Biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan
Càng nguy hiểm hơn khi ung thư gan chính là biến chứng hàng đầu của bệnh xơ gan. Người ta thường xem xơ gan là “bản án chung thân” còn ung thư gan gần như là “bản án tử”. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa ý thức hết được những nguy hiểm khôn lường của bệnh xơ gan gây ra, tìm hiểu ngay các biến chứng xơ gan trước khi quá muộn.
7 Biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan
Xơ gan là quá trình tổn thương gan lan tỏa mạn tính không hồi phục, đặc trưng bởi sự xơ hóa và hoại tử tế bào gan, hình thành nên những nốt bất thường ở gan.
Theo TTND Lê Văn Điềm – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Cụ thể, dưới tác động của các tác nhân gây hại như virus viêm gan, thuốc lá, bia rượu, thực phẩm bẩn… trong thời gian dài, tế bào Kupffer trong gan sẽ hoạt động quá mức, sản sinh ra nhiều chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… (đây là những chất gây hoại tử gan trong các bệnh gan mãn tính cũng như là chất xúc tác làm tăng tình trạng chết tự nhiên của tế bào gan).
Trong đó, TGF-β là yếu tố kích hoạt tế bào hình sao sản sinh mô sợi. Các dải xơ ra tạo ra ngày càng nhiều gây tổn thương, làm hoại tử các tế bào gan và dần hình thành các mô sẹo trên bề mặt gan từ đó khiến cho gan bị chai cứng, không có khả năng tự phục hồi và gây bệnh xơ gan.
Dấu hiệu nhận biết xơ gan sớm
Xơ gan sẽ diễn ra rất nhanh nếu không được phát hiện và có giải pháp can thiệp kịp thời. Các biến chứng của xơ gan rất nguy hiểm có thể kể đến như:
1. Ung thư gan
Ung thư gan là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và là biến chứng của xơ gan thường gặp nhất, có đến 72% bệnh nhân tử vong sau 5 năm và tỷ lệ ung thư gan của Việt Nam đứng hàng cao nhất thế giới. Ung thư gan gồm hai loại: ung thư nguyên phát, có khối u xuất hiện tại gan và ung thư thứ phát, khối u xuất phát từ những cơ quan khác rồi di chuyển đến “thường trú” ở gan. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào gan là ung thư gan nguyên phát thường gặp nhất. Ung thư biểu mô tế bào gan trên nền xơ gan chiếm đến 80% trường hợp ung thư gan. Do vậy, người bị bệnh xơ gan có nguy cơ đưa đến biến chứng ung thư gan rất lớn.

80% trường hợp xơ gan chuyển thành ung thư gan
2. Xuất huyết tiêu hóa do giãn nỡ tĩnh mạch thực quản
Các chất xơ trong gan khiến cho dòng máu đi qua gan bị cản trở, dẫn đến tăng áp lực tại tĩnh mạch cửa và tại các hệ nối cửa – chủ. Ngoài ra, các tế bào hồng cầu bị tắc nghẽn này có thể chuyển hướng sang những mao mạch lân cận như mạch máu của thực quản và dạ dày.
Kết quả, các tĩnh mạch này giãn quá mức sẽ bị vỡ ra dẫn đến xuất huyết tiêu hóa với triệu chứng ói máu đỏ tươi với lượng nhiều và đi ngoài phân đen khiến người bệnh choáng váng, lao đao và thiếu máu cấp tính. Nếu không can thiệp kịp thời người bệnh có thể tử vong.
3. Phù chân, cổ trướng (báng bụng)
Tăng áp lực tại tĩnh mạch cửa và giảm đạm máu làm chất lỏng tích tụ gây ra phù ở chân (phù chân) và ở bụng (gọi là cổ trướng). Đôi khi, 2 biến chứng xơ gan bệnh học này xảy ra do chức năng tổng hợp protein trong máu ở gan suy giảm.
