6 triệu chứng viêm da dị ứng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Viêm da dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng (tiếng Anh là Atopic dermatitis) hay còn gọi là chàm cơ địa, chàm thể tạng. Đây là bệnh lý da liễu mà trên da xuất hiện những nốt viêm đỏ có thể bong tróc, sưng tấy và gây ngứa, đau rát. Bệnh có thể xuất hiện rồi kết thúc sau một khoảng thời gian hoặc kéo dài trong vài năm, thậm chí đến suốt đời.
Vị trí tổn thương thường gặp là vùng da mặt, bàn tay, bàn chân, phía sau đầu gối, mắt cá nhân,… Viêm da dị ứng ngoài gây khó chịu cho người bệnh còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Ai thường dễ bị mắc viêm da dị ứng?
Viêm da dị ứng thường diễn ra ở trẻ em, nhất là trẻ bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, với tỷ lệ từ 10 – 20%, trong khi tỷ lệ này ở người lớn chỉ 2 – 5%.
Người trưởng thành có ba mẹ hoặc người thân trong gia đình bị viêm da dị ứng, người có làn da khô, da nhạy cảm cũng là đối tượng có nguy cơ cao.
Ngoài ra, người thường tiếp xúc với môi trường ô nhiễm có nhiều chất độc hại như khói bụi, hóa chất công nghiệp cũng có nguy cơ cao bị viêm da dị ứng. Các thời điểm thay đổi thời tiết thất thường trong năm, giao mùa cũng dễ gây ra tình trạng da bị dị ứng làm xuất hiện những triệu chứng lạ.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm da dị ứng
Phân loại các trường hợp viêm da dị ứng
Dựa vào đặc điểm bệnh lý, viêm da dị ứng được chia thành nhiều loại khác nhau. Các loại bệnh này cũng có thể diễn ra đồng thời ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Việc phân loại viêm da dị ứng có thể được tiến hành như sau:
1. Dựa vào cấp độ bệnh lý
1.1 Viêm da dị ứng cấp tính
Bệnh diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, thường chỉ trong vài ngày đến vài tháng. Trong trường hợp này, trên da sẽ xuất hiện những mảng đỏ rát, đi kèm với những mụn nước, bọng nước có thể vỡ ra, chảy dịch và hình thành vảy trên da sau khi khô lại.
1.2 Viêm da dị ứng mạn tính
Viêm da dị ứng mạn tính chỉ tình trạng viêm da diễn ra và tái phát nhiều lần. Quá trình này có thể làm tổn thương da nghiêm trọng và việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn. Đa số các trường hợp viêm da dị ứng mãn tính diễn ra ở trẻ nhỏ và kéo dài đến khi trưởng thành.
2. Dựa vào đặc điểm bệnh lý
2.1 Viêm da dị ứng tiếp xúc
Viêm da dị ứng tiếp xúc (tiếng Anh là Contact dermatitis) là tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với một số loại chất có trong mỹ phẩm, nọc độc côn trùng, thực vật,… khiến da bị ngứa, khô, phồng rộp và kích ứng, chuyển thành màu đỏ, nâu sẫm, tím,…
Những phản ứng này có thể diễn ra chỉ trong vài giờ hoặc có thể suy giảm sau 1 – 4 tuần. Những bộ phận như tay và mặt thường là nơi có biểu hiện phổ biến nhất.
Tìm hiểu thêm về bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc tại đây:
2.2 Viêm da dị ứng thời tiết
Tình trạng diễn ra khi vào giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm, khiến hệ miễn dịch suy giảm và da dễ bị kích ứng. Người bệnh có thể có những biểu hiện viêm da kích ứng như ngứa ngáy, nổi các nốt ban đỏ, mụn nước, da khô ráp, đóng vảy,…
Bạn đã biết những điều này về viêm da dị ứng thời tiết:
Thời tiết lạnh có thể khiến da khô ráp, nứt nẻ và bong tróc
2.3 Viêm da dị ứng cơ địa
Viêm da dị ứng cơ địa, hay còn gọi là chàm thể tạng, là bệnh mạn tính thường xảy ra do các vấn đề về di truyền, dị ứng với những yếu tố trong môi trường,… Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhiễm các bệnh viêm da, hen suyễn, viêm mũi dị ứng do di truyền.
