13 cách chữa rối loạn tiêu hóa dân gian nhanh tại nhà
1. Thế nào là rối loạn tiêu hóa?
Tiêu hóa là quá trình chuyển đổi các chất dinh dưỡng ở dạng thô thành dạng đơn giản có thể dễ dàng hấp thu qua ống tiêu hóa đổ vào máu. Đồng thời, đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Do đó, bất kỳ nguyên nhân nào làm cản trở, đảo lộn quá trình tiêu hóa gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài, táo bón, nôn, buồn nôn đều gọi là rối loạn tiêu hóa.
Theo các chuyên gia, rối loạn tiêu hóa không phải là bệnh lý, mà là hậu quả của nhiều bệnh khác gây ra như viêm đại tràng, viêm ruột, rối loạn đường ruột, suy giảm chức năng gan, chế độ ăn uống thiếu khoa học… Rối loạn tiêu hóa tác động tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt, nếu tình trạng kéo dài và không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Rối loạn tiêu hóa có thể do viêm ruột, viêm đại tràng hoặc do suy giảm chức năng gan
2. Hướng dẫn cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà nhanh nhất
Đối với các trường hợp rối loạn tiêu hóa nhẹ bạn có thể áp dụng cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà dưới đây:
2.1 Xây dựng chế độ, thói quen ăn uống khoa học – Bí quyết trị rối loạn tiêu hóa đơn giản
- Ăn chậm nhai kỹ: Khi nhai kỹ thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa tốt hơn. Từ đó, giúp các dưỡng chất được hấp thu tốt hơn và dạ dày cũng làm việc đỡ áp lực hơn.
- Ăn đủ bữa, đúng giờ: Ăn uống đủ bữa, đúng giờ không chỉ giúp nạp năng lượng phù hợp nhất cho cơ thể mà còn giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
- Tránh ăn thức ăn và đồ uống lạnh: Thức ăn vào đồ uống lạnh có thể làm giảm hiệu quả của dịch tiêu hóa và các enzym của tuyến nước bọt. Điều này có thể khiến cho tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nặng hơn.(1)
Thời gian biểu và đồng hồ sinh học của mỗi người sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe đường ruột của họ. Do đó với người bị rối loạn tiêu hóa cần lưu ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học như: đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và nên ngủ sớm, hạn chế thức khuya; không nằm liền sau khi ăn; không nên để quá đói rồi mới ăn; trước khi ăn cần rửa tay sạch để tránh hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn.
2.2 Dùng men tiêu hóa
Đây cũng là cách trị rối loạn tiêu hóa được nhiều người lựa chọn. Men tiêu hóa là thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa có tác dụng bổ sung các lợi khuẩn, cân bằng hệ tiêu hóa. Ngoài ra, men tiêu hóa bổ sung những thành phần có lợi cho đường ruột như chất xơ, lợi khuẩn, enzyme… giúp đẩy lùi cảm giác khó tiêu, đầy hơi và hạn chế đi ngoài nhiều lần. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kỳ loại men tiêu hóa nào cũng đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tránh tùy ý sử dụng và gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
2.3 Dùng các thực phẩm tốt cho đường ruột
- Trà bạc hà: Hoạt chất có trong bạc hà có thể chống co thắt dạ dày. Ngoài ra, trà bạc hà cũng có khả năng làm mát hơi thở, giảm các triệu chứng như buồn nôn, đầy bụng. Mặc dù trà bạc hà có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên người bị trào ngược dạ dày thực quản không nên sử dụng trà bạc hà vì có thể làm giãn các cơ vòng thực quản dưới, cơ thắt giữa dạ dày và thực quản, khiến vấn đề trào ngược nghiêm trọng hơn.
Trà bạc hà cũng là cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà bạn có thể tham khảo
- Trà hoa cúc: Theo Đông y, trà hoa cúc có thể làm giảm căng thẳng, an thần, hỗ trợ giấc ngủ. Ngoài ra, thảo dược này có tác dụng làm giảm khó chịu trong dạ dày và giảm axit đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, hoạt chất có trong trà hoa cúc cũng hỗ trợ chống viêm, giảm đau.
- Lá ổi non: Các hoạt chất trong lá ổi non có thể hỗ trợ điều trị đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa gây ra.
- Sữa chua: Đây là cách chữa rối loạn tiêu hóa đơn giản tại nhà. Trong sữa chua có chứa lợi khuẩn Lactobacillus và Lactic – có thể kích thích tiêu hóa và làm giảm lượng khí thừa có trong dạ dày.
- Giấm táo: Nếu dạ dày quá ít axit cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, do đó, uống một ít giấm táo giúp làm tăng axit trong dạ dày. Lưu ý, sử dụng quá nhiều giấm táo có thể dẫn đến xói mòn chân răng, buồn nôn, bỏng cổ họng và hạ thấp đường huyết, Do đó, nếu muốn sử dụng giấm táo cần pha loãng và tránh lạm dụng.(2)
- Gừng: Gừng có thể giảm lượng axit dạ dày, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Do đó, bạn có thể uống một tách trà gừng để làm dịu dạ dày và cải thiện các triệu chứng do rối loạn tiêu hóa gây ra. Tuy nhiên, không nên tiêu thụ quá nhiều gừng vì có thể tạo ra nhiều khí trong dạ dày, gây bỏng cổ họng và ợ nóng.