Báng bụng quá lâu khiến dịch tích tụ nhiều và dẫn đến nhiễm trùng báng bụng. Với các triệu chứng sốt, đau bụng dữ dội và đi ngoài phân đen. Cổ trướng là giai đoạn nặng của xơ gan. Người bệnh cần di chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu phát hiện các triệu chứng này.

Cổ trướng là giai đoạn nặng của bệnh xơ gan
4. Phì đại lách
Tăng áp tĩnh mạch cửa có thể kéo theo tình trạng sưng lá lách (hay còn gọi là phì đại lá lách) và xung nhiều huyết. Không những khiến chức năng suy giảm mà còn làm số lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm đáng kể.
5. Hôn mê gan, bệnh não gan
Xơ gan khiến các chất độc không được đào thải ra ngoài cơ thể, các độc tố độc hại tồn đọng ở ruột như khí amoniac (NH3)…, thông thường gan sẽ chuyển hóa amoniac. Tuy nhiên người mắc xơ gan, nồng độ amoniac trong máu cao do gan không làm việc hiệu quá dẫn đến amoniac tồn lưu trong máu và theo máu lên não, tích tụ gây ra bệnh hôn mê não, bệnh não gan với các triệu chứng rối loạn tri giác, người bệnh dễ bị lẫn lộn và không còn minh mẫn (hôn mê gan), dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Ngoài ra, biến chứng xơ gan là bệnh não gan khởi phát còn do một số yếu khác đóng vai trò như 1 chất xúc tác như xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng, mất nước, lạm dụng thuốc ngủ hay thuốc an thần…
6. Hội chứng gan thận
Có đến 14-25% tỷ lệ người mắc bệnh xơ gan biến chứng thành suy thận. Tình trạng này khởi phát do giãn mạch làm giảm thể tích máu động mạch dẫn đến hiện tượng co mạch thận và thường xảy ra ở bệnh nhân cổ trướng, khiến máu thoát ra ngoài ở khoang ổ bụng, khoang màng hoặc các cơ mô. Tỷ lệ tử vong rất cao vì máu chảy ồ ạt làm kiệt sức.
7. Nhiễm trùng
Chức năng gan suy giảm, gan không còn khả năng tạo kháng thể, thải độc chất độc ra khỏi cơ thể cũng là lúc hệ miễn dịch cơ thể bị ảnh hưởng, người bệnh phải đối mặt với các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như: nhiễm trùng dịch báng, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng phổi… đây cũng là một trong các biến chứng của bệnh xơ gan thường gặp.
Phòng ngừa biến chứng xơ gan bằng giải pháp khoa học
Xơ gan là bất phục hồi, quá trình hỗ trợ cải thiện khó khăn, vì thế chỉ có thể làm chậm quá trình xơ hóa, hỗ trợ phòng ngừa ung thư gan bằng cách can thiệp từ gốc cơ chế bệnh sinh sản sinh ra các mô sợi. Đó chính là kiểm soát tế bào Kupffer, làm chậm diễn tiến từ xơ gan còn bù sang xơ gan mất bù, tránh các biến chứng xơ gan thành ung thư gan từ xơ gan mất bù.
Những chất gây viêm do tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức sản sinh ra ngày càng nhiều do những yếu tố tác động từ môi trường, rượu bia và thực phẩm “bẩn” sẽ là những “sát thủ” có mức sát thương vô cùng lớn đối với tế bào gan, đưa tế bào gan vốn đang bị tổn thương do xơ hóa đến gần hơn với tình trạng ung thư gan.
Dưới góc độ nghiên cứu sinh học phân tử, ngoài tác dụng diệt khuẩn, đặc tính nổi bật của Wasabia được các nhà khoa học quan tâm chính là khả năng chống độc cho cơ thể, bảo vệ gan, thậm chí kháng ung thư (trong đó có ung thư gan) nhờ đặc tính vượt trội của Isothiocyanates. Hoạt chất Isothiocyanates có trong Wasabia giúp hoạt hóa yếu tố phiên mã Nrf2, từ đó làm gia tăng tổng hợp các phân tử Protein, thúc đẩy quá trình giải độc trong gan.
