Triệu chứng nhận biết bệnh xơ gan

Xơ gan là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 11 trên thế giới với hơn 1 triệu ca tử vong do biến chứng xơ gan mỗi năm. Xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa mạn tính (do viêm gan, gan nhiễm mỡ…) không phục hồi, đặc trưng bởi sự xơ hóa và hoại tử tế bào gan, hình thành những nốt gan bất thường. Triệu chứng bệnh xơ gan lúc ban đầu khá mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý, do đó hãy để chuyên gia Hewel “bắt mạch” giúp bạn sớm nhận biết các triệu chứng chính xác bệnh xơ gan.


Triệu chứng bệnh xơ gan

bác sĩ Điềm

Các tác nhân gây hại như virus viêm gan, thuốc lá, bia rượu, thực phẩm bẩn… tấn công liên tục trong thời gian dài khiến tế bào Kupffer (ở xoang gan) hoạt động quá mức, sản sinh ra nhiều chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… Trong đó, đặc biệt là TGF-β - yếu tố kích hoạt tế bào hình sao sản sinh mô sợi xơ. Các chất xơ tạo ra ngày càng nhiều gây chèn ép mạch máu và ống mật, làm hoại tử các tế bào gan và dần hình thành các mô sẹo trên bề mặt gan, khiến cho gan bị chai cứng, không có khả năng tự phục hồi, gây ra các triệu chứng của bệnh xơ gan.

 
 
triệu chứng xơ gan
 
Xơ gan đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh
 
Xơ gan sẽ diễn ra rất nhanh, nếu không được phát hiện và phòng ngừa kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh. Nhận biết dấu hiệu xơ gan qua 2 giai đoạn chính sau:
 
Xơ gan còn bù (giai đoạn đầu): Giai đoạn còn bù gan đã có nhiều tổn thương nhưng chức năng gan vẫn duy trì hoạt động và các tế bào khỏe mạnh có thể “bù đắp” cho các tế bào gan đã bị tổn thương. Vì thế, xơ gan còn bù rất khó phát hiện, ít biểu hiện triệu chứng hoặc các triệu chứng rất mơ hồ khó chẩn đoán, xơ gan còn bù thường kéo dài trong nhiều năm liền.
 
Các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn và không rõ ràng khiến người bệnh rất dễ chủ quan:
  •  Ăn không ngon miệng, chán ăn
  •  Sụt cân nhanh
  •  Cơ thể mệt mỏi
  •  Lòng bàn tay son
  •  Đầy bụng, ăn không tiêu
  •  Ngứa ngáy thường xuyên, chủ yếu là ở chân tay và lưng
  •  Thỉnh thoảng có cảm giác đau tức hạ sườn phải nhẹ
  •  Có sao mạch ở cổ và ngực
  •  Nước tiểu có màu vàng đậm hơn
  •  Suy giảm ham muốn tình dục
Xơ gan còn bù nếu phát hiện sớm và tích cực điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ gan có thể phục hồi chức năng và cấu trúc gần như ban đầu. Xơ gan còn bù thường được chẩn đoán thông qua các kiểm tra, xét nghiệm máu theo yêu cầu của bác sĩ. Do đó, khi nghi ngờ mắc xơ gan nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
 
Xơ gan mất bù (giai đoạn nặng): Là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, thường được gọi là xơ gan cổ trướng hay bệnh xơ gan mất bù. Ở giai đoạn này gan bị tổn thương nghiêm trọng và lan tỏa trên diện tích rộng. Tế bào xơ gan chiếm tỉ lệ quá nhiều, những tế bào còn lại không còn khả năng bù trừ về mặt chức năng cho các tế bào bị tổn thương. Giai đoạn xơ gan mất bù cơ thể đã có những triệu chứng rõ ràng hơn với 2 Hội chứng suy tế bào gan và Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
 
5 triệu chứng xơ gan
 
Xơ gan cổ trướng là triệu chứng xơ gan mất bù thường gặp
  • Hội chứng suy tế bào gan

- Sức khỏe sa sút, ăn kém
- Hôn mê
- Hơi thở có mùi
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng
- Vàng da từ nhẹ đến nặng
- Ngón tay dùi trống, lòng bàn tay son
- Phù nề mắt cá chân
- Cổ chướng có thể có từ mức độ vừa đến to
- Giảm khả năng tình dục, vô sinh
- Mất lông vùng cơ quan sinh dục
- Gan to bất thường
  • Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

- Lách to: với các mức độ khác nhau
- Nôn ra máu
- Dễ mắc các bệnh về dạ dày
- Đi ngoài phân đen
- Giãn tĩnh mạch trực tràng (bệnh trĩ)
- Tuần hoàn bàng hệ với các tĩnh mạch ngoài nông màu xanh nổi lên và phát triển các nhánh dưới da bụng. 
- Có thể mắc các rối loạn về thần kinh và tâm thần như: run tay, chậm chạp, mất ngủ.
 
