Ưu nhược của 7 phương pháp điều trị ung thư gan hiện nay
Hơn nữa, do không có triệu chứng ở giai đoạn “chớm bệnh” nên rất nhiều người phát hiện ung thu gan khi sức khỏe đã suy kiệt.
Vì vậy, mặc dù có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư gan, mỗi phương pháp đều có ưu nhược riêng nhưng việc lựa chọn phương pháp điều trị nào tùy thuộc vào mức độ lan rộng của tế bào ung thư, tình trạng sức khỏe, cũng như khả năng tiến triển của bệnh gan (có bị xơ gan hay không…).
1. Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan
Đây là một trong các phương pháp điều trị ung thư gan truyền thống. Phẫu thuật cắt gan giúp loại bỏ hoàn toàn khối u và các mô xung quanh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được ở những bệnh nhân có một hoặc hai u nhỏ (kích thước dưới 3cm) và chức năng gan còn tốt, không có xơ gan liên quan hoặc ung thư chưa di căn đến các cơ quan khác. Những bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ thành công, tỷ lệ sống sót lên đến 60% sau 5 năm.
Đây là phương pháp điều trị triệt căn quan trọng nhất trong số các phương pháp điều trị ung thư gan ở thời điểm hiện tại, được khuyến cáo là lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân gan còn “tốt”.
Mặc dù vậy, phẫu thuật có thể cắt bỏ một phần tế bào khỏe mạnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Phẫu thuật cũng không thể cắt bỏ được những ổ bệnh nhỏ. Nếu không được loại bỏ chúng sẽ tiến triển và di căn trở lại. Bệnh sẽ khó điều trị và nguy hiểm hơn rất nhiều.
Người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng: nhiễm trùng, chảy máu, rò mật, suy gan… Tuy nhiên các tai biến này ít gặp và đa phần có thể xử lý tốt mà không gây hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.

Bệnh nhân xơ gan thường ít khi được phẫu thuật điều trị ung thư gan
2. Ghép gan
Ghép gan là cách điều trị ung thư gan tốt nhất cho những bệnh nhân có khối u nhỏ hơn 5cm và có dấu hiệu của suy gan. Biện pháp này thay thế gan bệnh bằng gan lành từ người cho còn sống hoặc người cho bị chết não. Ghép gan cũng có thể gặp các biến chứng giống như phẫu thuật. Ngoài ra, ghép gan còn có thể gặp một số biến chứng khác liên quan đến thải ghép, nhiễm trùng do dùng thuốc điều trị ung thư gan ức chế miễn dịch sau ghép, đái tháo đường, tăng huyết áp, cholesterol máu cao, suy thận…
Chi phí điều trị ung thư bằng cách ghép gan khá cao khoảng từ 1-2 tỷ đồng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bệnh viện cũng có tạng phù hợp và kịp thời cho bệnh nhân cần ghép gan.
3. Phá hủy u tại chỗ
Với những người bệnh không thể phẫu thuật do sức khỏe gan và cơ thể không tốt. Đây là phương pháp điều trị ung thư gan hiện đại giúp phá hủy mô ung thư mà không cần đụng đến dao kép. Cơ chế chung là dùng nhiệt hoặc các chất gây chết tế bào ung thư: Đốt u bằng sóng cao tần (RFA), vi sóng (MWA); áp lạnh (Cryotherapy) hoặc tiêm cồn tuyệt đối qua da (PEI). Phương pháp này thường chỉ định cho các khối u nhỏ (dưới 3cm). Được thực hiện dưới hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là siêu âm.

Điều trị ung thư gan bằng vi sóng (MWA)
4. Nút hóa chất động mạch gan (TACE)
Mấu chốt của biện pháp này là chặn nguồn cấp máu cho khối u ở gan. Dụng cụ sẽ được luồn vào đến nhánh động mạch gan cấp máu cho khối u kế tiếp, bơm vật liệu nút mạch kèm hóa chất gây tắc mạch máu đó. Kết quả là khối u sau đó sẽ bị thiếu máu và hoại tử dần. Đây không phải phương pháp điều trị ung thư gan triệt căn nhưng là phương pháp quan trọng, được chỉ định khi u gan to và có nhiều ổ không còn khả năng phẫu thuật. Nút hóa chất động mạch gan cũng có thể được chỉ định như là bước đệm trước khi tiến hành cắt gan.
Thủ thuật này cũng tương tự như bơm hóa chất động mạch gan, nhưng trong phương pháp nút hóa chất động mạch gan có bổ sung những hạt gel nhỏ với tác dụng là làm tắc mạch sau khi bơm hóa chất. Ưu điểm của phương pháp điều trị ung thư gan dạng này là tập hóa chất nồng độ cao và không bị mang đi bởi máu. Bằng cách dựa trên chặn lưu lượng máu đến khối u, TACE cũng gây ra một số thiệt hại cho bệnh nhân, đặc biệt là vùng tế bào gan xung quanh. Người bệnh có thể có đau, sốt, nhiễm trùng, tích tụ chất lỏng.
5. Xạ trị
Xạ trị là cách điều trị ung thư gan sử dụng máy móc chiếu chứa tia bức xạ năng lượng cao vào cơ thể để triệt tiêu tế bào ung thư, thu nhỏ khối u. Các tia bức xạ bao gồm tia X, tia proton, hạt vi cầu phóng xạ Yttrium – 90… tuy nhiên hiệu quả cần thêm thời gian đánh giá.
Xạ trị được chỉ định điều trị cho khi khối u rắn, khu trú (không dùng cho bệnh nhân ung thư máu), giúp điều trị tập trung, ít gây ảnh hưởng đến những tế bào khỏe mạnh khác.
Tuy nhiên, điều trị ung thư gan bằng xạ trị cũng còn một số điểm hạn chế nhất định. Phương pháp này không áp dụng được khi tế bào ung thư đã lan ra toàn thân. Đồng thời, cũng gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể khá nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của bệnh nhân như tổn thương một số tế bào lành khỏe mạnh, chảy máu, lở loét, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tại cơ quan bị chiếu xạ. Xuất hiện một số biến chứng tại ruột, thực quản gây teo hẹp, khó nuốt, khó tiểu tiện, thay đổi giọng nói…
6. Hóa trị
Là sử dụng hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị điều trị ung thư gan có thể dùng đường uống, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, hoặc bơm chọn lọc vào nhánh động mạch gan cấp máu cho khối u khi làm tắc mạch. Phương pháp điều trị ung thư gan này thường được phối hợp với phương pháp phẫu thuật, xạ trị để diệt những tế bào ung thư còn xót lại. Từ đó nâng cao được hiệu quả điều trị ung thư.
Hiệu quả của hóa trị cũng như xạ trị hiện còn những hạn chế nhất định. Điển hình là phương pháp này làm tổn thương đến những tế bào khỏe mạnh có cùng cơ chế phát triển nhanh như tế bào ung thư như: niêm mạc ruột, nang lông, nang tóc, tế bào sinh dục… Từ đó gây ra nhiều biến chứng ngắn hạn và dài hạn ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Làm tăng nguy cơ bị một số bệnh khác như suy tủy xương cơ thế gây gãy xương, giảm sản sinh tế bào gốc – nơi sinh ra các tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể, thiếu máu gây đau nhức cơ thể…

hóa trị
7. Điều trị nhắm trúng đích
Thường được chỉ định khi các phương pháp điều trị kể trên không còn chỉ định. Có nhiều loại thuốc điều trị đích ung thư gan hiện nay đã được sử dụng hoặc đang nghiên cứu phát triển, trong đó sorafenib (nexavar) đang được sử dụng rộng rãi.