Đồng thời, Wasabia tăng cường khả năng kháng khuẩn và chống nhiễm độc từ bên ngoài, ức chế, làm giảm tích tụ các vi khuẩn, kim loại nặng. Điều này giúp đại thực bào Kupffer – nằm trong xoang gan không bị kích hoạt quá mức nên không phóng thích các chất gây viêm làm tổn hại tế bào gan.
Một thảo dược quý hiếm được người La Mã áp dụng từ hơn 2000 năm trước là S. Marianum được biết đến với khả năng kiểm soát tế bào Kupffer ở xoang gan. Qua đó làm chậm quá trình xơ gan, kích thích hình thành tế bào gan mới, phục hồi và thay thế tế bào gan bị hủy hoại.
Nghiên cứu dưới góc độ sinh học phân tử cho thấy, S. Marianum kết hợp cùng Wasabia Japonica giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, làm hạn chế hình thành các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, đặt biệt là IGF-β (gây xơ gan) … Nhờ vậy, bộ đôi tinh chất này giúp cải thiện tình trạng tổn thương tế bào gan, tăng cường giải độc gan, giảm viêm gan, phòng ngừa xơ hóa hiệu quả, ngoài ra còn giúp hạ men gan, gan nhiễm mỡ…
Nghiên cứu khoa học S.Marianum làm giảm tổn thương ở gan

S.Marianum làm giảm sản xuất TNF-α và Interleukin và TGF-β nên giúp cải thiện quá trình viêm, tổn thương gan, phòng ngừa xơ gan hiệu quả.

Việc sử dụng S. Marianum cải thiện đáng kể tình trạng viêm, xơ hóa gan. *Nguồn: Clinical Phytoscience International Journal of Phytomedicine and Phytotherapy 2015 doi: 10.1186/s40816-015-0006-z – Bệnh viện Đại học Regensburg, Regensburg, D-93053, Đức
Điều đáng nói, đối với bệnh nhân xơ gan, nên tuân thủ phác đồ hỗ trợ cải thiện của chuyên gia, theo dõi và tầm soát ung thư gan định kỳ 3 đến 6 tháng bằng cách làm siêu âm bụng, thử máu định lượng AFP để có thể chủ động hỗ trợ cải thiện kịp thời khi có dấu hiệu ung thư gan.
Ngoài ra, để phòng ngừa biến chứng bệnh xơ gan, người bệnh cần xây dựng lối sống sinh hoạt, ăn uống, làm việc khoa học bằng cách:
– Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhạt, hạn chế ăn mặn, ngọt; hạn chế thức ăn nhanh và nhiều dầu mỡ.
– Sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi điều độ: Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày), tránh thức khuya hay làm việc quá sức.
– Tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan là điều mà bệnh nhân và người thân rất quan tâm. Các thực đơn có sẵn của người khác (thường thấy ở trên mạng) chỉ mang tính tham khảo, không nên áp dụng theo vì mỗi người bệnh sẽ có bệnh tình khác nhau, từ đó chỉ định về dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau. Người bệnh gan cần được thăm khám trực tiếp để xác định chính xác tình trạng và mức độ của bệnh.
Tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và đưa ra các phác đồ phù hợp cho từng người bệnh. Hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới giúp bác sĩ có các cơ sở khoa học nhằm đưa ra các chỉ định chính xác hơn. Bên cạnh đó, quy trình khám, tư vấn và điều trị về dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cụ thể và chế biến món ăn góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý gan.
Nhìn chung, các biến chứng của bệnh xơ gan đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Không có cách nào để giúp gan phục hồi hoàn toàn, cách duy nhất để hỗ trợ cải thiện bệnh là làm chậm quá trình xơ hóa gan bằng cách tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, xây dựng dinh dưỡng khoa học và kiểm soát tế bào Kupffer bằng các tinh chất quý như Wasabia và S. Marianum để hạn chế quá trình phát tán chất gây viêm IGF-β và các chất gây viêm khác, từ đó cải thiện bệnh tốt hơn.