Ở giai đoạn mất bù này, do gan đã bị tổn hại nặng, không còn khả năng phục hồi nên dễ chuyển tiến thành ung thư gan. Khi đã chuyển sang ung thư gan người bệnh thường xuất hiện những cơn đau vùng bụng đột ngột và xuất huyết, nghiêm trọng hơn người bệnh có thể bị ngất, sốc và nguy cơ tử vong cao nếu không xử lý kịp thời.
 
Người mắc bệnh xơ gan mất bù có thể sống được bao lâu?
 
Theo các chuyên gia, khi xơ gan đã chuyển sang giai đoạn mất bù tức giai đoạn cuối thì người bệnh chỉ có thể sống được từ 1 đến 3 năm và trong số đó có khoảng 50% người mắc xơ gan chỉ sống sót trong vòng chưa đầy 1 năm. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của các biến chứng và phương pháp điều trị có thích ứng với cơ thể người bệnh không.
 

Phác đồ điều trị bệnh xơ gan

Điều trị xơ gan phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương của gan. Mục tiêu chính của điều trị là làm chậm sự tiến triển của mô sẹo trong gan và ngăn ngừa các biến chứng của xơ gan. Điều trị xơ gan phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương gan của bạn. Tùy từng giai đoạn xơ gan mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị chuyên biệt:
  • Điều trị xơ gan còn bù

Hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn này không cần điều trị chuyên biệt, chỉ cần sử dụng thuốc hỗ trợ, đặc biệt có chế độ dinh dưỡng và cần loại trừ các nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cần tránh rượu bia và đảm bảo chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học thì phần gan mới bị tổn thương sẽ có thể hồi phục.
 
Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để hỗ trợ phục hồi chức năng gan bao gồm thuốc lợi tiểu, dùng lactulose để không bị táo bón nhằm phòng ngừa biến chứng não trên bệnh nhân xơ gan. Ngừa xuất huyết tiêu hóa với propranolol... Thuốc chống xơ hóa thường dùng là Colchicine. Thuốc nhóm Corticoid dùng trong viêm gan tự miễn.
  • Điều trị xơ gan mất bù

- Điều trị theo nguyên nhân

Điều trị bệnh xơ gan theo nguyên nhân cũng có thể hiệu quả trong bệnh xơ gan mất bù, tuy nhiên hiệu quả mang lại không cao và tùy vào giai đoạn điều trị.
 
Việc ức chế sự nhân lên của vi rút viêm gan B (HBV) có thể cải thiện điểm Child–Pugh (thang điểm đo mức độ viêm gan phổ biến) ở  49 - 76% bệnh nhân, nhưng việc giảm tỷ lệ tử vong không đạt được trong tất cả các trường hợp.
 
Ở bệnh nhân xơ gan mất bù do rượu người bệnh nên cố gắng cai rượu, mặc dù hiệu quả điều trị khó đạt được nhưng điều này có thể làm chậm tiến triển bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, giống như những bệnh nhân xơ gan do vi rút, chỉ có khoảng 60% những người kiêng rượu có thể cải thiện bệnh.

- Hỗ trợ điều trị các biến chứng của xơ gan mất bù

Khi xơ gan mất bù sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định thực hiện một trong những phương pháp sau:
  • Biến chứng tăng áp tĩnh mạch cửa: Hai cách phổ biến để cải thiện lưu thông máu ở bệnh nhân xơ gan mất bù là thông cửa chủ trong gan qua tĩnh mạch cảnh trong (đặt TIPS) và dùng thuốc điều trị xơ gan ức chế thụ thể beta (beta-blocker) không chọn lọc (NSBB) giúp tăng hệ quả về lưu thông máu, tạo phản ứng giảm viêm, giảm áp lực tĩnh mạch cửa và là cơ sở cho điều trị dự phòng tiên phát và thứ phát của xuất huyết do giãn tĩnh mạch.
  • Biến chứng chuyển vị vi khuẩn: Có thể can thiệp dựa vào kháng sinh (Norfloxacin, Rifaximin…) hoặc không dựa vào kháng sinh (enoxaparin) nhằm ức chế hiện tượng dịch chuyển vi khuẩn, bảo tồn lưu lượng máu và cải thiện hàng rào ruột, ngăn chặn biến chứng xuất huyết đường ruột do xơ gan gây ra.
  • Biến chứng tác động mạng lưới sinh bệnh: bằng cách kích hoạt tế bào miễn dịch, giải phóng cytokine tiền viêm và tổn thương oxy hóa, trong đó statin và albumin là những tác nhân quan trọng đầu tiên cho các cơ chế hạ lưu cực kỳ phức tạp này.