- Tỏi: Tỏi cũng là cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh tại nhà. Tỏi có thể chống co thắt dạ dày, khắc phục chứng khó tiêu và đầy bụng sau bữa ăn. Đồng thời, tỏi cũng hỗ trợ cải thiện chứng buồn nôn và đầy hơi do rối loạn tiêu hóa gây ra.
- Nước chanh: Do nước chanh chứa thành phần tương đồng với nước bọt, nên khi uống một ly nước chanh sẽ giúp kích thích các nhu động ruột, cũng như sản sinh nước bọt và axit dạ dày giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, từ đó cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, sử dụng nước chanh thường xuyên có thể làm mòn men răng và tăng bài tiết nước tiểu.
Nước chanh sẽ giúp kích thích các nhu động ruột, cũng như sản sinh nước bọt và axit dạ dày giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
3. Các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa
Các loại hoa quả, trái cây cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không chỉ tốt cho sức khỏe, một số loại quả còn có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu do rối loạn tiêu hóa gây ra. Một số loại quả tốt cho hệ tiêu hóa như:
3.1 Đu đủ
Đu đủ rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đặc biệt là vitamin A, vitamin K, folate… giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do bệnh viêm ruột. Ngoài ra, đu đủ còn chứa enzyme papain có tác dụng phân hủy các protein để cơ thể dễ sử dụng hơn.
3.2 Dưa hấu
Bổ sung dưa hấu vào thực đơn hàng ngày cũng là cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh tại nhà. Dưa hấu chứa hơn 90% là nước, cùng nhiều chất chống oxy hóa, beta-carotene, vitamin A, vitamin C tốt cho người bị viêm ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
3.3 Chuối
Chuối cung cấp kali dồi dào – đây là dinh dưỡng mà bệnh nhân viêm ruột dễ thiếu. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất có trong chuối như vitamin C, vitamin nhóm B, magie đều rất tốt cho sức khỏe. Chuối dễ tiêu và có thể cải thiện được triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa gây ra.(3)
3.4 Táo
Ăn táo thường xuyên và đúng cách cũng là cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh tại nhà. Táo chứa chất xơ phong phú và chất xơ trong trong có khả năng phân hủy trong kết ruột bởi vi khuẩn có lợi, do đó làm tăng khối lượng phân và di chuyển qua đường ruột, nhờ đó, hỗ trợ điều trị táo bón và tiêu chảy hiệu quả.
3.5 Dưa lưới
Dưa lưới chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng với vitamin A, vitamin C, kali, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, ợ chua…
3.6 Quả bơ
Ăn quả bơ cũng là cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà được nhiều người áp dụng. Quả bơ với thành phần dinh dưỡng cao cùng với hàm lượng cao kali, chất xơ và chất béo bão hòa rất tốt trong việc duy trì các chức năng của hệ tiêu hóa, đồng thời giúp chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A rất cần thiết cho niêm mạc của toàn bộ đường tiêu hóa.
Ăn quả bơ cũng là cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà được nhiều người áp dụng
4. Những lưu ý khi điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà
Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà cần ưu tiên chọn nguồn nguyên liệu tươi sạch, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ và sử dụng đúng cách, tránh lạm dụng không chỉ khiến bệnh trầm trọng hơn mà phải gánh chịu các tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà chỉ sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài kèm các triệu chứng nghiêm trọng hơn người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị thích hợp. Tránh trường hợp, chủ quan để bệnh trở nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Cải thiện rối loạn tiêu hóa bằng giải pháp khoa học từ gốc
Theo các chuyên gia, rối loạn tiêu hóa có thể do tổn thương gan, gan suy yếu và suy giảm chức năng. Cụ thể, mỗi ngày, gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật, được cô đặc và dự trữ trong túi mật. Khi thức ăn vào cơ thể, mật sẽ được tiết vào ruột để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Gan tiếp nhận chất dinh dưỡng và chất hấp thu từ hệ tiêu hóa để xử lý, chuyển hóa thành các dạng khác nhau trong cơ thể để nuôi dưỡng cơ thể. Do đó, nếu chức năng gan suy yếu và không sản xuất đủ dịch mật để tiêu hóa thức ăn hoặc suy giảm khả năng tổng hợp cholesterol thì có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Do đó, cần tìm ra giải pháp chăm sóc gan ngay từ bây giờ bằng các sản phẩm có chọn lọc, đã được kiểm chứng khoa học và được các chuyên gia khuyến nghị.
Bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa Mỹ đã phát hiện ra bộ đôi tinh là Wasabia và S. Marianum có khả năng kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer, giảm các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin… giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm và tổn thương gan, từ đó tăng cường khả năng chống độc, giải độc và bảo vệ gan. Đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể (protide, glucide, lipid…), lợi mật từ đó giảm các triệu chứng khó chịu của rối loạn tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi, chán ăn, ăn không tiêu, mệt mỏi, bứt rứt trong người… Đồng thời, Wasabia còn làm tăng Nrf2 – yếu tố bảo vệ cơ thể, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hỏng…
Rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra. Hầu hết các cách chữa rối loạn tiêu hóa dân gian tại nhà chỉ hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng chứ không có khả năng điều trị nếu có liên quan đến một số bệnh lý. Do đó, khi các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài và trở nặng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.