đó, chủ động phòng ngừa xơ gan...
Chi tiết

Nóng trong người nổi mụn: 10 nguyên nhân và cách điều trị

Nếu phát hiện cơ thể dễ bị mẩn ngứa, xuất hiện các nốt mụn đỏ,... bạn nên chú ý theo dõi bởi đó có thể là biểu hiện của tình trạng nóng trong người nổi mụn. Đây cũng có thể dấu hiệu là cảnh báo cho những vấn đề về...
Chi tiết

6 triệu chứng viêm da dị ứng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Viêm da dị ứng là bệnh da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành. Bệnh ngoài gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày còn có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác...
Chi tiết

Nóng trong người nên ăn trái cây gì? 13 hoa quả giải nhiệt?

Không ít người cho rằng, ăn nhiều các loại trái cây giải nhiệt có thể giúp cải thiện tình trạng nóng trong người. Điều này có đúng không? Và nóng trong người nên ăn trái cây gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Chi tiết

Suy gan nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Suy gan là bệnh lý nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Ngoài tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh suy gan nên ăn gì và tránh những thực phẩm nào là vấn đề quan tâm của nhiều người. Danh sách những...
Chi tiết