- Điều trị dựa trên miễn dịch học và y học tái tạo

Một cách tiếp cận mới để điều trị xơ gan mất bù là kích hoạt tế bào gốc tủy xương hoặc ghép tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ tủy xương, vì những tế bào này có tác dụng điều hòa miễn dịch và tái tạo gan.

- Ghép gan

Đây là phương pháp có tỷ lệ thành công khá cao, tuy nhiên để tìm được nguồn gan tương thích thường không dễ dàng và chi phí khá cao.
 

Bảo vệ gan từ gốc, làm chậm tiến trình xơ gan

Tác nhân gây hại như virus viêm gan, rượu bia, nhiễm độc (thực phẩm, thuốc…) tấn công liên tiếp trong thời gian dài làm tế bào Kupffer hoạt động quá mức, khiến tăng sản sinh TGFβ, làm kích hoạt tế bào Stellate, tạo ra những sợi xơ. Các chất xơ tạo ra ngày càng nhiều gây tổn thương và làm chết tế bào gan, thay đổi hoàn toàn cấu trúc, hình thành mô sẹo, nốt bất thường, làm cho gan chai cứng dần, không có khả năng phục hồi, dẫn đến bệnh lý xơ gan.
 
Sau nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học tại Nhật Bản và Đức phát hiện, sử dụng tinh chất Wasabia và S. Marianumgiúp kiểm soát tế bào Kupffer không hoạt động quá mức, giảm các chất gây viêm TNF-α, TGF-β và Interleukin. Điều này góp phần làm chậm quá trình viêm và tổn thương gan, kìm hãm quá trình sản xuất các thành phần mô sợi nên tránh gan xơ hóa. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn kích hoạt chất Nrf2 - yếu tố bảo vệ cơ thể quan trọng, thúc đẩy quá trình khử độc trong gan, kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư.

Như vậy có thể thấy triệu chứng xơ gan ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, do đó để phòng ngừa xơ gan, cũng như phát hiện sớm bệnh, mọi người cần chủ động thăm khám sức khỏe thường xuyên, xây dựng lối sống khoa học và bổ sung các tinh chất quý từ thiên nhiên để kiểm soát tốt hoạt động của tế bào Kupffer

Hạnh Nguyên
 
 

 


Đàn ông bị viêm gan B cao gấp 6 lần so với phụ nữ
Đàn ông bị viêm gan B (viêm gan siêu vi B) cao gấp 6 lần so với phụ nữ, tốc độ hủy hoại gan cũng nhanh hơn, tỷ lệ chuyển sang xơ gan, ung thư gan cao hơn, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí online...
Chi tiết
HEWEL bảo vệ người thường xuyên bia rượu khỏi nguy cơ ung thư gan
Bằng nhiều nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học thế giới đã chỉ rõ: Tế bào Kupffer đóng vai trò trung tâm trong quá trình bệnh sinh của hầu hết các bệnh lý cấp hoặc mạn...
Chi tiết
5 nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan
Xơ gan là bệnh không thể phục hồi, tỉ lệ tử vong chỉ xếp sau ung thư gan trong các bệnh lý về gan. Vì vậy, sớm nhận biết nguyên nhân gây xơ gan sẽ giúp chúng ta có phương pháp hỗ...
Chi tiết
5 Triệu chứng cảnh báo xơ gan giai đoạn đầu
Triệu chứng xơ gan giai đoạn đầu thường khá mờ nhạt. Nhưng nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dễ bị xơ gan như thường xuyên uống bia rượu, gan nhiễm mỡ, viêm gan do virus (B, C…) hãy cảnh giác...
Chi tiết
Chỉ số AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT bao nhiêu là cao?
Không có giới hạn cao nhất cho các chỉ số men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT. Tùy vào từng loại bệnh, các chỉ số này sẽ tăng đến một mức độ nhất định. Nếu không hỗ trợ cải thiện kịp thời...
Chi tiết


hewel popup 2023