Tìm hiểu về viêm da dị ứng cơ địa để có biện pháp phòng tránh hiệu quả:
2.4 Viêm da dị ứng bội nhiễm
Đây là biến chứng xảy ra khi viêm da dị ứng không được điều trị đúng cách, khiến các vi khuẩn tấn công vào vùng viêm nhiễm trên da, gây tổn thương trên diện rộng và khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Viêm da dị ứng bội nhiễm có thể gây ra tình trạng hoại tử da, nhiễm trùng máu,… gây nguy hiểm cho người bệnh.
Phòng ngừa ngay nguy cơ viêm da dị ứng nhờ những thông tin này:
Triệu chứng viêm da dị ứng
Dưới đây là những dấu hiệu của viêm da dị ứng mà bạn nên chú ý để có thể kịp thời phát hiện và điều trị từ sớm:(1)
- Da xuất hiện các mẩn đỏ, gây ngứa hoặc đau rát, sưng tấy.
- Trên da có những nốt mụn nước nhỏ, mụn có thể phát triển hành mảng lớn, chảy dịch và tự khô lại, bong vảy.
- Da ửng đỏ từng mảng, có cảm giác ngứa và đau rát, có thể kèm với sưng tấy.
- Da dày, khô ráp và có thể đóng vảy, tróc vảy.
- Không chỉ gây các vấn đề trên da, viêm da dị ứng cũng có thể dẫn đến những biểu hiện như sốt cao, kiệt sức, nhức mỏi cơ thể, chán ăn,…
Nổi mẩn đỏ, xuất hiện những mảng da đỏ, sưng tấy là những dấu hiệu thường gặp của bệnh viêm da dị ứng
Các biểu hiện viêm da dị ứng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm tổn thương hàng rào bảo vệ của da. Cảm giác ngứa ngáy, đau rát còn ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh, khiến họ giảm tập trung, khó ngủ, dễ cáu gắt.
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
Nguyên nhân chính gây viêm dị ứng da được xác định là do di truyền, tiếp xúc với các chất độc hại, dị ứng với các yếu tố trong môi trường và các bệnh lý về gan.(2)
1. Di truyền
Trẻ có cha, mẹ hoặc cả hai mắc bệnh viêm da dị ứng thì khả năng cao cũng sẽ mắc phải tình trạng này. Viêm da dị ứng có thể dẫn đến biến thể về gen, ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ của da, khiến người bệnh nhạy cảm với các yếu tố độc hại hơn.
Nguyên nhân này có thể gây ra tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh, với mức độ nguy hiểm cao vì trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên viêm nhiễm ở da có thể tạo cơ hội cho sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn khác.
2. Suy giảm hệ miễn dịch
Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ bị tấn công bởi các chất độc hại từ môi trường bên ngoài và gây ra tình trạng viêm nhiễm trên da. Ngoài ra, khi mắc phải các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch, chẳng hạn như sung huyết, bệnh Parkinson hay HIV,… người bệnh cũng có thể gặp các biến chứng là kích ứng da.
3. Những bệnh lý về gan
Ngoài ra, khi tế bào gan bị tổn thương do các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan,… sẽ khiến chức năng lọc và đào thải các độc tố của gan suy yếu. Các chất độc bị tích tụ lâu ngày sẽ gây ra những dấu hiệu viêm da dị ứng.
Các biểu hiện trên da gây ra bởi các bệnh lý về gan thường là nổi mẩn đỏ li ti, ngứa ngáy và có thể phát triển thành mề đay, sẩn cục dày. Ngoài ra, trên da còn có thể xuất hiện mụn nước, nhọt, nặng hơn có thể mọc thành mảng lớn.
