Chứng khó tiêu là gì? Cách điều trị hiệu quả
Chứng khó tiêu có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa sau một bữa ăn nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột, ăn quá nhanh, nhai không kỹ… Nguy hiểm hơn, chứng khó tiêu còn là triệu chứng của các vấn đề về tiêu hóa như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày… Vậy đâu là những triệu chứng khó tiêu điển hình? Cách xử lý như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài chia sẻ dưới đây của các chuyên gia Hewel.
Mục lục
Chứng khó tiêu là gì?
Chứng khó tiêu là thuật ngữ y học dùng để chỉ tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ợ nóng, cảm giác khó chịu, đôi khi kèm đau tức bụng trên do thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa được, từ đó dẫn đến tình trạng ăn không tiêu.
Nguyên nhân của chứng khó tiêu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu, các chuyên gia tiêu hóa và gan mật chỉ điểm một số nguyên nhân chủ yếu dưới đây:
1. Thói quen ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống vô tội vạ, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm tái, sống như nem chua, tiết canh, rau sống… dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, ăn nhiều đồ hải sản, thực phẩm chứa nhiều chất béo dễ bị chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng.

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh gây áp lực cho hệ tiêu hóa và dẫn đến tình trạng ăn khó tiêu
Ngoài ra, những thói quen ăn uống không khoa học như nhai không kỹ, ăn nhanh, ăn không đúng bữa hoặc vừa ăn vừa nói chuyện, xem tivi gây mất tập trung và nuốt nhiều không khí khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm gây khó tiêu.
2. Lười vận động thể dục thể thao
Vận động thể dục, thể thao không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tạo năng lượng và tăng cường miễn dịch mà còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Khi lười vận động, các cơ quan trong cơ thể hoạt động chậm chạp, ì ạch dẫn đến sức đề kháng và miễn dịch kém. Đồng thời, thức ăn mỗi ngày không được tiêu hóa trọn vẹn, gây dồn nén dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
3. Căng thẳng/ Stress thường xuyên gây chứng khó tiêu, đau bụng
Theo các nghiên cứu, não bộ và đường ruột có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể, ở đường ruột mỗi người có đến 100 triệu tế bào thần kinh kết nối với não bộ. Do đó, khi căng thẳng, stress, mệt mỏi não bộ sẽ cần cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng đủ nhu cầu “thức ăn” cho não bộ, hệ tiêu hóa phải tăng cường làm việc, gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…
4. Tác dụng phụ của thuốc
Sử dụng nhiều thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài vô tình tiêu diệt lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hay bị chứng khó tiêu, chướng bụng, ợ chua…
Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, kháng sinh gây nên hiện tượng đầy bụng, đầy hơi và khó tiêu.
5. Các bệnh lý ở hệ tiêu hóa
Chứng khó tiêu tái đi tái lại nhiều lần có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đại tràng và dạ dày như viêm dạ dày, viêm đại tràng, đại tràng co thắt, ung thư dạ dày… Các loại bệnh này làm suy giảm khả năng co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày và đại tràng dễ dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chứng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi…

Các bệnh lý ở tiêu hóa cũng gây nên tình trạng ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, khó chịu
6. Liên quan đến chức năng gan
Gan đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, mỗi ngày gan sản xuất khoảng 1 lít dịch mật được cô đặc và dự trữ trong túi mật. Khi thức ăn vào cơ thể, mật sẽ được tiết vào ruột để giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, nếu chức năng gan suy giảm hoặc mắc bệnh sẽ kích thích tế bào Kupffer hoạt động quá mức và sản sinh ra các chất gây viêm như Interleukin (IL6, IL10…), TNF-α, TGF-β… khiến tế bào gan bị tổn thương, từ đó làm giảm khả năng tiết mật, gây cản trở quá trình tiêu hóa, đặc biệt là các thức ăn nhiều dầu mỡ, gây rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi.
Chứng khó tiêu có gây nguy hiểm không?
Thông thường, chứng ăn không tiêu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh và hầu như không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống. Người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học thì tình trạng khó tiêu sẽ sớm được cải thiện.
Đặc biệt lưu ý, nếu chứng khó tiêu lặp đi lặp lại nhiều lần kèm theo các triệu chứng khác như: chướng bụng, ợ hơi, đầy hơi chán ăn, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi… thì rất có thể bạn đã mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa, gan mật. Vì vậy, không nên chủ quan, cần sắp xếp thời gian và đến gặp bác sĩ để được khám và hỗ trợ điều trị sớm.
Chẩn đoán chứng khó tiêu
Để xác định chính xác tình trạng khó tiêu xuất phát từ nguyên nhân nào các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, nội soi dạ dày – tá tràng, siêu âm ổ bụng…

Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp nội soi dạ dày, tá tràng với các trường hợp ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi kéo dài
Việc siêu âm giúp phát hiện các bệnh lý về gan mật như: sỏi túi mật, sỏi trong gan, sỏi ống mật chủ, u gan, u tụy, viêm tụy mạn, sỏi tụy, gan nhiễm mỡ… Nội soi dạ dày – tá tràng để chẩn đoán các bệnh lý về ống tiêu hóa như loét dạ dày, loét hành tá tràng, ung thư dạ dày…
Phương pháp điều trị chứng khó tiêu
Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp với từng trường hợp cụ thể.
1. Dùng thuốc
Các loại thuốc Tây tuy giúp giảm nhanh triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng tuy nhiên khi sử dụng lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ và có thể gây tổn thương đến gan, thận. Do đó, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Một số nhóm thuốc dược bác sĩ kê toa như thuốc điều hòa co bóp dạ dày, thuốc tiêu hóa, thuốc chống đầy hơi, thuốc giảm đau dạ dày…

Cẩn thận khi dùng các loại thuốc điều trị chứng khó tiêu
2. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Người mắc chứng khó tiêu nên ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, cần cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất (chất đạm, chất béo, chất đường bột và vitamin, khoáng chất). Đặc biệt bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: rau xanh, chuối, sữa chua, gừng… Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bột. Hạn chế sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống nhiều ga, các gia vị nóng như mù tạt, ớt, hạt tiêu…
Ngoài ra, bạn cần vận động thường xuyên, dành 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe và cải thiện hệ tiêu hóa; dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đi bộ, hạn chế thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, giải tỏa stress…
Chủ động bảo vệ gan - Giải pháp khoa học hỗ trợ cải thiện chứng khó tiêu
Gan và hệ tiêu hóa có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Hàng ngày, gan phải xử lý khối lượng độc tố khổng lồ từ thực phẩm bẩn, rượu bia, thuốc điều trị… khiến gan bị suy yếu và giảm tiết dịch mật, dễ gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, cần chủ động chăm sóc và bảo vệ gan bằng cách chọn lọc nguồn thực phẩm sạch và sản phẩm tăng cường chống độc, bảo vệ gan hiệu quả .
Dưới góc độ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra 2 tinh chất quý từ thiên nhiên là Wasabia Japonica và S. Marianum có khả năng kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer hiệu quả, từ đó tăng cường khả năng chống độc, giải độc và bảo vệ, tái tạo cấu trúc gan.

Viên uống Hewel được sản xuất tại Mỹ với 2 tinh chất thiên nhiên là Wasabia Japonica và S. Marianum giúp hỗ trợ kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể
Viên uống Hewel được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến của Mỹ với thành phần chính là 2 tinh chất thiên nhiên Wasabia Japonica và S. Marianum giúp hỗ trợ kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer từ đó cải thiện hiệu quả các vấn đề về gan, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể (protide, glucide, lipid…), lợi mật từ đó giảm các triệu chứng như khó tiêu, chướng bụng đầy hơi, chán ăn, ăn không ngon, mệt mỏi, bứt rứt trong người; ngoài ra còn giúp giảm mẩn ngứa da, mụt nhọt do gan.
7 Bí kíp giúp bảo vệ lá gan khỏe mạnh
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh về gan là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 100.000 ca tử vong do viêm gan B và C. Riêng xơ gan...
Chi tiết
Vai trò chức năng của men gan
Gan có rất nhiều loại men (enzyme) khác nhau để xúc tác các phản ứng chuyển hóa. Khi xét nghiệm máu, chỉ số men gan khá quan trọng vì phản ánh được nguy cơ và mức độ tổn thương viêm, hoại tử...
Chi tiết
Viêm gan B cấp tính là gì? Cách điều trị và phòng tránh
Viêm gan B được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm cao. Khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B gấp 50-100 lần so với HIV. Viêm gan cấp B cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh, tình trạng kéo dài ít...
Chi tiết
11 Câu hỏi về viêm gan B bạn cần phải biết
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus siêu vi B (HBV). Khi mắc, người bệnh buộc phải chấp nhận sống chung với virus viêm gan B suốt đời. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế...
Chi tiết
Vì sao phải tầm soát ung thư gan?
Việt Nam có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất thế giới, mỗi năm có hơn 10.000 ca bệnh mới với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, ung thư gan ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện, phần lớn những ca bệnh...
Chi tiết
HEWEL - Tăng cường giải độc,
chống độc, bảo vệ gan
Tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên được chứng minh có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường quá trình giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan.
Các chuyên gia giải đáp những thắc mắc về nguyên nhân, triệu chứng, nguy cơ của các bệnh lý gan. Đồng thời, tư vấn cách phòng và cải thiện các bệnh về gan một cách khoa học và hiệu quả.