Nóng gan uống thuốc gì?
Nóng gan là gì?
Triệu chứng “nóng gan” (theo cách gọi dân gian) thực chất là loại rối loạn gan do quá nhiều nhiệt sinh ra trong gan.
Cụ thể, nóng gan là gì? Là tình trạng suy giảm hoạt động gan cấp tính, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân phổ biến của nóng gan bao gồm: căng thẳng kéo dài, ăn ít chất xơ vitamin và khoáng chất, ăn thức ăn cay và nóng thường xuyên, uống quá nhiều bia rượu hay uống quá nhiều thuốc điều trị cùng lúc… Những tác nhân chính là nguyên nhân khiến gan hoạt động kém, không thể lọc và đào thải các chất cặn bã, độc tố và gây độc ngược lại cho gan.
Khi bị “nóng gan”, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng: đỏ mặt, cơ thể nóng, hay hồi hộp, mất ngủ, ngủ không sâu, táo bón, ợ nóng, đầy hơi trong bụng, trào ngược axit, khó chịu, hơi thở có mùi. Ở phụ nữ, hay gặp triệu chứng kinh nguyệt không đều (chu kỳ thường ngắn hơn). Ở nam giới, có thể gặp triệu chứng xuất tinh sớm, hội chứng ruột kích thích, tăng huyết áp… Người bị “nóng gan” sau khi nghỉ ngơi thường vẫn cảm thấy mệt mỏi và dễ dàng bị kích động. Da khô nhám, nổi mụn. Răng lợi thường bị chảy máu, dễ dàng bị thâm tím.
Các biểu hiện nóng gan chỉ diễn ra thỉnh thoảng, không kéo dài, nhưng nếu triệu chứng này lặp đi lặp lại thường xuyên thì dễ bị nguy cơ cao về suy giảm chức năng gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan…
Những người hay nổi mụn và cáu gắt có thể bị “nóng gan” (hình minh họa)
Ăn thịt 70gr/ngày để hạn chế nguy cơ “nóng gan”
Để lá gan khỏe mạnh, trước hết trong những bữa ăn hằng ngày cần sử dụng các thực phẩm tốt cho gan. Người bị “nóng gan” nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt mà chưa qua tinh chế. Các loại rau, thảo dược có vị đắng, tính mát sẽ giúp thanh lọc cơ thể như: rau má, rau đắng, khổ qua… là những lựa chọn tuyệt vời cho những bữa ăn hằng ngày. Người bị “nóng gan” có thể uống thêm các loại trà thiên nhiên có tính mát như râu ngô, bạc hà, lá dâu, lá sen, các loại đỗ (đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ đen,…).
Nên hạn chế protein từ động vật để hạn chế nguy cơ “nóng gan”. Trong thịt, đặc biệt là thịt đỏ chứa nhiều chất béo no và cholesterol. Khả năng phân giải của gan và thận đối với các chất này kém hơn rất nhiều so với các chất béo có nguồn gốc thực vật. Vì vậy, nên hạn chế ăn thịt để giảm tải gánh nặng cho gan và thận và giảm thiểu các triệu chứng “nóng gan”. Bộ Y tế Vương quốc Anh khuyến nghị mọi người nên ăn không quá 70 gr thịt đỏ hoặc thịt chế biến mỗi ngày. Tại Mỹ, Viện Nghiên cứu Ung thư cũng khuyến cáo nên ăn tối đa 510 gr thịt đỏ/tuần, tương đương khoảng 72gr mỗi ngày (theo Mail Online). Nguồn cung cấp protein tốt nhất mà không gây “nóng gan” là các thức ăn có nguồn gốc thực vật như các loại đậu đỗ, rau họ đậu.
Nóng gan nên uống gì? Nếu đã áp dụng hết thẩy tất cả các biện pháp nêu trên mà vẫn bị “nóng gan” thì nên dùng thêm các loại thực phẩm chức năng tăng cường giải độc, chống độc nguồn gốc từ thiên nhiên như Hewel. Đây là biện pháp cần thiết và cụ thể để bảo vệ lá gan, phòng ngừa các vấn đề gan nghiêm trọng (chức năng kém, tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan…). Không nên dùng các loại thuốc trị nóng gan vì dễ làm tình trạng nóng gan nghiêm trọng hơn.
Không nên ăn bò bít tết quá 510g/tuần để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe (hình minh họa)
Uống nhiều hơn 2 lít nước/ngày. Không nên uống nhiều bia rượu. Rượu phá hủy tế bào gan và dẫn tới tình trạng xơ gan, vốn có thể gây tử vong. Cẩn thận khi dùng thuốc vì một số loại thuốc có thể gây hại gan, tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn gặp tình trạng “nóng gan” do dùng thuốc điều trị.
Đừng nên thức khuya, thức khuya tàn phá gan rất ghê gớm. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để gan và các cơ quan khác trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng là việc.