Quan tâm đến tình trạng của gan và đi khám ngay khi có những biểu hiện viêm da dị ứng là việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Bệnh lý về gan cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm da dị ứng
4. Cơ địa nhạy cảm
Bệnh viêm da dị ứng có liên quan đến rất nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Viêm da dị ứng, bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng là những bệnh về cơ địa phổ biến có mối quan hệ với nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu cha mẹ mắc các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì con cái khả năng sẽ gặp phải tình trạng viêm da dị ứng.
5. Tiếp xúc với các loại hóa chất, độc tố từ ô nhiễm môi trường
Các loại sản phẩm như xà phòng, dầu gội, sữa tắm,… có thể chứa các chất kích thích gây ra tình trạng dị ứng ở người bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các tình trạng dị ứng nếu tiếp xúc trực tiếp với các loại chất tẩy rửa hóa học.
Tiếp xúc với các loại hóa chất công nghiệp như kim loại nặng, dung môi,… trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm ở da. Ngoài ra, các vật phẩm trong lĩnh vực y tế cũng là nguyên nhân gây viêm da dị ứng nghiêm trọng. Khói thuốc lá, khói bụi, những chất ô nhiễm từ môi trường là những yếu tố mà bạn nên chú ý để tránh nhiễm trùng da.
6. Dị ứng với các chất trong thực phẩm, môi trường
Nhiều người có thể dị ứng với các loại thực phẩm như sữa bò, trứng, đậu phộng, đậu nành hoặc lúa mì, hải sản… gây ra tình trạng dị ứng, nổi những nốt đỏ trên da. Dị ứng thực phẩm có thể làm nổi mề đay cấp tính, kèm sưng mặt và lưỡi. Trong một số trường hợp nguy cấp có thể dẫn đến sốc phản vệ, gây tử vong.
Bên cạnh đó, dị ứng với phấn hoa, sợi len, vải tổng hợp, lông động vật, nấm mốc,… cũng là những nguyên nhân có thể gây dị ứng dẫn đến viêm da gây ngứa, đau rát, nổi mẩn đỏ. Một số biểu hiện để nhận biết sớm nguy cơ dị ứng là tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, buồn nôn.
Sữa bò, trứng, đậu phộng, lúa mì là những loại thực phẩm có thể gây dị ứng
7. Sự thay đổi thời tiết
Nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân bị viêm da dị ứng. Độ ẩm, nhiệt độ không khí, ánh nắng mặt trời,… chính là những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tình trạng của da.
Nhiệt độ thay đổi thất thường có thể khiến cơ thể không kịp thích nghi, làm rối loạn hoạt động của trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não bộ, dẫn đến những phản ứng của cơ thể. Vào mùa nóng, da có thể bị ửng đỏ, xuất hiện những mụn nước nhỏ, bị phồng rộp. Còn khi thời tiết khô thì da có thể khô ráp, đóng vảy và tróc vảy.
8. Stress
Căng thẳng, áp lực có thể làm tăng nồng độ IgE trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da dị ứng ở tay. Người lớn và trẻ em cũng có khả năng bị viêm da bội nhiễm thứ phát do căng thẳng về thể chất và tinh thần. Ngược lại, bệnh lý này cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, áp lực.
Cách chữa viêm da dị ứng
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của viêm da dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp. Một số hình thức điều trị phổ biến là:(3)
- Cấp ẩm: bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc bôi cấp ẩm cho da để tránh tình trạng khô ráp.
- Chất ức chế calcineurin: sử dụng các loại thuốc bôi dạng kem, gel, mỡ có khả năng ngăn chặn các chất gây viêm, giảm triệu chứng ngứa, nóng rát. Các loại sản phẩm chứa các chất này chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi.
- Thuốc chứa Steroid: các loại thuốc bôi chứa Steroid có tác dụng trong việc cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng, thường được sử dụng khi bệnh ở giai đoạn cấp tính. Khi tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Steroid dạng uống.
- Thuốc kháng Histamin: người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng ức chế Histamin – những hợp chất có sẵn trong cơ thể gây ra những dấu hiệu viêm da dị ứng.
Việc sử dụng thuốc điều trị viêm da dị ứng phải tuân thủ hoàn toàn theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà vì có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe.
Tìm hiểu thêm về những phương pháp điều trị bệnh viêm da dị ứng hiệu quả.
Cách phòng ngừa viêm da dị ứng
Các phương pháp điều trị bệnh viêm da dị ứng chỉ có tác dụng đẩy lùi triệu chứng tạm thời và giảm khả năng tái phát của bệnh. Do đó, phòng ngừa từ sớm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng mà bạn có thể tham khảo:
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế loại thực phẩm chứa nhiều chất độc hại không tốt cho sức khỏe, thực phẩm ôi thiu,… để hạn chế nguy cơ dị ứng và nhiễm trùng.
- Uống nhiều nước để cấp ẩm cho da và hỗ trợ quá trình thải độc của cơ thể.
- Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để hỗ trợ quá trình thải độc và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Sử dụng trang phục bảo hộ lao động đúng chuẩn, che chắn làn da cẩn thận khi tiếp xúc và làm việc trong môi trường nhiều chất độc hại.
Che chắn cẩn thận khi thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại
- Cập nhật tình hình thời tiết để có những biện pháp cấp ẩm, bảo vệ da trước những sự thay đổi khí hậu, thời tiết bất thường.
- Sử dụng các loại mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh thân thể có nguồn gốc rõ ràng và không chứa các chất gây kích ứng da.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và đến gặp ngay bác sĩ nếu có những biểu hiện lạ trên da.
Những biện pháp phòng ngừa viêm da dị ứng hiệu quả mà bạn nên tham khảo ngay:
Bên cạnh việc chăm sóc cho làn da và tránh những yếu tố độc hại gây dị ứng, bạn cũng nên quan tâm đến sức khỏe của gan, bởi những bệnh lý về gan cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm da dị ứng.
Để bảo vệ gan, một trong những phương pháp hiệu quả nhất chính là điều hòa hoạt động của tế bào Kupffer (đại thực bào thường trú ở xoang gan có nhiệm vụ thực hiện các phản ứng miễn dịch). Khi bị tấn công bởi bia rượu, virus hay các chất gây hại, các tế bào Kupffer có thể hoạt động quá mức và phóng thích các chất gây viêm như Leukotriene, Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, dẫn tới các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay ung thư gan.
Để tìm ra giải pháp cho vấn đề này, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu dưới góc độ sinh học phân tử và phát hiện tinh chất thiên nhiên S. Marianum và Wasabia có tác dụng kiểm soát hoạt động của tế bào Kupffer ở gan, hạn chế những yếu tố gây hại đến gan.
Sự kết hợp của S. Marianum và Wasabia trong sản phẩm Hewel – viên uống bổ gan đến từ Mỹ – có tác dụng trong việc hỗ trợ giảm mẩn ngứa, giải độc gan, hạ men gan, làm chậm quá trình xơ hóa, kích thích hình thành tế bào gan mới để giúp hạn chế sự phát triển của các bệnh lý về gan. Sử dụng 2 viên Hewel mỗi ngày sẽ giúp giảm mẩn ngứa mụn nhọt và bảo vệ gan từ bên trong.
Hewel với công dụng hỗ trợ giải độc gan sẽ giúp hạn chế một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da dị ứng
Chắc hẳn đến đây mọi người cũng đã hiểu hơn về bệnh viêm da dị ứng, mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày và tâm lý. Vì vậy, chủ động phòng ngừa viêm da dị ứng giúp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ nhiễm bệnh và hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc thăm khám ngay khi có những dấu hiệu lạ trên da, kiểm tra sức khỏe định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh cũng có ý nghĩa trong việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh.